Vun đắp ước mơ cho trẻ khuyết tật

Theo dõi VGT trên

Trẻ khuyết tật là những trẻ bị khiếm khuyết về mặt cấu trúc cơ thể, là những trẻ bị suy giảm về chức năng của bản thân, bị hạn chế các khả năng hoạt động, khó khăn trong quá trình sinh hoạt, học tập, vui chơi và lao động.

Để các em không bị bỏ lại phía sau, những năm vừa qua, tỉnh Quảng Ninh đã có rất nhiều hoạt động thiết thực nhăm thúc đẩy va nâng cao chât lương giáo dục hòa nhập, thực hiện quyền và cơ hội của trẻ khuyết tật được chăm sóc, giáo dục thường xuyên, có chất lượng.

Vun đắp ước mơ cho trẻ khuyết tật - Hình 1

Nguyễn Đăng Khôi, học sinh lớp 4A3, Trường Tiểu học Trưng Vương (TP Uông Bí) bị khuyết tật vận động, trong giờ ăn trưa phải cần sự hỗ trợ của cô giáo.

Vượt lên số phận

Sinh ra không được may mắn lành lặn, khỏe mạnh như bao bạn bè khác, ngay từ nhỏ Nguyễn Đăng Khôi (học sinh lớp 4A3, Trường Tiểu học Trưng Vương, TP Uông Bí) đã bị khuyết tật vận động. Hai tay, hai chân của em thường xuyên run rẩy, khó đi lại, sinh hoạt. Mặc dù vậy, bằng ý chí và nghị lực của mình, Đăng Khôi đã vượt lên số phận, rất thích được đến trường, học tập, tiếp thu tốt, ngoan ngoãn, được thầy cô yêu thương, bạn bè quý mến.

Lần đầu gặp Khôi, cảm nhận của chúng tôi về em là rất hiền lành, ngoan ngoãn. Ẩn sau đôi mắt sáng là nghị lực và ý chí phi thường chiến thắng mọi khó khăn, bệnh tật. Ngồi trong lớp, Khôi rất nghiêm túc, chịu khó nghe cô giáo giảng bài. Bàn tay run rẩy, nhưng em vẫn cố gắng cầm bút, nắn nót từng chữ viết, dù không được đẹp như các bạn. Trò chuyện với chúng tôi, Khôi nói chậm, hơi khó nghe, nhưng đủ ý.

Đồng hành cùng Khôi trên lớp từ đầu năm học đến nay là cô giáo chủ nhiệm Vũ Thị Nga. Cô giáo Nga như người mẹ thứ hai của Khôi ở trường học, từ việc giúp Khôi ăn uống, đi lại, hay dìu Khôi đi vệ sinh, cô đều hỗ trợ mà không nề hà.

Cô giáo Nga chia sẻ: Em Khôi nhiều hơn các bạn cùng lớp 2 tuổi. Tưởng rằng đôi tay, đôi chân run rẩy, khó vận động thì khó có thể học tập, viết chữ và hòa nhập tại trường học, thế nhưng Khôi có nỗ lực phi thường, dù chịu thiệt thòi hơn các bạn, nhưng em rất chịu khó học tập, tiếp thu tốt. Thành tích học tập của Khôi đứng ở tốp đầu trong lớp.

Vun đắp ước mơ cho trẻ khuyết tật - Hình 2

Dù bị khuyết tật nhưng Nguyễn Đăng Khôi (bên trái), Trường Tiểu học Trưng Vương (TP Uông Bí) vẫn rất nỗ lực, đạt thành tích cao trong học tập, được bạn bè yêu mến.

Qua lời kể của cô giáo Vũ Thị Nga, Khôi bị khuyết tật từ nhỏ, bố mẹ của em đều là công nhân, hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng đi rất nhiều nơi, hết lòng chạy chữa cho Khôi. Từ năm lớp 1, ngày nào cũng vậy, dù mưa hay nắng, cha mẹ Khôi cũng đều cố gắng đưa em đến trường, để Khôi được hòa nhập và được học hành như những đứa trẻ bình thường khác.

