Vụ việc khiếu nại tại Thủ Thiêm hiện giờ ra sao?
Đối với bản kết luận 1483 liên quan đến khu đất 4,3ha trước đó, 60% hộ dân tại đây đã đồng thuận.
UBND TP Thủ Đức đang xem xét, giải quyết 12 hồ sơ còn lại liên quan đến thừa kế, khiếu nại ranh đất.
Với đặc thù được sáp nhập từ 3 quận trước đây, thành phố Thủ Đức có diện tích lớn nhất trong số các đơn vị hành chính của TPHCM. Kéo theo đó, thành phố trong lòng TPHCM cũng là nơi có số vụ việc khiếu nại, tố cáo của người dân nhiều bậc nhất khi phải giải quyết những vấn đề tồn đọng, kéo dài của quận 2, quận 9, quận Thủ Đức cũ.
“Nếu nói về địa phương có vụ khiếu nại, tố cáo nhiều nhất, gay cấn nhất TPHCM thì đó là thành phố Thủ Đức. Đến nay, TPHCM có 10 vụ khiếu nại, tố cáo đông người, khó giải quyết thì thành phố Thủ Đức chiếm đến 4 vụ”, ông Hoàng Tùng, Chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức, trình bày tại buổi làm việc với Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM, về việc thực hiện pháp luật trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo sáng 1/3.
Chưa đồng tình bản tái kết luận
Với nhiều dự án đã và đang triển khai trên thành phố Thủ Đức như Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Công viên lịch sử văn hóa Dân tộc, Khu Công nghệ cao, Đại học Quốc gia, Cao tốc Long Thành – Dầu Giây…, địa phương này đứng trước cơ hội tạo dựng sự phát triển mạnh mẽ cùng diện mạo mới. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức cho chính quyền trong công tác thu hồi đất, thực hiện bồi thường, giải quyết bức xúc người dân.
Một trong những vụ việc khiếu nại phức tạp, đông người, kéo dài của thành phố trực thuộc TPHCM là vấn đề của Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Dù đã được Thanh tra Chính phủ ban hành 2 bản kết luận từ năm 2018 đến nay, vụ việc vẫn chưa tìm ra hướng xử lý dứt điểm.
Ông Hoàng Tùng, Chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức (Ảnh: T.N.).
Năm 2018, Thanh tra Chính phủ đã ban hành kết luận 1483 về việc xác định một phần đất 4,3 ha trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm đã bị thu hồi chưa đúng quy định. Sau bản kết luận đầu tiên, TPHCM đã tổ chức khắc phục, trả lại quyền lợi hợp pháp cho 331 hộ dân còn khiếu nại.
Chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức cho biết, dự kiến tháng 6 năm nay, việc giải quyết quyền lợi cho 331 trường hợp này sẽ cơ bản hoàn tất. Đây là một trong những phần việc mà đơn vị hành chính này ưu tiên hàng đầu.
Video đang HOT
Năm 2021, Thanh tra Chính phủ tiếp tục có kết luận 1169, tái khẳng định số thửa đất mà các hộ dân thuộc 5 khu phố, 3 phường còn khiếu nại là nằm trong ranh quy hoạch, đồng nghĩa với việc thu hồi đất là đúng quy định. Dù nhiều người dân đã có bản kết luận này, tuy nhiên, buổi tiếp xúc để công bố chính thức vẫn chưa diễn ra và những hộ dân trong khu vực trên vẫn chờ đợi.
“Đa phần người dân không đồng tình về quyết định này của Thanh tra Chính phủ. Thành phố Thủ Đức kiến nghị đoàn công tác của Quốc hội cùng Thanh tra Chính phủ về việc tổ chức buổi tiếp xúc chính thức người dân để công bố, sau đó, địa phương mới có thể giải quyết các khiếu nại liên quan theo đúng quy định”, Chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức đề xuất.
Người dân chịu ảnh hưởng bởi Khu đô thị mới Thủ Thiêm bày tỏ ý kiến tại buổi tiếp xúc cử tri (Ảnh: Quang Huy).
