Vụ Việt Á: Một bị cáo bất ngờ được đề nghị miễn trách nhiệm hình sự
Sau khi nghe phần bào chữa của các luật sư, đại diện Viện kiểm sát bất ngờ đề nghị Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo Trần Thanh Phong.
Chiều tối 16/5, phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ Việt Á tiếp tục với phần tranh luận. HĐXX dành thời gian cho các luật sư trình bày quan điểm bào chữa.
Người bào chữa cho cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng, tòa án cấp sơ thẩm chưa đánh giá đúng mức những đóng góp của ông Long trong giai đoạn chống dịch Covid-19.
Theo luật sư, với tư cách là vị tư lệnh ngành y, tại thời điểm cam go nhất của hệ thống y tế, ông Long đã xả thân, đứng đầu hàng vạn y, bác sĩ, nhân viên y tế của cả nước lao vào chống dịch.
Trước khi lao vào chống dịch, ông Long là người khỏe mạnh. Nhưng sau 2 năm chống dịch, nhiều đêm thức trắng, bị cáo mất hẳn thị lực mắt trái do chứng bệnh bong đáy võng mạc không được chữa trị kịp thời; buộc phải dùng máy thở cưỡng bức CPAP để phòng ngừa đột tử do chứng rối loạn ngưng thở; suy tim, hẹp hở van tim, suy vành; cao huyết áp; đái tháo đường.
“Đây là các bệnh mới phát sinh, là kết quả của 2 năm liên tục lao lực làm việc bất kể ngày đêm”, lời luật sư.
Vẫn theo luật sư, ngoài vai trò là một người lãnh đạo, một giáo sư, tiến sĩ trong lĩnh vực y tế, ông Nguyễn Thanh Long còn là một nhà khoa học có uy tín, được bạn bè quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Ông Long là tác giả của hàng chục đề tài nghiên cứu có giá trị cao.
Ngoài các tình tiết giảm nhẹ đã được tòa sơ thẩm xem xét, trong giai đoạn phúc thẩm, bị cáo Long đã cung cấp thêm nhiều tình tiết quan trọng có thể xem là tình tiết giảm nhẹ. Trong đó phải kể đến tình tiết vợ ông Long là người được tặng thưởng Huy chương chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”…
Video đang HOT
Luật sư đề nghị HĐXX cấp phúc thẩm xem xét cho bị cáo Long được hưởng thêm các tình tiết giảm nhẹ quy định tại Khoản 2 Điều 51 BLHS và xem xét giảm nhẹ thêm trách nhiệm hình sự cho cựu Bộ trưởng Y tế.
Tham gia bào chữa cho ông Nguyễn Nam Liên (cựu Vụ trưởng Vụ kế hoạch tài chính, Bộ Y tế), luật sư đưa ra quan điểm: Những sai phạm của bị cáo dẫn đến hành vi phạm tội xuất phát một phần từ việc bị cáo chịu sự chỉ đạo của cấp trên và sự tác động của bị cáo khác.
Bản thân bị cáo Liên không vì mục đích vụ lợi, không yêu cầu Phan Quốc Việt mang tiền đến mà do chính Chủ tịch Việt Á chủ động mang tiền đến để tại phòng làm việc dù bị cáo đã từ chối.
Theo luật sư, cái sai của bị cáo Liên là đã không quyết liệt trong việc trả lại tiền, cũng như không có cách xử sự phù hợp, đúng quy định pháp luật để rồi dẫn đến hành vi phạm tội.
Luật sư bào chữa cho bị cáo Trần Thanh Phong (cựu Phó phòng Tài chính Kế toán, CDC Bình Dương) đưa ra quan điểm cho rằng, mọi việc làm, hành vi của bị cáo Phong đều là sự tiếp nhận và chấp hành nghiêm theo sự chỉ đạo của ông Nguyễn Thành Danh (cựu Giám đốc CDC Bình Dương). Bị cáo không có động cơ vụ lợi, chỉ vì mục tiêu chung.
Luật sư cho hay, ông Nguyễn Thành Danh (người từng được tòa án cấp sơ thẩm tuyên miễn trách nhiệm hình sự) đã viết đơn xin xem xét miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo Trần Thanh Phong.
Đại diện VKS bất ngờ thay đổi đề nghị án
Sau khi nghe phần bào chữa của các luật sư, đại diện VKS bất ngờ đề nghị HĐXX cấp phúc thẩm chấp nhận kháng cáo, sửa một phần bản án sơ thẩm, miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo Trần Thanh Phong.
Đại diện VKS cũng đề nghị HĐXX chấp nhận kháng cáo của các bị cáo Lê Thị Hồng Xuyên (cựu nhân viên CDC Bình Dương) và Ngụy Thị Hậu (cựu Phó phòng Tài chính kế toán, CDC Bắc Giang). Theo đó, đề nghị giữ nguyên mức án sơ thẩm của các bị cáo Xuyên và Hậu lần lượt là 24 và 30 tháng tù, nhưng chuyển sang án tù treo.