Cô giáo Ngô Thị Huế, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trưng Vương, cho hay: Năm học này, trường có 12 học sinh gặp tình trạng khó khăn về nhận thức, hành vi và các yếu tố của học sinh phổ tự kỷ, nhưng thực tế toàn trường mới có 9 học sinh có giấy chứng nhận học sinh khuyết tật do UBND phường xác nhận. Một số phụ huynh chưa có hiểu biết đầy đủ, nên không muốn làm hồ sơ khuyết tật cho con, mặc dù giáo viên chủ nhiệm và bộ phận tư vấn nhà trường đã trao đổi và tư vấn.

Câu chuyện của Nguyễn Đăng Khôi, Trường Tiểu học Trưng Vương (TP Uông Bí), có lẽ sẽ truyền cảm hứng cho rất nhiều học sinh, trẻ khuyết tật trong tỉnh về nghị lực, sự cố gắng vươn lên trong cuộc sống, học tập.

Thực tế tại Quảng Ninh đang có rất nhiều tấm gương học sinh khuyết tật nghị lực, nỗ lực, với mong muốn trở thành con người có ích cho xã hội. Đồng thời, cũng có nhiều giáo viên với sự kiên trì, tình yêu thương, sự tận tụy đang từng ngày hỗ trợ tích cực, là chỗ dựa ở trường học cho các học sinh khuyết tật, tự kỷ của mình.

Vun đắp ước mơ cho trẻ khuyết tật - Hình 3

Phòng dành cho công tác hỗ trợ giáo dục hòa nhập tại Trường Tiểu học Bình Khê (TX Đông Triều). (Ảnh do nhà trường cung cấp)

Video đang HOT

Còn đó những khó khăn

Tại Quảng Ninh, tính đến hết năm học 2019-2020, số trường có trẻ em khuyết tật, tự kỷ học hòa nhập là 334/573 trường (chiếm 71,3%) tương ứng với 1.355 nhóm, lớp. Tỷ lệ trẻ khuyết tật, tự kỷ có khả năng học tập được tham gia học hòa nhập tại các cơ sở giáo dục là 1.502/1.513 học sinh, chiếm 99,2%.

Đặc biệt quan tâm đến nội dung này, ngày 14/8/2015, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2392/QĐ-UBND về đề án Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, trẻ tự kỷ trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 (gọi tắt là Đề án 2392).

Nhờ có đề án, công tác huy động học sinh khuyết tật, tự kỷ học hòa nhập được duy trì và nâng cao theo các cấp học. Nhiều học sinh khuyết tật ở mức độ nhẹ đã hoàn thành chuẩn kiến thức, kỹ năng một số môn học.

Kết thúc năm học 2019-2020, số trẻ khuyết tật, trẻ tự kỷ tham gia học hòa nhập cấp tiểu học hoàn thành chương trình học tập đạt 82,6%. Số trẻ khuyết tật, tự kỷ học hòa nhập cấp học THCS hoàn thành chương trình học tập đạt 94,7%.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hiện nay công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật vẫn còn tồn tại một số hạn chế, khó khăn, vướng mắc. Toàn tỉnh hiện có 40 phòng dành cho công tác hỗ trợ giáo dục hòa nhập (tăng 27 phòng so với năm 2015), tuy nhiên chưa đạt được chỉ tiêu của Đề án 2392 là 50% số cơ sở giáo dục tổ chức giáo dục hòa nhập có phòng hỗ trợ đặc biệt hoạt động tư vấn, trợ giúp công tác giáo dục hòa nhập. Hiện nay, tỷ lệ này mới đạt 11,9%.

