Vừa ra biển, tàu sân bay Mỹ quay đầu vì lỗi động cơ
Tàu sân bay USS Nimitz phải quay về bờ để khắc phục sự cố động cơ chỉ một ngày sau khi ra biển thử nghiệm sau đợt đại tu.
“Thủy thủ đoàn USS Nimitz phát hiện một khiếm khuyết nhỏ về vật liệu trong hệ thống động cơ hôm 7/11, khi tàu đang hoạt động bình thường ở vùng biển quốc tế ngoài khơi bờ biển phía tây nước Mỹ”, phát ngôn viên Không quân Hải quân Mỹ Zach Harrell cho biết hôm qua khi giải thích lý do tàu sân bay phải về cảng trước thời hạn.
USS Nimitz di chuyển đến cảng nhà ở bang Washington hồi tháng 11. Ảnh: US Navy.
Harrell cho biết thủy thủ đoàn đã tìm cách xử lý vấn đề trước khi con tàu quay đầu về bờ và sự cố không gây nguy hiểm cho chiến hạm hay đe dọa môi trường.
Sự cố xảy ra chỉ một ngày sau khi USS Nimitz rời cảng để chạy thử trên biển sau đợt bảo dưỡng hơn 6 tháng ở bang Washington. “Nhà máy đóng tàu Puget Sound và cơ sở bảo dưỡng sẽ đánh giá toàn diện và thực hiện những sửa chữa cần thiết trước lần ra biển tiếp theo”, Harrell cho hay.
Video đang HOT
Tàu sân bay Nimitz bắt đầu được đưa vào xưởng đại tu từ tháng 3, sau khoảng 340 ngày liên tục hoạt động trên biển. Các biện pháp ngăn ngừa Covid-19 và nhu cầu triển khai lực lượng tăng cường của quân đội Mỹ khiến tàu sân bay Nimitz và nhóm chiến hạm hộ tống phải liên tục lênh đênh trên biển trong thời gian dài như vậy.
USS Nimitz là chiếc đầu tiên trong lớp tàu sân bay cùng tên, được biên chế ngày 3/5/1975, có khả năng chuyên chở hơn 60 máy bay các loại và thủy thủ đoàn khoảng 5.000 người. Tàu được trang bị hai lò phản ứng hạt nhân, giúp tàu đạt tốc độ tối đa hơn 55 km/h.
Mỹ tăng cường đối phó Trung Quốc trên nhiều mặt trận
Thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân Mỹ - Australia được cho là một phần của chiến lược dựa trên liên minh rộng lớn hơn nhằm kiềm chế sự trỗi dậy cũng như tham vọng của Trung Quốc.
Hai tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan của Mỹ hoạt động tại Biển Đông (Ảnh: Hải quân Mỹ).
Theo Asia Times , căng thẳng tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ngày càng nóng lên khi khu vực này chia rẽ thành các phe cạnh tranh lẫn nhau, giữa một bên là liên minh lỏng lẻo gồm các cường quốc do Mỹ dẫn đầu với một bên là Trung Quốc và các vệ tinh liên kết.
Căng thẳng leo thang hơn vào tuần trước, khi Mỹ và Anh tuyên bố sẽ cung cấp cho Australia công nghệ để phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân trong một thỏa thuận an ninh 3 bên mới, gọi tắt là AUKUS. Thỏa thuận này được cho là sẽ gây thêm sức ép lên các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và các vùng biển khác.
Các tàu ngầm hạt nhân được cho là sẽ làm nghiêng cán cân chiến lược trong khu vực và có khả năng khiến Trung Quốc tập trung nhiều sức mạnh an ninh ở gần lãnh thổ hơn, đồng thời giảm bớt sự tập trung vào các khu vực xa. Xét trên phương diện này, thỏa thuận tàu ngầm được xem là một phần của chiến lược bao vây phối hợp mà Bắc Kinh chắc chắn sẽ coi là mối đe dọa đối với kế hoạch gia tăng và củng cố sự hiện diện của họ ở khu vực Ấn Độ Dương.
