‘Vui Giao thông’ góp phần hình thành thế giới quan ATGT cho trẻ mầm non
Năm học 2021 – 2022 có khoảng 1,5 triệu em nhỏ tại hơn 5.000 trường mầm non được học và thực hành các kiến thức ATGT.
Ngày 28/3/2022, Công ty Honda Việt Nam (HVN) phối hợp Bộ Giáo dục & Đào tạo và Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức Hội thảo tổng kết triển khai chương trình “Tôi yêu Việt Nam” trong cấp học giáo dục mầm non năm học 2021 – 2022 và kế hoạch triển khai năm học 2022 – 2023.
Chương trình “Tôi yêu Việt Nam” trong cấp giáo dục mầm non năm học 2021 – 2022 đã giúp khoảng 1,5 triệu em nhỏ được học và thực hành các kiến thức ATGT
Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình “Tôi yêu Việt Nam” phiên bản hoàn toàn mới “ Vui Giao Thông” được chính thức triển khai từ năm học 2020 – 2021.
Tại buổi hội thảo, các bên đã cùng tổng kết việc triển khai chương trình “Tôi yêu Việt Nam” trong cấp học giáo dục mầm non năm học 2021 – 2022 và kế hoạch triển khai năm học 2022 – 2023.
Hội nghị tổng kết được tổ chức trực tuyến nhằm đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19
Theo đó, trong năm học vừa qua, Honda Việt Nam đã tiếp tục phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Giáo dục Mầm non) triển khai chương trình ATGT “Tôi Yêu Việt Nam” trực tiếp đến các em nhỏ ở cấp mầm non.
Đặc biệt, hội thảo Tập huấn hướng dẫn giáo dục ATGT – Triển khai chương trình “Tôi yêu Việt Nam” trong cấp học giáo dục mầm non năm học 2021 – 2022 đã được tổ chức vào tháng 8/2021 cho gần 200 cán bộ quản lý và giáo viên các trường mầm non tại 23 tỉnh, thành phố. Từ đó, khuyến khích các giáo viên củng cố kiến thức về ATGT để truyền tải đến các em học sinh một cách hiệu quả.
Cũng trong năm học 2021 – 2022, đã có khoảng 1,5 triệu em nhỏ tại hơn 5.000 trường mầm non ở 23 tỉnh/thành phố được học và thực hành các kiến thức, tình huống ATGT gần gũi và bổ ích của “Tôi yêu Việt Nam” phiên bản hoàn toàn mới “Vui giao thông”.
Video đang HOT
Các bé hào hứng với phương pháp giảng dạy ATGT qua hình thức phim hoạt hình vui nhộn, cuốn hút
Để các em nhỏ tiếp thu một cách dễ dàng nhất, chương trình được đầu tư bài bản với nội dung biên soạn dựa trên thực trạng tham gia giao thông hằng ngày của trẻ nhỏ, lồng ghép các kiến thức về Luật Giao thông đường bộ hiện hành phù hợp với nhận thức của các bé.
Và được thể hiện sinh động, hấp dẫn thông qua bộ giáo cụ, các tập phim hoạt hình về ATGT, mô hình giao thông, bài nhạc giao thông, bộ truyện tranh và truyện tranh điện tử “Vui giao thông” ngộ nghĩnh, vui nhộn.
Với phương pháp giảng dạy linh hoạt trực quan, hấp dẫn thông qua các trò chơi, tổ chức các cuộc thi, thảo luận, trò chuyện, sân khấu hóa, đọc thơ, kể chuyện, ca nhạc, trải nghiệm thực tế…
Nhờ đó, các bạn nhỏ vừa có cơ hội thực hành, vừa “chơi mà học” các kiến thức về ATGT, thêm yêu thích và hào hứng đón chờ mỗi tiết học về ATGT.
Theo HVN, đây chính là nền tảng để các em nhỏ từng bước ghi nhớ và hình thành ý thức tham gia giao thông an toàn cũng như tự bảo vệ mình trước những nguy cơ khi tham gia giao thông.