Vun đắp ước mơ cho trẻ khuyết tật - Hình 4

Cô giáo Nguyễn Thị Vân Anh hướng dẫn 2 em Trịnh Quốc Trường, Phạm Thị Ngân Hà, khuyết tật vận động, Trường Tiểu học Nguyễn Bình (TX Đông Triều), hoàn thành bài tập. (Ảnh do nhà trường cung cấp)

Cùng với đó, theo ghi nhận, học sinh khuyết tật hoặc tự kỷ ở mức độ nặng khi tham gia học hòa nhập còn gặp nhiều khó khăn, nhiều trẻ bị tật nặng, sức khỏe, tâm lý diễn biến phức tạp, giáo viên dạy hòa nhập không xử lý được do không có chuyên môn chuyên sâu, ảnh hưởng đến khả năng hoà nhập của trẻ. Có hiện tượng trẻ đã ra lớp, nhưng phải bỏ học giữa năm học, làm ảnh hưởng chung đến công tác tổ chức lớp học của các học sinh khác.

Mặt khác, nhiều trường, lớp có số học sinh vượt quá quy định về định biên sĩ số trên lớp, chưa thực hiện được việc giảm trừ sĩ số khi trong lớp có học sinh khuyết tật tham gia học hòa nhập, nên giáo viên bị áp lực khi giảng dạy những lớp có học sinh khuyết tật.

Cơ sở vật chất, thiết bị hỗ trợ công tác giáo dục hòa nhập nhìn chung tại các cơ sở giáo dục chưa được chú ý đầu tư, thiết kế riêng cho học sinh khuyết tật, chưa đáp ứng yêu cầu giảng dạy.

Với những trẻ khiếm thính, khiếm thị, do chưa đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, một số gia đình có điều kiện đã đưa trẻ đi các thành phố lớn có trung tâm hỗ trợ, hoặc các trường lớp chuyên biệt để hỗ trợ, hòa nhập.

Còn lại những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện đưa trẻ đi can thiệp, hỗ trợ, nên còn một tỷ lệ trẻ khuyết tật có khả năng học tập, nhưng chưa được hỗ trợ giáo dục hòa nhập.

Bà Nguyễn Thị Tâm, Phó trưởng Phòng Giáo dục phổ thông (Sở GD&ĐT), cho biết: Dù còn nhiều khó khăn, nhưng ngành vẫn sẽ đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật. Thời gian tới, Sở sẽ tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên sâu kỹ năng dạy hòa nhập học sinh khuyết tật theo từng dạng tật. Cùng với đó, triển khai hoạt động các phòng, góc hỗ trợ giáo dục hòa nhập tại nơi có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, giáo viên, nhân viên. Tăng cường kiểm tra, tư vấn, hỗ trợ các cơ sở giáo dục về kiến thức, kỹ năng dạy học hòa nhập học sinh khuyết tật…

Mong rằng, bằng nhiều giải pháp thiết thực, phù hợp với từng trường, từng cấp học, công tác giáo dục cho trẻ khuyết tật sẽ được tỉnh, ngành Giáo dục quan tâm hơn nữa trong những năm tới. Để từ đó, giáo viên bớt áp lực và học sinh khuyết tật thêm tự tin, vươn lên trong học tập như các bạn cùng trang lứa.

Lớp học không giáo án và hành trình chinh phục 'thế giới bóng tối'

Cô giáo Nguyễn Thị Hoài (trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội) giúp nhiều trẻ khiếm thị dạng đa tật hoà nhập với cuộc sống bình thường.

Khác với những lớp học bình thường, lớp học can thiệp kỹ năng dành cho học sinh khiếm thị đa tật do cô giáo Nguyễn Thị Hoài (sinh năm 1984) chủ nhiệm không bảng đen, không phấn trắng, không bút, không thước kẻ. Thay vào đó chỉ là những đồ vật hình tròn, hình vuông, hình tam giác đủ kiểu. Lớp học ấy được giáo viên trong trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) đặt cho cái tên thân thương "Lớp học hy vọng".

Lớp học không giáo án và hành trình chinh phục thế giới bóng tối - Hình 1

Cô Nguyễn Thị Hoài ân cần chỉ bảo học sinh nhận biết đồ vật.