Trước khi công bố AUKUS, Mỹ và Ấn Độ đã ký một thỏa thuận mới vào ngày 30/7 để cùng phát triển Máy bay không người lái phóng từ trên không (ALUAV). Đây là thỏa thuận mới nhất trong khuôn khổ Thỏa thuận ghi nhớ về Nghiên cứu, Phát triển, Thử nghiệm và Đánh giá giữa Bộ Quốc phòng hai nước được ký lần đầu vào năm 2006 và gia hạn vào năm 2015.
Một tuyên bố vào ngày 3/9 đã mô tả thỏa thuận trên là một bước tiến nữa nhằm "tăng cường hợp tác công nghệ quốc phòng giữa hai quốc gia thông qua việc cùng phát triển thiết bị quốc phòng". Mục tiêu của thỏa thuận được cho là nhằm vào Trung Quốc.
Nhật Bản, một đồng minh quan trọng của Mỹ, đang tổ chức các cuộc tập trận quân sự lớn nhất kể từ năm 1993.
Trung Quốc không được đề cập rõ ràng như một mục tiêu trong bất kỳ thỏa thuận hay cuộc tập trận nào gần đây. Các quan chức trong chính quyền Tổng thống Joe Biden cũng khẳng định thỏa thuận 3 bên mới AUKUS "không nhằm chống lại Bắc Kinh". Thỏa thuận Mỹ - Ấn cũng không đề cập đến Trung Quốc.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng chính quyền Joe Biden đang hiện thực hóa cam kết của mình là xây dựng các liên minh gồm những cường quốc có cùng chí hướng để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Việc xây dựng liên minh của Mỹ dự kiến sẽ được nhấn mạnh tại đối thoại an ninh 4 bên, hay còn gọi là Bộ Tứ (gồm Mỹ, Australia, Nhật Bản và Ấn Độ), tại Nhà Trắng vào ngày 24/9.
Việc Mỹ thay đổi quan điểm chiến lược từ chống khủng bố sang đối phó với Trung Quốc là động thái công khai và rõ ràng. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã khẳng định cam kết này trong chuyến thăm Đông Nam Á vào cuối tháng 8, cùng thời điểm Mỹ rút khỏi Afghanistan sau 20 năm chiến tranh. Bà Harris tuyên bố Mỹ "sẽ theo đuổi một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở, thúc đẩy lợi ích của chúng tôi và lợi ích của các đối tác cũng như đồng minh của chúng tôi".
Sau 4 năm bị coi là lơ là dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, nước Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden đang làm rõ cam kết mới đối với khu vực.
Anh, một đồng minh của Mỹ, cũng trở lại khu vực với sức mạnh chưa từng thấy trong nhiều thập niên. Một nhóm tàu tác chiến do tàu sân bay HMS Elizabeth dẫn đầu đã đi qua Biển Đông trên đường tới Nhật Bản vào tháng 7. Động thái này của Anh đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ Trung Quốc.
Thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân của Australia với Mỹ và Anh, thỏa thuận máy bay không người lái Mỹ - Ấn và các cuộc họp cũng như hoạt động của Bộ Tứ đều có thể được nhìn nhận từ lo ngại về mối đe dọa ngày càng tăng của Trung Quốc. Đây cũng một chiến lược đa hướng được thúc đẩy bởi nhiều bên liên kết nhằm kiềm tỏa Bắc Kinh.
Chuyên gia: Rút quân khỏi Afghanistan, Mỹ có thể tăng hiện diện ở Biển Đông Giới phân tích cho rằng Mỹ sẽ tăng cường hiện diện ở Biển Đông sau khi rút quân khỏi Afghanistan, nhằm đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc. Các máy bay tạo thành đội hình phía trên hai tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan tại Biển Đông vào tháng 7/2020 (Ảnh: Hải quân Mỹ). Báo Business World (Philippines)...