Đồng thời, HVN hy vọng thông qua việc tích cực triển khai chương trình “Tôi yêu Việt Nam” trong cấp học giáo dục mầm non sẽ giúp chương trình “Tôi yêu Việt Nam” nói chung và hoạt động giáo dục ATGT cho trẻ em nói riêng phát huy hiệu quả tối đa trong việc giúp trẻ thiết lập thế giới quan về ATGT, từ đó từng bước hình thành và nâng cao nhận thức của thế hệ tương lai về văn hóa tham gia giao thông an toàn, văn minh.
Giáo cụ giảng dạy gần gũi, sinh động, các bạn nhỏ vừa có cơ hội thực hành, vừa “chơi mà học” các kiến thức về ATGT
Trong thời gian tới, chương trình “Tôi yêu Việt Nam” với các nội dung và hình thức thu hút, mới mẻ sẽ được tiếp tục triển khai mở rộng trong các trường mầm non tại 43 tỉnh/ thành phố nhằm nâng cao hơn nữa tỷ lệ nhận thức về ATGT của trẻ em lứa tuổi từ 3-5 tuổi.
HVN tin rằng, với sự đầu tư nghiêm túc và chỉn chu, chương trình sẽ trở thành nguồn tư liệu giáo dục ATGT hiệu quả và bổ ích đối với các bé cũng như phụ huynh và nhà trường, vì một Việt Nam với môi trường giao thông văn minh và an toàn.
Đây cũng chính là động lực để Honda Việt Nam tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong những dự án tiếp theo về ATGT, nhằm hiện thực hóa tuyên bố “Mang lại Cuộc sống tự do, an toàn và thoải mái, nhân rộng niềm vui cho tất cả mọi người”, đồng thời góp phần hiện thực hóa Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự ATGT đường bộ giai đoạn 2021 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 không còn thương vong do TNGT của Chính phủ.
Lộ trình tất cả học sinh miền Tây đến trường trong tháng 3
Các tỉnh miền Tây cho học sinh đến trường theo lộ trình của cấp học. Trẻ mầm non ở Bạc Liêu đi học từ đầu tháng 3.
Hai ngày qua, tất cả học sinh lớp 6-12 tại tỉnh Sóc Trăng đến trường học trực tiếp. Từ 14/2, các trường mầm non và tiểu học bắt đầu đón học sinh.
Trao đổi với Zing, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Sóc Trăng Châu Tuấn Hồng cho biết trong ngày đầu dạy và học trực tiếp sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, giáo viên, học sinh thực hiện tốt việc phòng, chống dịch Covid-19.
Giờ tan trường trưa 10/2 tại TP Sóc Trăng. Ảnh: Việt Tường.
Theo ông Hồng, hơn 95% học sinh đến lớp học trực tiếp trong ngày đầu tiên. Các trường chưa phát hiện trường hợp học sinh bất thường về sức khỏe vì có sự phối hợp tốt giữa gia đình và nhà trường.
Cụ thể, để đảm bảo an toàn phòng dịch, giáo viên chủ nhiệm của các lớp đã nhắc nhở các em khai báo y tế, kiểm tra thân nhiệt trước khi đến trường. Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với phụ huynh theo dõi sức khỏe của các em. Học sinh ăn uống tại nhà, cam kết không la cà hàng quán.
Thăm dò ý kiến phụ huynh
Bà Trần Thị Ngọc Diễm, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh An Giang, thông tin đến ngày 14/2, học sinh lớp 7-12 của địa phương này đến trường. Ba ngày sau đó, học sinh lớp 4-5 đến lớp. Từ ngày 21/2, học sinh lớp 1-6 sẽ học trực tiếp.
"Đối với cấp học mầm non, các bé 5 tuổi đến trường ngày 21/2. Ngày 28/2, trẻ 3-4 tuổi đi học theo tinh thần tự nguyện và thăm dò ý kiến của phụ huynh", bà Diễm nói.