Lớp học không giáo án

Đều đặn mỗi ngày, cô Hoài vượt hơn 15km từ nhà đến trường từ sớm để chuẩn bị đồ chơi, lau dọn lớp học sạch sẽ trước khi đón học sinh vào học.

Lớp học can thiệp kỹ năng của cô Hoài có 7 học sinh. Ngoài việc kém may mắn bị khiếm thị bẩm sinh, 7 em trong lớp còn mắc thêm các chứng đa tật như tự kỷ, liệt, bại não, không thể tập trung... khiến việc dạy kỹ năng vô vùng khó khăn.

Trong lớp hai học sinh Đức Anh (6 tuổi) và Minh Châu (8 tuổi) là nặng nhất, các em không thể đứng vững, luôn phải có người đỡ bên cạnh và não không phát triển bình thường.

Nhớ lại lần đầu tiên tiếp xúc với học sinh lớp khiếm thị đa tật, cô Hoài bật khóc khi thấy em thì vịn vào cây để đi, có em lại lết chân, giơ cả 2 tay lên trời để dò dẫm di chuyển từng bước một, tất cả các em vừa đi vừa la hét, kêu gào không kiểm soát...

"Vốn trẻ khiếm thị tương lai đã mịt mờ, giờ các em mắc thêm chứng đa tật như vậy thì không biết cuộc đời sau này sẽ đi đâu về đâu" , cô tâm sự.

Các em rất đáng thương, hoàn cảnh gia đình khó khăn và không được tới trường, vì hầu hết các trường đều không nhận trẻ khiếm thị đa tật. Những ngày thời tiết thay đổi, các em đau đớn, khó chịu trong người mà không thể nói thành lời nên chỉ có thể gào thét, tự cào cấu bản thân và những người xung quanh. "Những ngày như vậy tôi không sao ngủ được, cứ nhắm mắt là lại hình dung ra gương mặt của học trò, với hốc mắt đỏ hoe, những con mắt trắng dã...", cô Hoài nói.

Dạy kỹ năng cho học sinh khiếm thị vốn đã khó, với học sinh khiếm thị đa tật thì khó hơn gấp trăm lần. Không ít lần cô mệt mỏi vì dạy mãi mà các em không tiếp thu được. Nhưng mỗi lúc như vậy cô không cho phép bản thân bỏ cuộc.

Cô hiểu các em cần sự giúp đỡ của mình để có thể phát triển bản thân. Sức lực bỏ ra cho một lớp can thiệp kỹ năng sớm đôi khi gấp 2, gấp 3 lần so với một lớp dạy hoà nhập bình thường. Bởi hầu hết trẻ đều chậm phát triển không tự chủ được hành động, vệ sinh cá nhân, cô giáo thường xuyên phải kiêm luôn nhiệm vụ dọn dẹp "bãi chiến trường" cho học trò.

"Trẻ kiếm thị đa tật rất chậm phát triển, các em luôn thường thờ ơ, không hợp tác với cô giáo. Vì vậy bản thân tôi phải như một người mẹ, thấu hiểu những tâm tư tình cảm của trẻ, thì lúc đó mới tìm ra cách giáo dục tốt nhất.

Thế giới của học sinh khiếm thị rất nhỏ bé, chúng chỉ là một mảng màu đen kịt; các em nhìn, cảm nhận thế giới bằng đôi bàn tay, đôi tai. Do vậy, người giáo viên phải luôn ân cần, nhẹ nhàng nói lời yêu thương, chỉ cần to tiếng quát mắng là trẻ sẽ gào thét, phản kháng lại và thậm chí còn ghét bỏ cô giáo" , cô Hoài chia sẻ.

Lớp học không giáo án và hành trình chinh phục thế giới bóng tối - Hình 2

Mỗi lúc học sinh không tập trung, gào thét, cô Hoài và phụ huynh phải nhẹ nhàng dỗ dành với tất cả tình yêu thương.

