Vững tin triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới
Đến thời điểm này, Chương trình GDPT mới đã tạo được những dấu ấn sau quá trình triển khai rộng khắp trên toàn quốc. Đội ngũ giáo viên đã thực sự bắt nhịp và sẵn sàng cho kế hoạch đổi mới ở năm học tiếp theo.
Ảnh minh hoạ. (nguồn: Internet)
Tự tin với thành quả bước đầu
Tại buổi Giao lưu trực tuyến “Chương trình giáo dục phổ thông mới: Thuận lợi cho thầy và trò” do Báo Giáo dục và Thời đại tổ chức ngày 2/4, các khách mời đã chia sẻ góc nhìn đa chiều về nhiều vấn đề liên quan đến việc triển khai Chương trình và sách giáo khoa mới tại nhà trường.
Nhìn chung, với sự sát sao chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT; chuẩn bị chủ động, chu đáo của ngành GD-ĐT địa phương; quan tâm chỉ đạo, quyết định đầu tư của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, kết quả ban đầu sau hơn 1 học kỳ triển khai Chương trình, sách giáo khoa mới ở lớp 1 là khả quan, tích cực.
Theo chia sẻ của bà Trịnh Thị Ánh Tuyết – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bắc Hà, TP Hà Tĩnh, kết thúc một học kỳ triển khai Chương trình GDPT mới ở lớp 1, giáo viên, học sinh Trường tiểu học Bắc Hà cũng như các trường tiểu học khác trên toàn tỉnh Hà Tĩnh nhanh chóng bắt nhịp chương trình.
Giáo viên sớm ổn định nề nếp học tập, phối hợp tốt với phụ huynh trong việc giáo dục con em. Khi lên lớp, giáo viên chủ động, linh hoạt để thực hiện dạy học phù hợp, tạo hứng thú học tập, không gây áp lực với học sinh.
“Điều tôi thấy được nhất ở Chương trình giáo dục phổ thông mới với lớp 1 là “Ba cái được: giáo viên dễ dạy, học sinh dễ học, phụ huynh dễ tiếp cận”. Thái độ của học sinh trong Chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 1: chủ động, tự tin, vui vẻ , hào hứng, hiệu quả giờ học cũng tăng lên. Trong quá trình học tập, vai trò của phụ huynh hết sức quan trọng, bố mẹ cùng đồng hành, tạo động lực cũng như có thể hướng dẫn cho các con” – Hiệu trưởng Trịnh Thị Ánh Tuyết cho hay.
Ảnh minh hoạ. (nguồn: Internet)
Video đang HOT
Chọn SGK lớp 2, lớp 6: Minh bạch, khách quan
Năm học 2021 – 2022, các địa phương đang tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để triển khai tốt nhất chương trình mới với lớp 2, lớp 6. Trong đó có triển khai lựa chọn SGK bảo đảm đúng quy định, công khai, minh bạch, thuận lợi cho dạy và học.
Bà Nguyễn Thanh Thủy – Phó Trưởng phòng GD&ĐT quận Nam Từ Liêm, Hà Nội chia sẻ: Căn cứ các Thông tư, hướng dẫn của cấp trên, Phòng GD&ĐT quận Nam Từ Liêm đã chỉ đạo các trường tiểu học, THCS trên địa bàn quận triển khai việc lựa chọn SGK theo đúng quy định. Thuận lợi chung: Với 3 bộ sách Bộ GD&ĐT phê duyệt tạo sự tập trung hơn cho các trường khi nghiên cứu và đề xuất lựa chọn.
Việc lựa chọn sách lớp 2 không có khó khăn gì do năm học trước các trường đã triển khai thực hiện rất tốt. Đối với cấp tiểu học có 9 môn học, sự lựa chọn khá tập trung. Đối với lớp 6, do năm đầu thực hiện việc lựa chọn sách và có nhiều môn học nên các trường triển khai lựa chọn qua nhiều bước, giáo viên phải nghiên cứu kĩ, cần nhiều thời gian hơn.