Người đứng đầu chính quyền thành phố Thủ Đức nhìn nhận, vấn đề cần quan tâm hiện nay của thành phố Thủ Đức là cơ chế, chính sách bồi thường bổ sung. Những cơ chế, chính sách này đang được UBND TPHCM xem xét bố trí nguồn vốn phù hợp nhất.
Đối với bản kết luận 1483 liên quan đến khu đất 4,3ha trước đó, 60% hộ dân tại đây đã đồng thuận. Hiện tại, UBND thành phố Thủ Đức đang xem xét, giải quyết cho khoảng 12 hồ sơ còn lại liên quan đến vấn đề thừa kế và khiếu nại ranh đất.
Kiến nghị cơ chế hỗ trợ luật sư bảo vệ quyền lợi chính quyền
Người đứng đầu chính quyền thành phố Thủ Đức cho biết, hiện tại, thành phố Thủ Đức đang là bị đơn của khoảng 400 vụ kiện khác nhau gồm các vụ kiện UBND thành phố và Chủ tịch UBND các thời kỳ. Đa phần vụ việc đều được ủy quyền cho phòng ban chức năng tham gia đại diện tranh luận trước tòa.
“Hiện tại, chúng ta chưa có cơ chế nhận hỗ trợ của cơ quan cố vấn pháp lý, văn phòng luật sư. Địa phương chưa có cơ chế cũng chưa có quy định về bố trí nguồn lực, chưa biết ghi vào nguồn nào”, ông Hoàng Tùng nêu vấn đề.
Mặt khác, trong thực tế, cán bộ đại diện tại tòa không phải trường hợp nào cũng được trang bị kiến thức đầy đủ để đảm bảo quyền lợi của UBND và Chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức. Ông Hoàng Tùng kiến nghị, cơ quan lập pháp cần có hành lang pháp lý trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của các cấp chính quyền trong các vụ kiện.
Thành phố Thủ Đức đang giải quyết các vụ việc khiếu nại, khiếu kiện kéo dài để tháo điểm nghẽn phát triển (Ảnh: Hải Long).
Tại buổi làm việc, bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM, cho rằng, những kiến nghị trên của Chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức là xác đáng. UBND thành phố Thủ Đức có thể đưa những vấn đề trên vào các kiến nghị trong việc sửa đổi, bổ sung các điều luật thời gian tới.
Qua các ý kiến tại buổi làm việc, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố, nhận định, phần lớn việc khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân tại thành phố Thủ Đức tập trung ở khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng, tranh chấp đất đai. Đây là những lĩnh vực khó do quá trình quản lý đất đai nhiều thời kỳ, mỗi giai đoạn có quy định khác nhau dẫn đến bất cập.
“Việc bồi thường chủ yếu liên quan giá đất, quy định pháp luật về quản lý giá đất còn nhiều bất cập, chưa phù hợp. Chúng tôi đã giám sát công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại Thủ Đức trước đây thì đúng là có quá nhiều khó khăn cho anh em”, bà Văn Thị Bạch Tuyết chia sẻ.
Đại diện cơ quan giám sát nêu vấn đề, mục tiêu sau khi thu hồi đất là đời sống người dân được ổn định, nâng lên, đặc biệt với các hộ giải tỏa trắng. Tuy nhiên, bà dẫn chứng trường hợp kinh phí đền bù người dân nhận được còn không đảm bảo cuộc sống như hiện tại.
Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố yêu cầu, thành phố Thủ Đức cần tập trung làm tốt phần việc được giao để giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại đông người. Đối với các vụ việc đơn lẻ, UBND thành phố Thủ Đức cần chỉ đạo phòng ban, đơn vị giải quyết trong thời gian ngắn nhất, tránh để kéo dài.
“Đối với các trường hợp còn khiếu nại, chúng ta cần xem có đủ điều kiện bồi thường hay không. Nếu không thể bồi thường thì xem xét hướng hỗ trợ. Trong trường hợp không đủ điều kiện hỗ trợ thì cần trả lời luôn”, bà Văn Thị Bạch Tuyết nhấn mạnh.