Yêu nghề, yêu trẻ là vậy, nhưng trong lòng cô Hoài vẫn canh cánh nỗi lo, sau 12 năm năm bám nghề, nhà nước vẫn chưa có chính sách để đón nhận và hỗ trợ dạy học với những trẻ khiếm thị đa tật này dài hạn. Chỉ một vài năm học nếu không tiến bộ thì buộc lòng nhà trường phải để các em theo học ở các trung tâm ngoài trường để nhường chỗ cho các bạn mới khác.

Vì chưa có chính sách hỗ trợ nên đồng lương của cô Hoài cũng quá thấp, chỉ hơn 5 triệu đồng/tháng. Không những vậy, giáo viên dạy trẻ khiếm thị cũng không có trong biên chế. Hiện mức lương cô nhận được tại trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu hoàn toàn được trích từ các quỹ dự án dạy trẻ khiếm thị hoà nhập cộng đồng chứ không có lương của nhà nước trả.

Cô Hoài có hai con nhỏ, một bé 5 tuổi và một bé đang học lớp 3. Với mức lương như hiện nay, cô luôn phải chi tiêu tằn tiện nhưng vẫn rất chật vật trong cuộc sống. Chồng cô nhiều lần phản đối việc vợ dạy học vất vả nhưng lương không đủ sống và không có biến chế ổn định.

Nhiều người cũng từng trêu chọc cô rằng nghề vất vả ấy xã hội tránh không được thì cô lại lựa chọn. Những lúc như vậy cô Hoài chỉ cười và đáp: " Tôi nhận được nhiều bài học về sự kiên nhẫn, thấu hiểu, lòng yêu thương hơn là mất đi. Dù vất vả đến đâu tôi cũng không bao giờ từ bỏ nghề, từ bỏ các em".

Thiếu thốn trăm bề

Bà Phạm Thị Kim Nga, Hiệu trưởng trường Nguyễn Đình Chiểu cho biết, lớp học can thiệp kỹ năng sớm được xây dựng cách đây 4 năm. Lớp học nhằm mục đích can thiệp sớm với trẻ từ 2 tuổi trở lên những kỹ năng cơ bản như nhận biết đồ vật, làm chủ hành vi, nhận biết mặt chữ, số trước khi vào lớp 1.

Các em học sinh khiếm thị đa tật tiếp thu rất chậm, nhiều kĩ năng không thể đáp ứng được theo đúng độ tuổi. Đa phần các em học sinh bị rối loạn về hành vi, thiếu tập trung, tự kỷ, không tương tác với thầy cô, các em không thể ngồi học lâu quá 20 phút.

Do vậy, lớp học luôn yêu cầu phụ huynh phải cùng học, cùng tham gia với giáo viên để lắng nghe sự hướng dẫn của cô giáo cùng đồng hành với nhà trường để về nhà cũng có thể tự dạy con học.

Lớp học không giáo án và hành trình chinh phục thế giới bóng tối - Hình 3

Học sinh khiếm thị phân biệt đồ vật vuông tròn, nặng nhẹ theo cảm nhận của tay, các em tập nhận biết chữ nổi và số.

Trước đây khi chưa có lớp can thiệp kĩ năng, phụ huynh rất vất vả vì không biết phải gửi con vào đâu học. Bởi khi trẻ khiếm thị mắc chứng đa tật, gần như không có cơ sở giáo dục nào muốn tiếp nhận các em.

Chính vì vậy nhà trường đã mở lớp can thiệp kỹ năng sớm với mong muốn giúp các con có thể được trang bị các kỹ năng cần thiết trước khi bước vào lớp hoà nhập cùng học sinh trong đúng độ tuổi.

Mỗi học sinh được trang bị một cuốn sổ theo dõi cá nhân, hàng ngày giáo viên và phụ huynh sẽ cùng ghi chép những bài học, những tiến bộ của học sinh. Dù những chi tiết rất nhỏ như con nhận biết hình dạng đồ vật hình tròn, hình vuông, vật nặng, vật nhẹ...cũng đều được ghi chép chi tiết và cẩn thận để theo dõi quá trình tiến bộ. Sau khoảng thời gian 1 tháng, 2 tháng, 6 tháng giáo viên sẽ tổng hợp lại và cùng trao đổi với gia đình để tìm kiếm thêm những giải pháp giúp trẻ tiến bộ hơn.