Tại Cà Mau, học sinh lớp 6-12 đã đi học từ ngày 7/2. Theo thông tin từ sở này, hơn 95% học sinh đến lớp sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
"Lớp 1-5 sẽ đi học từ đầu tuần sau. Trẻ mẫu giáo cũng đi học cùng thời điểm này. Chúng tôi đang tập trung thăm dò ý kiến phụ huynh", ông Nguyễn Thanh Luận, Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau, nói.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phan Thanh Duy cho hay học sinh địa phương này đang học trực tuyến. Từ ngày 14/2, các khối lớp 5, 9, 12 bắt đầu học trực tiếp. Các khối lớp còn lại học trực tiếp từ 21/2.
Đối với cấp mầm non, tỉnh Bạc Liêu cho các em đến trường vào đầu tháng ba.
Xây dựng tiêu chí phòng chống dịch cho các trường
Phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ Dương Tấn Hiển, cho biết học sinh mầm non và các cấp 1, 2, 3 đều đi học từ 7/2. Trước khi các em đến trường, UBND TP Cần Thơ đã xây dựng 16 tiêu chí để các trường áp dụng nhằm đảm bảo an toàn phòng dịch.
"Các trường thành lập ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19, các tổ an toàn phòng dịch, giáo viên phải được tiêm vaccine đủ liều... Khi các trường thực hiện đầy đủ các tiêu chí sẽ được CDC và địa phương kiểm tra, xác nhận. Hiện, đã có 100% trường học đạt tất cả 16 tiêu chí", ông Hiển khẳng định.
Theo ông Hiển, trước khi các em học trực tiếp, các trường đều được cơ quan y tế phun khử khuẩn, họp phụ huynh để tuyên tuyền cho gia đình các em về phương pháp phòng, chống dịch Covid-19. Phụ huynh sàng lọc, kiểm tra sức khỏe các em tại nhà để học sinh vào lớp đảm bảo không ho, sốt, tiếp xúc F0.
Học sinh miền Tây thực hiện tốt việc phòng, chống dịch Covid-19 khi đến trường. Ảnh: Việt Tường.
Bước sàng lọc cuối cùng là tổ an toàn làm việc tại cổng trường. Lực lượng này đo thân nhiệt, SpO2 và tư vấn, hỏi thăm sức khỏe các em để kịp thời test nCoV nếu phát hiện trường hợp nghi ngờ. Từ việc kiểm tra này, những ngày đầu học sinh đến trường đã phát hiện 3 F0.
"Trong tuần học đầu tiên sau Tết Nguyên đán, tỷ lệ học sinh THPT đến trường đạt 97%, THCS 95%, tiểu học 88%. Mầm non do mới cho học một buổi nên các em đến trường chỉ gần 40%. Phụ huynh mầm non rất muốn gửi con 2 buổi, nên từ 15/2 chúng tôi cho các bé học nguyên ngày", lãnh đạo UBND TP Cần Thơ chia sẻ.
Ngày 11/2, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Tuấn ký văn bản gửi một số sở và địa phương về việc điều chỉnh kế hoạch dạy, học tại các cơ sở giáo dục. Theo đó, từ 14/2, học sinh tất cả cấp học từ giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, trung cấp, cao đẳng và đại học đều học trực tiếp.
Sở GD&ĐT Vũng Tàu được cấp trên giao kết hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế và các sở, ngành liên quan rà soát, nắm số lượng học sinh, sinh viên, học viên, giáo viên, cán bộ, nhân viên trong các cơ sở giáo dục, trường học để có giải pháp cụ thể, sát thực tế để tổ chức đi học trực tiếp hiệu quả, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch.
Trường mầm non ngoài công lập lao đao thời hậu Covid-19 Sau hai năm liên tiếp bị tác động bởi dịch Covid-19, các trường mầm non tư thực đã nhiều lần phải tạm dừng hoạt động. Thực trạng này khiến nhiều cơ sở buộc phải đóng cửa, phá sản, giáo viên thất nghiệp buộc phải loay hoay với đủ thứ nghề để mưu sinh. Sau 2 năm chịu áp lực lớn từ Covid-19, hệ...