Đảm bảo tính khả thi đấu giá quyền sử dụng đất - bài học nhìn từ vụ Thủ Thiêm
Cơn "sang chấn tâm lý" giá đất Thủ Thiêm cao ngất ngưởng (2,45 tỷ đồng/m2) trong phiên đấu giá vừa qua đã tạm lắng nhưng dư âm và hệ lụy thì vẫn còn âm ỉ.
Một góc Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ảnh tư liệu: Quang Nhựt/TTXVN
Điều quan trọng qua sự vụ trên là việc nhận diện và rút ra bài học để việc tổ chức đấu giá lại các khu đất bị bỏ cọc hoặc tổ chức đấu giá mới các khu đất còn lại tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm được diễn ra đúng quy định, đảm bảo tính khả thi, phù hợp với quy hoạch đô thị cũng như vì sự phát triển bền vững của TP Hồ Chí Minh.
Minh bạch dòng tiền, năng lực nhà đầu tư
Tại tọa đàm "Bài học kinh nghiệm rút ra từ đấu giá đất Thủ Thiêm và những khuyến nghị về thể chế" do Viện Nghiên cứu phát triển TP Hồ Chí Minh tổ chức vừa qua, PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP Hồ Chí Minh cho biết, vụ đấu giá đất ở Thủ Thiêm vừa qua đã tạo ra tranh luận nhiều chiều, khi nhà đầu tư trả giá lên tới 24.500 tỷ đồng cho một khu đất có diện tích 10.000 m2 (tương đương 2,45 tỷ đồng/m2).
Đây là mức giá được các chuyên gia đánh giá là quá cao so với các khu vực đô thị trung tâm TP Hồ Chí Minh. Cùng với đó là việc doanh nghiệp bỏ cọc sau khi trúng đấu giá gây tâm lý không tốt trên thị trường bất động sản.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Hữu Nguyên, qua vụ đấu giá đất Thủ Thiêm cho thấy, cần xác định dòng tiền của người tham gia đấu giá; đánh giá xem có lợi ích nhóm hay không, có tình huống nhà đầu tư vay tiền để đấu giá đất rồi dùng tài sản này đi thế chấp hay không. Vừa qua, nhà đầu tư đưa ra mức giá cao (2,45 tỷ đồng/m2) buộc cơ quan Nhà nước phải đi tìm nguồn gốc, mục đích, động cơ của doanh nghiệp. Phải chăng đó là cách doanh nghiệp kích hoạt giá đất ở các nơi xung quanh Khu đô thị mới Thủ Thiêm và đó mới chính là nơi sinh lời chứ không phải khu đất trúng đấu giá.
Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh cho rằng, dư luận đặt vấn đề từ vụ đấu giá rồi bỏ cọc vừa qua tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, doanh nghiệp tham gia đã đánh bóng cổ phiếu, đánh bóng giá trị thương hiệu, phát hành trái phiếu, huy động vốn xã hội... Rất may là Trung ương và TP Hồ Chí Minh đã sớm vào cuộc, nếu không sẽ gây thiệt hại khôn lường.
Trong phiên đấu giá đất Thủ Thiêm vừa qua, các cơ quan chức năng của TP Hồ Chí Minh đã yêu cầu người tham gia đấu giá viết bản cam kết về nguồn vốn, triển khai dự án theo quy hoạch... nhưng như vậy cũng chưa đủ pháp lý ràng buộc, dẫn tới việc doanh nghiệp chỉ mới thành lập, chưa có kinh nghiệm trong đầu tư dự án bất động sản nhưng vẫn tham gia đấu giá rồi bỏ cọc.
Ông Phạm Chánh Trực, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh cho rằng, đất đai là hàng hóa đặc biệt, không "đẻ" ra được và không thể đem ra đấu giá như một căn hộ, máy móc hay tấn gạo. Tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, thay vì đấu giá quyền sử dụng đất thì phải đấu thầu dự án đầu tư, chọn nhà đầu tư đủ năng lực nhằm đạt được mục đích cuối cùng là phát triển Khu đô thị mới Thủ Thiêm như quy hoạch và kỳ vọng.