Trước đó, trong phần luận tội, đại diện VKS đề nghị HĐXX cấp phúc thẩm bác kháng cáo của tất cả các bị cáo có đơn kháng án.
Trước khi HĐXX nghị án, các bị cáo được quyền nói lời sau cùng. Nhiều bị cáo tha thiết mong HĐXX cấp phúc thẩm xem xét hoàn cảnh, bối cảnh cũng như thái độ thành khẩn để giảm nhẹ hình phạt cho họ.
Bị cáo Phan Quốc Việt (Chủ tịch Việt Á) xin giảm nhẹ hình phạt cho cấp dưới là ông Vũ Đình Hiệp (Phó Tổng giám đốc Công ty Việt Á).
Trong lời nói sau cùng của mình, ông Nguyễn Thanh Long trình bày rằng đã nhận thức rõ hành vi phạm tội, ăn năn hối lỗi về hành vi của mình, kính mong HĐXX xem xét các tình tiết giảm nhẹ mới để bị cáo sớm có cơ hội được trở về với gia đình.
HĐXX nghỉ nghị án và sẽ tuyên án vào 15h chiều mai (17/5).
Đã có đường lối phân hóa trách nhiệm hình sự trong xử lý vụ án Việt Á
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã ban hành đường lối phân hóa trách nhiệm hình sự các đối tượng trong các vụ án liên quan Việt Á.
Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) ngày 11-1 đã có thông báo về đường lối xử lý các vụ án liên quan đến Công ty CP Công nghệ Việt Á.
Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học cho biết như trên trong buổi làm việc với các cơ quan báo chí, thông báo kết quả phiên họp thứ 23 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC, chiều nay, 12-1.
Phiên họp thứ 23 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC được tổ chức sáng 12-1, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo. Ảnh: BNC
Đây là hướng dẫn mang tính đường lối để các cơ quan tiến hành tố tụng phân hóa trách nhiệm hình sự các bị can, bị cáo, đối tượng liên quan theo quan điểm xử lý nghiêm khắc nhưng luôn khoan hồng, nhân đạo, đúng quy định pháp luật.
Đường lối này được Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương thay mặt Ban Chỉ đạo Trung ương thông báo sau khi xin ý kiến và Bộ Chính trị thông qua về chủ trương.
Theo đó, quan điểm phân hóa là với nhóm người có chức quyền nhưng lợi dụng để chỉ đạo, tác động, can thiệp hoặc người chủ mưu, tổ chức, tích cực thực hiện hành vi tội phạm, có động cơ vụ lợi, trục lợi công quỹ... thì kiên quyết nghiêm trị.
Với những người thực hành tội phạm ở vị trí phụ thuộc, bị động, có thái độ thành khẩn, hợp tác, khắc phục hậu quả... thì có thể được xem xét trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.
Diễn biến tố tụng các vụ án liên quan đến Công ty Việt Á cho thấy các cơ quan tố tụng hình sự trên cả nước đang xem xét trách nhiệm của nhiều cán bộ, công chức, viên chức vốn không có chức vụ, quyền hạn lớn. Họ chỉ thực hiện các công việc của mình theo chỉ đạo cấp trên, vì chống dịch mà làm, không có động cơ vụ lợi.
Nếu xét đến cùng theo nguyên tắc tố tụng hình sự, hành vi của họ có thể vẫn là đồng phạm giúp sức. Tuy nhiên, với các trường hợp này, cần xem xét cụ thể, tùy tình huống có thể miễn, giảm trách nhiệm hình sự hoặc không cần áp dụng các biện pháp tố tụng.
Nay với đường lối xử lý được chỉ đạo thống nhất từ Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC, thông qua Thường trực Ban Chỉ đạo, sẽ giúp các cơ quan tố tụng thống nhất hơn trong áp dụng pháp luật để xử lý đúng đắn vụ việc đặc biệt nghiêm trọng này.
Trước đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng đã tham mưu và Bộ Chính trị thông qua chủ trương phân loại xử lý tổ chức đảng và đảng viên vi phạm liên quan đến sai phạm của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á.
Với các chủ trương, đường lối cả về xử lý theo pháp luật và xử lý theo quy định kỷ luật của Đảng này, các vụ án, vụ việc liên quan đến từ khóa "Việt Á" sẽ được đẩy nhanh, đáp ứng yêu cầu của công tác PCTNTC.
Công ty Việt Á kháng cáo đòi khoản nợ hơn 1.200 tỷ đồng Đại diện Việt Á kháng cáo đòi nợ hơn 1.200 tỷ đồng của 80 đơn vị. Trong đó, các đơn vị thuộc Nhà nước nợ hơn 674 tỷ đồng; các đơn vị tư nhân còn nợ hơn 563 tỷ đồng. Chiều 15/5, phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ Việt Á tiếp tục với phần thẩm vấn. HĐXX dành thời gian cho các...