“Để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh lên lớp 6 tiếp cận Chương trình GDPT 2018, phòng GD&ĐT đã tổ chức tập huấn 100% cán bộ quản lý và giáo viên dạy lớp 5. Bên cạnh đó, còn tổ chức tập huấn cho giáo viên lớp 5 kỹ năng hướng dẫn học sinh có phương pháp học để có thể đáp ứng yêu cầu của lớp 6, như: kỹ năng nghe, ghi vở, tóm tắt ý chính; kỹ năng tự học, thuyết trình, làm việc nhóm,… Sau tập huấn, các trường nhanh chóng rà soát nội dung cần bổ sung, xây dựng kế hoạch bài dạy, sắp xếp thời gian để triển khai theo tiết học hoặc lồng ghép trong các tiết học khác”, bà Nguyễn Thanh Thủy chia sẻ.
Là người sẽ trực tiếp làm việc với sách giáo khoa mới lớp 6 vào năm học tới, Cô Nguyễn Thị Thúy Hồng – GV môn Vật lý, Trường THCS Nam Từ Liêm, Hà Nội chia sẻ: Tôi cho rằng, sách giáo khoa được đầu tư khoa học, chỉn chu về nội dung, tập trung viết những điều thiết thực, cô đọng, súc tích, nhẹ nhàng, giảm tải về nội dung kiến thức, bỏ bớt kiến thức hàn lâm, lạc hậu. Giá thành sách giáo khoa cần phù hợp với túi tiền của người dân.
Trước băn khoăn của phụ huynh về việc liệu học sinh có bị ảnh hưởng nếu năm học lớp 2 có quyết định thay đổi bộ sách khác so với lớp 1, Bà Nguyễn Thanh Thủy nói: Đây cũng là băn khoăn và tâm lý chung của nhiều bậc cha mẹ học sinh. Tuy nhiên, nếu năm nay có quyết định lựa chọn các bộ sách khác hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến việc học tập của học sinh vì tất cả các bộ sách đều dựa trên khung chương trình chung của Bộ GD&ĐT. Mục tiêu, yêu cầu kiến thức cần đạt hết lớp 1 về cơ bản các bộ sách là như nhau.
Triển khai Chương trình GDPT mới có mục tiêu là phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Chương trình cũng có thay đổi căn bản là dạy học theo chương trình chứ không phải theo SGK như trước đây. Vì vậy, trên cơ sở của chương trình, nhà trường, giáo viên sẽ linh hoạt sử dụng SGK vào dạy học đảm bảo mục tiêu này.
Nếu được truyền đi một thông điệp về Chương trình giáo dục phổ thông mới, tôi muốn gửi gắm tới tất cả giáo viên đang giảng dạy ở trường tiểu học: “Hãy là một giáo viên tiên phong trong đổi mới, khắc phục mọi khó khăn, chắn chắn bạn sẽ thành công”. – Cô Trịnh Thị Ánh Tuyết – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bắc Hà, TP Hà Tĩnh.
Không chỉ riêng giáo viên tiếp cận đổi mới chương trình
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cùng đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã tới kiểm tra tình hình dạy học lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CT GDPT) và chuẩn bị triển khai chương trình đối với lớp 2, lớp 6 tại Hà Nội.
Triển khai chương trình lớp 1 cơ bản thành công
Báo cáo tổng quan tình hình thực hiện CT GDPT 2018 của Hà Nội, bà Hoàng Thị Minh Hương, Phó Trưởng phòng Giáo dục phổ thông, Sở GD&ĐT Hà Nội đánh giá: đến thời điểm này, lớp 1 thực hiện chương trình GDPT 2018 cơ bản đã thành công; nhà trường, phụ huynh đồng lòng thực hiện.
