Vững tâm lý bước vào mùa thi
Đứng trước kỳ thi bao giờ cũng là áp lực đối với học sinh. Việc chuẩn bị một tâm thế và phong độ tốt để sẵn sàng bước vào kỳ thi là điều hết sức quan trọng.
Chuẩn bị tâm lý thật tốt sẽ giúp cho việc ôn tập và kết quả thi của thí sinh đạt hiệu quả cao – NỮ VƯƠNG
Chuyên gia tâm lý, thạc sĩ giáo dục Chế Dạ Thảo đã có những chia sẻ xung quanh vấn đề này.
Cần tập trung cho đúng hướng
Thưa chị, khi đối diện với kỳ thi, đặc biệt là những kỳ thi quan trọng thì tâm lý sẽ ảnh hưởng và quyết định như thế nào đến kết quả ôn tập và thi cử của học sinh?
Tâm lý đối với các thí sinh (TS) trong mùa thi là vô cùng quan trọng. Việc chuẩn bị tâm lý tốt sẽ giúp TS có phong độ học tập và kết quả làm bài hiệu quả cao.
Thường trong mùa thi, TS sẽ gặp phải các trường hợp như suy giảm trí nhớ, dẫn đến tiếp thu kiến thức và phân tích thông tin chậm, làm cho quá trình ôn thi trở nên kém hiệu quả. Các TS còn bị căng thẳng kéo dài tác động đến tinh thần và sức khỏe khi đi thi. Bên cạnh đó, một số TS có nền tảng kiến thức tốt, nhưng không vượt qua được căng thẳng dẫn đến việc không giữ được phong độ làm bài ổn định trong các môn thi. Và nhiều TS còn gặp phải hội chứng rối loạn lo âu.
Năm nay không chỉ đơn thuần là áp lực thi cử như mọi năm, mà tình hình dịch bệnh thời gian qua cũng ảnh hưởng đến tâm lý của các TS. Chị có lời khuyên gì để giúp TS giảm bớt những lo lắng ở thời điểm hiện tại?
Dịch bệnh kéo dài đã ảnh hưởng đến kế hoạch học tập cũng như tinh thần của học sinh. Nhất là học sinh cuối cấp sẽ cảm thấy bị động khi có quá nhiều thay đổi trong thời gian ngắn, cùng với việc nghỉ dịch quá lâu làm cho các em bị gián đoạn về mặt tiếp nhận kiến thức cho nên càng áp lực khi sắp đối diện với kỳ thi.
Tuy nhiên, đó là tình hình chung của TS trên cả nước, vì thế TS không nên tạo áp lực vô hình cho chính mình. Việc của TS là cần phải chuẩn bị tốt nền tảng sức khỏe, bởi vì trong bất kỳ hoàn cảnh nào, các bạn có sức khỏe tốt sẽ giúp cải thiện được tinh thần làm tốt bài thi.
Video đang HOT
TS cần phải có kế hoạch ôn luyện một cách hiệu quả. Thời gian không còn nhiều nên chúng ta cần tập trung sao cho đúng hướng, đúng mục đích để làm sao đảm bảo được khoảng thời gian ngắn còn lại thật sự hiệu quả.
Cũng nên chuẩn bị cho sự… thất bại
Thường khi sắp bước vào kỳ thi, học sinh thường nói không với mạng xã hội và các cuộc vui chơi, giải trí. Theo chị, đó có phải là giải pháp tốt không?
Trước hết, chúng ta cần đặt ra câu hỏi là những hoạt động đó có ý nghĩa như thế nào với bạn, nó tiêu cực hay tích cực nhiều hơn. Nếu như bạn cảm thấy những hoạt động đó làm mất thời gian và ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần thì nên hạn chế. Còn ngược lại nếu những điều đó làm bạn cảm thấy thoải mái hơn, tinh thần vui vẻ và minh mẫn hơn thì nên duy trì.
Có thể những hoạt động dù mang lại giá trị hữu ích, tuy nhiên nó không phải là lựa chọn ưu tiên cho bạn trong thời gian này, mà điều cần thiết nhất vẫn là cân chỉnh thời gian làm sao để đảm bảo việc học tập.
Vậy ngay từ thời điểm này, các TS cần làm gì để giữ vững được tâm lý, sẵn sàng bước vào mùa thi quan trọng, thưa chị?
TS nên cố gắng giữ cho mình một nền tảng sức khỏe tốt để có thể ứng phó với những căng thẳng. Cần có một chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ chất, không ăn quá no trong một bữa và đặc biệt là hạn chế những thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Giấc ngủ sâu cũng rất quan trọng, nó có ý nghĩa trong việc tái tạo lại năng lượng, giúp các hoạt động thể lực và trí não được đảm bảo trong thời gian dài. Vì thế, cần phải ngủ đúng giấc, đúng giờ và phải ngủ sâu. Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trước giờ ngủ để không bị ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bên cạnh đó, nên duy trì cho mình một môn thể thao lành mạnh.