Nhanh chóng sửa luật
Để khắc phục tình trạng "đua giá", bỏ cọc như vụ đấu giá đất Thủ Thiêm vừa qua (hiện có 2/4 doanh nghiệp trúng đấu giá bỏ cọc), ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh cho hay, Luật Đấu giá tài sản hiện nay áp dụng chung cho việc đấu giá tài sản của cả nhà nước và tư nhân nhưng không phân biệt việc đấu giá đối với 1 lô đất để phát triển dự án bất động sản như ở nước ngoài. Đồng thời, không có quy định người tham gia đấu giá phải có thẩm định, đề xuất dự án sẽ triển khai tại lô đất sau khi trúng đấu giá.
Đáng chú ý, trong phiên đấu giá 4 lô đất Khu đô thị mới Thủ Thiêm vừa qua áp dụng Điều 41 là "Đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá" mà không áp dụng Điều 42 "Đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá", Điều 43 "Đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp" là chưa phù hợp với việc đấu giá lô đất làm dự án bất động sản. Điều 41 Luật Đấu giá chỉ có thể áp dụng đối với việc đấu giá tài sản nhỏ lẻ như bức tranh, bình gốm...
"Trước mắt, để đảm bảo tính khả thi, thành công như mong muốn trong những phiên đấu giá quyền sử dụng đất tiếp theo tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Thành phố cần áp dụng Điều 42, Điều 43 Luật Đấu giá tài sản. Về lâu dài cần bổ sung, điều chỉnh quy định Luật Đấu giá tài sản và các quy định liên quan về đấu giá, nhằm tạo sự thống nhất. Đồng thời, để tăng tính khả thi kết quả các phiên đấu giá, cần có quy định cụ thể tiêu chuẩn người tham gia đấu giá cũng như cần có quy định đánh giá dự án đề xuất của nhà đầu tư đối với khu đất sau khi trúng đấu giá, sau đó mới tiếp tục các thủ tục đấu giá tiếp theo", ông Lê Hoàng Châu nêu quan điểm.
Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Trọng Hoài, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh cho rằng, Luật Đấu giá tài sản không phân chia tài sản nhỏ lẻ, tài sản lớn, nhất là tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản trên đất. Vì thế Luật Đấu giá tài sản cần đưa ra một số khái niệm chuyên biệt, thậm chí có quy định cụ thể về đất đai và tài sản trên đất làm tài sản đấu giá. Cùng đó, cần có quy định kiểm soát năng lực người tham gia đấu giá bằng việc xác lập hồ sơ nộp năng lực cho cơ quan có chức năng cũng như kiểm soát dòng tiền và thẩm định dự án đề xuất của người tham gia khi trúng lô đất đấu giá.
Trong khi đó, bàn về vấn đề giá trúng đấu giá và bỏ cọc, ông Nguyễn Thế Phượng, giảng viên Trường Đại học Tài chính Marketing đề xuất, ngoài việc mất cọc cần bổ sung chế tài phạt nhà đầu tư bỏ cọc để ràng buộc trách nhiệm. Mức phạt có thể từ 10- 20% mức trúng đấu giá.
Còn theo Thạc sĩ Lê Mộng Triết, Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, cuộc đấu giá đất ở Thủ Thiêm có nhiều hệ lụy và làm mất tính nghiêm trang của buổi đấu giá khi doanh nghiệp đua giá rồi bỏ cọc. Vì thế, cơ quan nhà nước cần lựa chọn hình thức đấu giá phù hợp với từng loại tài sản để tránh tình trạng "đua giá" như vừa qua.
Đốc thúc doanh nghiệp nộp tiền trúng đấu giá đất 'vàng' Thủ Thiêm Hiện cơ quan thuế vẫn đang đôn đốc nghĩa vụ nộp tiền đất đối với 3 doanh nghiệp trúng thầu quyền sử dụng đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Một góc Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ảnh tư liệu: Quang Nhựt/TTXVN Liên quan đến vụ đấu giá quyền sử dụng đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, chiều 9/2,...