Việc dạy học trẻ khiếm thị đa tật không có giáo án cụ thể, giáo viên và nhà trường phải tự xây dựng kế hoạch giảng dạy và thường xuyên điều chỉnh theo từng cá thể học sinh.

Do đó, để dạy được những trẻ đặc biệt này rất cần những giáo viên được đào tạo bài bản từ khoa giáo dục đặc biệt ở các trường đại học lớn trên cả nước. Chỉ có các cô giáo này mới hiểu được những khó khăn, vất vả và điều gì cần đối với trẻ trong quá trình dạy kỹ năng, hình thành nhân cách trước khi bước vào hoà nhập.

Lớp học không giáo án và hành trình chinh phục thế giới bóng tối - Hình 4

Học sinh khiếm thị đa tật học cách nhận biết đồ vật.

Tuy nhiên, khó khăn lớn rất là biên chế cho những giáo viên dạy lớn can thiệp kỹ năng sớm, tất cả đều chỉ là hợp đồng dài hạn, mức lương quá thấp. Nguyên nhân, giáo viên dạy lớp này chỉ tốt nghiệp ngành giáo dục đặc biệt, không có bằng giáo dục tiểu học nên không có điều kiện tham gia xét tuyển biên chế. Chính vì vậy, phần lớn các thầy cô không mặn mà với nghề và rất khó tìm giáo viên dạy mỗi đợt đầu năm học mới, bà Nga chia sẻ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

HOT: "Hoàng tử nụ cười" James Jirayu chính thức kết hôn với bạn gái ngoài ngành hơn 4 tuổiHOT: "Hoàng tử nụ cười" James Jirayu chính thức kết hôn với bạn gái ngoài ngành hơn 4 tuổi
15:01:10 19/12/2024
Vợ Anh Đức nhăn mặt nhất quyết không chịu lên thảm đỏ, nguyên nhân đằng sau khiến netizen bùng tranh cãiVợ Anh Đức nhăn mặt nhất quyết không chịu lên thảm đỏ, nguyên nhân đằng sau khiến netizen bùng tranh cãi
15:21:06 19/12/2024
Sốc: Nữ diễn viên hạng A ly hôn không phải vì chồng ngoại tình với trợ lý, mà bị nhà chồng "hút máu" đến cùng cực?Sốc: Nữ diễn viên hạng A ly hôn không phải vì chồng ngoại tình với trợ lý, mà bị nhà chồng "hút máu" đến cùng cực?
14:58:46 19/12/2024
Mua nhà 15 năm thì bị phá dỡ, người phụ nữ được đền bù 14,6 tỷ đồng nhưng chủ cũ quay lại đòi chia tiền, toà tuyên bố: Chị phải trả cho họ một phần tài sảnMua nhà 15 năm thì bị phá dỡ, người phụ nữ được đền bù 14,6 tỷ đồng nhưng chủ cũ quay lại đòi chia tiền, toà tuyên bố: Chị phải trả cho họ một phần tài sản
14:01:41 19/12/2024
Đã có kết luận về bệnh 'bí ẩn' gây chết người ở CongoĐã có kết luận về bệnh 'bí ẩn' gây chết người ở Congo
16:09:16 19/12/2024
Sao nữ Vbiz quyết định chia tay cuộc tình tệ hại vì 1 câu nói của bạn trai, Song Luân bị réo tênSao nữ Vbiz quyết định chia tay cuộc tình tệ hại vì 1 câu nói của bạn trai, Song Luân bị réo tên
15:09:08 19/12/2024
Diệp Lâm Anh thay đổi ra sao sau 2 năm ly hôn?Diệp Lâm Anh thay đổi ra sao sau 2 năm ly hôn?
13:18:06 19/12/2024
Bức ảnh gây sốt mạng xã hội của "chị đẹp" Trương Bá ChiBức ảnh gây sốt mạng xã hội của "chị đẹp" Trương Bá Chi
13:38:10 19/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Một bang ở Mỹ tuyên bố tình trạng khẩn cấp vì cúm gia cầm H5N1