Mỗi TS nên biết lựa chọn cho mình một phương pháp học tập phù hợp, có những bạn sẽ phù hợp với việc tự học, có những bạn lại phù hợp với học nhóm và cũng có một số bạn cần người hướng dẫn nên tìm đến các lớp học thêm, phụ đạo… Dù học kiểu gì thì cũng hạn chế học tủ. TS nên dành thời gian nhiều cho việc giải đề thi vì như thế sẽ luyện cho bạn được khả năng phản xạ và giảm bớt đi những căng thẳng, lạ lẫm khi vào phòng thi.
Một điều cũng hết sức quan trọng là hãy chuẩn bị cho mình sự… thất bại. Tức là chúng ta luôn có những phương án dự phòng, nếu như bạn không đạt được mục tiêu thì sẽ chọn phương án nào để có thể tiếp tục bước đến những lựa chọn phù hợp cho tương lai. Khi chúng ta chuẩn bị cho sự thất bại, chuẩn bị cho tất cả những phương án có thể xảy ra thì sẽ tự tin hơn khi đối diện với những khó khăn và áp lực sắp tới.
Áp lực cuộc đua vào lớp 6: Cho con luyện thi bằng mọi giá
Từ khi Bộ GĐĐT cho phép các cơ sở giáo dục được tổ chức thi đánh giá năng lực trong kỳ tuyển sinh lớp 6, cuộc đua của các gia đình bắt đầu căng thẳng.
Để đầu tư cho con thi vào các trường THCS có tiếng, phụ huynh không tiếc tiền bạc, công sức để tìm thầy, tìm trung tâm nổi tiếng cho con ôn luyện.
Phụ huynh và học sinh xem kết quả thi lớp 6 tại một trường THCS ở quận Cầu Giấy (Hà Nội). Ảnh: Hải Nguyễn
Quay cuồng ôn thi
17h hằng ngày, tạm gác tất cả công việc, anh Nguyễn Quang Hòa (quận Cầu Giấy, Hà Nội) lại vội vã từ chỗ làm về trường để đón con. Cho con ăn tạm chiếc bánh bao, hoặc bánh mì, hộp sữa rồi 2 bố con lại tất tả lên đường đến trung tâm luyện thi. Suốt 2 tháng qua, con gái anh chưa khi nào đi học về trước 9h tối.
Đồng hành cùng con trong suốt quãng thời gian ôn thi lên lớp 6, anh Hòa cho biết, không chỉ con mà cả bố mẹ cũng chịu rất nhiều áp lực. Năm nay gia đình anh cho con thi vào Trường THCS Ngoại ngữ (Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội) - một trong những trường có "tỉ lệ chọi" cao nhất nhì thủ đô. Hàng nghìn hồ sơ đăng ký nhưng chỉ tuyển 100 em.
Mong muốn con đỗ được vào trường, nên anh đã cấp tốc cho con ôn luyện 3 môn Toán, Tiếng Việt và Ngoại Ngữ từ rất sớm.
Điển hình như môn Toán, tôi tìm được một thầy giáo có tiếng ở khu vực Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hôm đầu tiên đến lớp luyện thi, cháu phải làm bài kiểm tra đánh giá năng lực để phân chia lớp theo các cấp độ A, B, C, D. Những học sinh có năng lực tốt nhất sẽ được xếp vào lớp A.
Trong quá trình học, thầy sẽ luôn kiểm tra. Những học sinh lớp khác tiến bộ sẽ được vào lớp A và những học sinh lớp A sẽ phải học rất nỗ lực để trụ lại lớp hoặc nếu thụt lùi sẽ bị chuyển xuống lớp dưới.
Bình thường mỗi tuần con sẽ được học 2 buổi với mức học phí 200.000 đồng/buổi. Nhưng hiện tại gần đến ngày thi, phải luyện thêm đề nên số buổi học sẽ tăng thêm theo sự điều chỉnh của thầy", anh Hòa thông tin.
"Chạy đua" về thời gian và kinh tế
2 năm qua, Bộ GĐĐT cho phép các cơ sở giáo dục có số học sinh đăng ký vào học lớp 6 nhiều hơn so với chỉ tiêu, được phép tổ chức thi đánh giá năng lực trong kỳ tuyển sinh lớp 6. Nếu trước đây, các trường THCS chỉ được phép xét tuyển đã xảy ra nhiều bất cập như việc "đua" luyện giải thưởng phụ để được ưu tiên. Còn bây giờ, để chuẩn bị cho các kỳ thi, khó tránh việc vì tâm lý lo lắng, áp lực mà cha mẹ "chạy đua" cho con đến lò luyện.
Tại Hà Nội, tuyển sinh lớp 6 "nóng" ở các Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, THCS Ngoại ngữ (Trường ĐH Ngoại ngữ), THCS Cầu Giấy, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Đoàn Thị Điểm... Còn ở TPHCM, cuộc đua vào trường Trần Đại Nghĩa cũng rất căng thẳng, bởi đây là trường duy nhất được tổ chức thi tuyển vào lớp 6 và có tỉ lệ chọi rất cao (khoảng 1/10).