Tại các cơ sở giáo dục cụ thể, cô giáo Nguyễn Điệp Anh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Diệu cho biết, triển khai CT GDPT 2018, nhà trường đã xây dựng kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, 100% giáo viên dạy lớp 1 năm học 2020-2021 được tham gia các khoá tập huấn về chương trình, sách giáo khoa mới. Đội ngũ đứng lớp dạy lớp học đầu tiên thực hiện chương trình mới là người có năng lực chuyên môn, trách nhiệm, tích cực đổi mới sáng tạo. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học... được nhà trường đã kịp thời bổ sung để đáp ứng yêu cầu của chương trình và đảm bảo thuận lợi cho dạy học 2 buổi/ngày...
Sau hơn 1 học kỳ triển khai CT GDPT 2018, Hiệu trưởng trường Tiểu học Hoàng Diệu nhận định, chất lượng dạy học lớp 1 đã có nhiều chuyển biến tích cực. Học sinh cơ bản đã đọc, viết, tính toán tốt; tự chủ, tự tin hơn trong giao tiếp và tích cực tham gia hoạt động giáo dục cùng thầy cô.
Để chuẩn bị cho việc thực hiện CT GDPT mới đối với lớp 2, nhà trường đã xây dựng kế hoạch cụ thể, lên danh sách giáo viên dạy lớp 2 năm học 2021-2022 và ưu tiên đội ngũ này tham gia các khoá bồi dưỡng các cấp về chương trình, sách giáo khoa mới. Hiện, nhà trường đã tổ chức cho tổ chuyên môn đọc, nghiên cứu 3 bộ sách giáo khoa lớp 2 thuộc danh mục được Bộ trưởng Bộ G&DĐT phê duyệt để tổng hợp đề xuất lên phòng GDĐT, phục vụ việc lựa chọn sách giáo khoa của địa phương.
Cô giáo Nguyễn Thị Vân Anh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Đồng báo cáo kết quả bước đầu thực hiện CT GDPT 2018 đối với lớp 1 của nhà trường.
Theo đó, dù giai đoạn đầu thầy và trò khá vất vả khi triển khai chương trình mới trong bối cảnh học sinh trước đó phải nghỉ học dài nên việc làm quen mặt chữ ở bậc mầm non bị hạn chế, vào lớp 1 lại không có tuần để làm quen nề nếp...
Tuy nhiên, với những ưu điểm của chương trình và sự nỗ lực của thầy cô, sự chỉ đạo - hỗ trợ kịp thời của các cấp quản lý, đến cuối học kì 1 kết quả học tập của học sinh khá tốt.
"Các em học rất nhanh, hơn hẳn học sinh lớp 1 các năm trước về khả năng hiểu biết, năng lực đọc viết, tư duy toán tốt, năng động, tự tin...", nữ Hiệu trưởng nói.
Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hà, Hiệu trưởng trường Tiểu học Thủ Lệ cho biết, đại bộ phận thầy cô đều rất phấn khởi trước kết quả học tập của học sinh sau một học kỳ triển khai CT GDPT mới. Phụ huynh học sinh cũng yên tâm với công tác dạy - học của nhà trường.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ ngồi dự giờ một tiết học lớp 1 tại Trường Tiểu học Hoàng Diệu, Hà Nội (Ảnh: Moet.gov.vn)
Tiếp tục triển khai thành công trong những năm học tới
Đối với việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 2, lớp 6, Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp với các đơn vị xuất bản đã tổ chức hội nghị giới thiệu sách đến 100% cán bộ, giáo viên dự kiến dạy các lớp học này. Bộ tiêu chí chọn sách giáo khoa vừa được UBND thành phố ban hành. Việc thành lập hội đồng lựa chọn sách và các nội dung khác trong quy trình đang được thành phố triển khai, đảm bảo chất lượng và tiến độ.
Đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội cũng cho biết, bên cạnh thuận lợi, thành phố cũng còn những khó khăn khi triển khai CT GDPT mới. Nổi cộm trong đó là vấn đề sĩ số học sinh/lớp còn cao khiến việc quan tâm đến phát triển năng lực cho từng em bị hạn chế. Việc thiếu giáo viên để đáp ứng yêu cầu dạy học bắt buộc 2 buổi/ngày, thiếu giáo viên môn đặc thù, cũng là một trong những khó khăn của thủ đô.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đánh giá cao những nỗ lực và hiệu quả bước đầu triển khai CT GDPT 2018 đối với lớp 1 và chuẩn bị cho lớp 2, lớp 6 của ngành Giáo dục Hà Nội, trong đó có quận Ba Đình. Công tác chuẩn bị đội ngũ giáo viên, bồi dưỡng, chăm lo, quản lý điều hành, đầu tư cơ sở vật chất... được từ UBND các cấp đến ngành Giáo dục đặc biệt quan tâm.
"Qua dự giờ các lớp học, Bộ thấy rằng tinh thần đổi mới đã đến với từng giáo viên, học sinh; thầy cô vì học trò nên việc triển khai đã có hiệu quả rõ rệt", Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nói.
Để triển khai hiệu quả tiếp CT GDPT 2018, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đề nghị, Hà Nội tiếp tục thực hiện tốt một số nội dung. Trong đó, chú trọng thống nhất đổi mới từ nhận thức đến hành động. Đội ngũ từ cán bộ quản lý, hiệu trưởng, giáo viên phải nắm chắc chương trình từ quan điểm, mục tiêu, nội dung, yêu cầu cần đạt, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Cả hệ thống chính trị, cán bộ quản lý cần cùng vào cuộc đồng bộ chứ không phải chỉ có giáo viên tiếp cận đổi mới chương trình.
"Xây dựng đội ngũ giáo viên là việc rất quan trọng khi triển khai các chương trình giáo dục nhà trường, chương trình, sách giáo khoa mới, bởi lẽ đây là những người sẽ trực tiếp quyết định chất lượng giáo dục như thế nào. Đội ngũ giáo viên cần đảm bảo được 3 yêu cầu về: số lượng, cơ cấu, chất lượng - trong đó quan trọng nhất là chất lượng", Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nói và đề nghị Hà Nội tăng cường tập huấn, bồi dưỡng để có đội ngũ thầy cô vững chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết trách nhiệm với nghề. Các nhà trường cần chuẩn bị tâm thể sẵn sàng đổi mới cho giáo viên, tạo động lực để thầy cô phát huy năng lực sáng tạo trong dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục.
Những khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương, như vấn đề thiếu giáo viên, sĩ số học sinh đồng... Bộ GD&ĐT đề nghị thành phố quan tâm tháo gỡ để việc thực hiện chương trình mới được thuận lợi, hiệu quả hơn nữa.
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, hiện nay Bộ đã ban hành công văn hướng dẫn việc dạy học bổ sung một số nội dung cho học sinh lớp 5 học chương trình hiện hành thuận lợi khi vào lớp 6 học chương trình mới.
Tới đây, Bộ tiếp tục hướng dẫn bổ sung kiến thức, năng lực cho học sinh lớp 9 để bước vào lớp 10 thực hiện CT GDPT 2018. Bộ GD&ĐT đề nghị các nhà trường nghiên cứu kỹ và triển khai hiệu quả cho học sinh. Đồng thời, việc thực hiện công văn 4612, công văn 5512, trong đó nhấn mạnh về xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường cần được tích cực đẩy mạnh để giáo viên, học sinh làm quen với dạy học phát triển năng lực, phẩm chất, ngay từ khi triển khai chương trình hiện hành.
Phụ huynh có con sắp vào lớp 1: Với chương trình cải cách hiện nay, không cho con học chữ trước giống như chưa biết bơi mà thả xuống nước? "Có nên cho con đi học trước lớp 1? Câu trả lời của tôi là có. Thử hỏi trong một lớp học ai cũng đã biết bơi, mình con bạn chưa biết thì có bơi kịp được không?". Ai cũng nói đừng cho con đi học trước 6 tuổi, hãy để trẻ có tuổi thơ đúng nghĩa. Thế nhưng, nhiều phụ huynh cho...