Một bang ở Mỹ tuyên bố tình trạng khẩn cấp vì cúm gia cầm H5N1

Thế giới

18:26:34 19/12/2024
CDC cho biết, trong thời gian gần đây, virus bắt đầu lây lan sang người với tổng cộng 61 trường hợp đã được ghi nhận tại 8 bang của Mỹ. Trong đó, 37 trường hợp đã tiếp xúc với gia súc bị nhiễm bệnh.
C.Ronaldo không ngớt lời khen sao Man United

C.Ronaldo không ngớt lời khen sao Man United

Sao thể thao

18:21:35 19/12/2024
Cristiano Ronaldo, một trong những huyền thoại của bóng đá thế giới, vẫn liên tục ghi bàn dù đã bước 39 khiến cho cả thế giới phải ngả mũ ngưỡng mộ.
Bức ảnh "bóc trần" style hẹn hò bất ngờ của thái tử tài phiệt và siêu sao Kpop Lisa (BLACKPINK)

Bức ảnh "bóc trần" style hẹn hò bất ngờ của thái tử tài phiệt và siêu sao Kpop Lisa (BLACKPINK)

Sao châu á

18:06:28 19/12/2024
Lisa và Frédéric Arnault vẫn bên nhau bền chặt trong ánh mắt ngưỡng mộ của cư dân mạng, nhưng cách họ hẹn hò ngày càng khiến fan phải chú ý.
Hoa hậu Thanh Thủy làm vedette, xuất hiện sáng bừng lấn át dàn người đẹp đình đám

Hoa hậu Thanh Thủy làm vedette, xuất hiện sáng bừng lấn át dàn người đẹp đình đám

Sao việt

17:01:40 19/12/2024
Sau khi đăng quang cuộc thi sắc đẹp quốc tế, Hoa hậu Thanh Thủy được khen ngợi ngày càng thăng hạng nhan sắc rõ rệt.
Không thời gian - Tập 15: Đại phát hiện đám người lạ mặt có vũ khí sống trong rừng

Không thời gian - Tập 15: Đại phát hiện đám người lạ mặt có vũ khí sống trong rừng

Phim việt

16:19:49 19/12/2024
Trong lúc tìm kiếm học sinh bị mất tích, trung tá Đại và mọi người phát hiện ra có một nhóm người ẩn náu trong rừng và có vũ khí.
Hôm nay nấu gì: Bữa tối 3 món ngon lại dễ nấu

Hôm nay nấu gì: Bữa tối 3 món ngon lại dễ nấu

Ẩm thực

16:17:06 19/12/2024
Thực đơn bữa tối 3 món ngon lại dễ nấu. Không cần nhiều món, bữa ăn này cũng đủ khiến cả nhà thích thú khi thưởng thức.
Bắt quả tang đối tượng tàng trữ trái phép gần 1.000 viên MTTH

Bắt quả tang đối tượng tàng trữ trái phép gần 1.000 viên MTTH

Pháp luật

16:11:30 19/12/2024
Ngày 18/12, tại Tổ dân phố 10, phường Tân Thanh, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Công an TP Điện Biên Phủ phát hiện 1 đối tượng về hành vi tàng trữ trái phép gần 1.000 viên ma túy tổng hợp .
Ăn những loại thực phẩm này có thể giúp bạn ngủ ngon hơn

Ăn những loại thực phẩm này có thể giúp bạn ngủ ngon hơn

Sức khỏe

15:46:39 19/12/2024
Ăn gà tây chứa tryptophan, một loại axit amin được chuyển hóa thành melatonin, giúp bạn cảm thấy buồn ngủ và ngủ ngon hơn. Do đó, bạn nên kết hợp gà tây với carbohydrate nguyên hạt để tăng cường tác dụng của nó.