Đây không chỉ là cuộc chạy đua về năng lực mà còn là một cuộc chạy đua về kinh tế. Vì không phải cha mẹ nào cũng có thu nhập đủ để gánh khoản chi phí cho con đi học thêm.
Theo chia sẻ của các phụ huynh trên, mức học phí cho con luyện thi ở trung tâm dao động từ 200.000 - 300.000 đồng/buổi. Như vậy, mỗi một tháng ôn thi 3 môn Toán, Tiếng Việt và Ngoại ngữ, phụ huynh phải chi trả gần 5 triệu đồng. Đó là chưa kể học phí trên lớp, chi phí tài liệu ôn thi và các khoản phí khác. Đối với những gia đình cho con ôn luyện từ sớm, việc học thêm kéo dài trong nhiều tháng thì số tiền đã lên đến hàng chục triệu đồng.
Căng thẳng "đua" theo trường ngoài công lập
Cuộc đua vào lớp 6 không chỉ căng thẳng ở các trường công lập có tiếng, trường chất lượng cao, mà khối trường ngoài công lập cũng "nóng". Các Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành, Trường Lương Thế Vinh, Trường Marie Curie, Đoàn Thị Điểm, Ngôi Sao Hà Nội, Liên cấp Nguyễn Siêu... đều tổ chức thi đánh giá năng lực vào lớp 6.
Trong đó, Trường Ngôi Sao Hà Nội, Liên cấp Nguyễn Siêu đã tổ chức thi từ cuối tháng 5 và đầu tháng 6. Các trường còn lại dự kiến thi vào đầu tháng 7. Học sinh dự thi phải làm bài khảo sát năng lực các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh bằng hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận. Để tăng cơ hội cho con, phụ huynh thường nộp hồ sơ vào nhiều trường, cho con thi ở nhiều nơi, chấp nhận tốn kém thêm chi phí. Tuy nhiên, mới đây chị Đỗ Thị Lan (quận Cầu Giấy, Hà Nội) rơi vào tình thế tréo ngoe khi buộc phải lựa chọn.
"Con tôi thi đỗ vào Trường Ngôi Sao Hà Nội. Trường thông báo ngày 15.6 là hạn cuối nộp hồ sơ, cùng số tiền lên đến 16,5 triệu đồng, gồm rất nhiều khoản. Trong khi ngày 16.6, một số trường ngoài công lập khác mới công bố điểm thi, danh sách thí sinh đỗ, trong đó có trường con rất muốn vào học.
Đến 16h30 tôi vẫn băn khoăn đứng ở Trường Ngôi Sao Hà Nội không biết nên nộp hồ sơ, hay chờ đợi đến hôm sau. Rồi lo lắng các trường còn lại không đỗ sẽ lỡ cơ hội của con" - chị Lan nhớ lại và cho biết cuối cùng chị chọn cách nộp hồ sơ vào trường, rồi chấp nhận mất khoản phí đặt cọc để rút hồ sơ vì con cũng đỗ vào trường có nguyện vọng.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020: Rà soát kỹ, không chủ quan
Sáng 16.6, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã họp với Bộ GDĐT rà soát công tác chuẩn bị tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 có 2 điểm dư luận xã hội, cũng như Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm. Thứ nhất kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 tổ chức theo Luật Giáo dục năm 2019 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2020 đòi hỏi kỳ thi bớt tính "đánh đố" nhưng đảm bảo sự phân hoá và độ tin cậy cho các trường đại học tham khảo để tuyển sinh. Thứ hai là kỳ thi năm nay, phù hợp với lộ trình đổi mới thi, song song với tinh thần phòng, chống dịch bệnh, khâu tổ chức được giao cho địa phương. Khi giao cho địa phương thì tính trung thực, khách quan, công bằng phải được đảm bảo. Vì vậy, trên tinh thần thảo luận hôm nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ có một chỉ thị cụ thể, trên tinh thần, Bộ GDĐT, Bộ trưởng Bộ GDĐT chịu trách nhiệm chung về kỳ thi, trực tiếp chỉ đạo các khâu thuộc trách nhiệm của Bộ, trong đó đặc biệt lưu ý tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát.
Ở địa phương giao trách nhiệm cho UBND tỉnh, thành phố, trực tiếp là Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức kỳ thi trên địa bàn; thực hiện đúng, nghiêm các quy định, hướng dẫn của Bộ GDĐT. Q.T
"Thi lớp 10, con đừng làm ba mẹ mất mặt đấy nhé!" Từ hôm qua, tôi thật sự ám ảnh khuôn mặt rầu rĩ của một cô bé học trò lớp 9. Em bảo rằng dịp này em đang áp lực vô cùng với những kì thi. Ảnh minh họa Chẳng biết rồi đây em có đáp ứng được nguyện vọng của ba mẹ mình không nữa. Em thật sự lo lắng và mệt mỏi....