Vụ Vạn Thịnh Phát: Cựu Cục trưởng thanh tra xin giảm nhẹ để về trị bệnh
Bị tuyên phạt chung thân vì liên quan tới vụ Vạn Thịnh Phát, cựu cục trưởng Đỗ Thị Nhàn mong được xem xét thêm những tình tiết giảm nhẹ mới để có thể sớm trở về với gia đình và điều trị bệnh.
Hôm nay (21/11), phiên xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan và 47 đồng phạm tiếp tục phần tranh luận.
Bào chữa cho bị cáo Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra giám sát ngân hàng II thuộc Ngân hàng Nhà nước, Trưởng đoàn thanh tra Ngân hàng SCB), luật sư cho rằng tại phiên sơ thẩm mới chỉ áp dụng tình tiết giảm nhẹ là “người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải”.
Vì vậy, luật sư đề nghị cấp phúc thẩm xem xét áp dụng thêm các tình tiết giảm nhẹ như: người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả; người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án; người phạm tội có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.
Bị cáo Đỗ Thị Nhàn. Ảnh: Nguyễn Huế
Lý do cần áp dụng thêm những tình tiết giảm nhẹ này, theo luật sư, là ngay tại thời điểm vụ án được phá, bị cáo Nhàn đã có đơn thú tội và nhận thức được hành vi sai trái của mình.
Bên cạnh đó, ngoài việc nộp đủ 5,2 triệu USD khắc phục toàn bộ hậu quả của vụ án thì bị cáo Nhàn còn nộp thêm 1 tỷ đồng (dù bản án sơ thẩm không tuyên buộc). Điều này thể hiện sự nỗ lực, sự ăn năn và chuyển biến về nhận thức của bị cáo.
Vì vậy, luật sư không đồng tình với quan điểm của đại diện VKS tại phiên tòa phúc thẩm, cho rằng tuy bị cáo Nhàn có ăn năn hối cải và nộp khắc phục hậu quả nhưng không có căn cứ để xem xét giảm nhẹ.
Luật sư đề nghị HĐXX xem xét Nghị quyết 03/2020 của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao để áp dụng chính sách khoan hồng đặc biệt đối với bị cáo Nhàn.
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: Nguyễn Huế
Tự bào chữa, bị cáo Nhàn trình bày đã báo cáo đầy đủ sai phạm, thực trạng Ngân hàng SCB cho lãnh đạo vào thời điểm tiến hành thanh tra. Bị cáo cũng nhận thức có sai phạm nên khắc phục hậu quả ngay từ đầu.
“Cả một đời cống hiến của bị cáo đã bị hủy bỏ bởi một lần sai phạm. Hiện khối u trong cơ thể bị cáo ngày một lớn, 2 năm nay chưa được thăm khám. Bị cáo thiết tha đề nghị tòa xem xét thêm những tình tiết giảm nhẹ mới để có thể sớm trở về với gia đình và điều trị bệnh” – bị cáo Nhàn nói trong nước mắt.
Theo bản án sơ thẩm, trong quá trình thanh tra, với vai trò là trưởng đoàn, bà Nhàn đã nhận 5,2 triệu USD của Ngân hàng SCB thông qua bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn (nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng SCB) và Đinh Văn Thành (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB).
Sau đó, bị cáo Nhàn chỉ đạo cấp dưới báo cáo và ban hành dự thảo kết luận thanh tra không khách quan, không trung thực, không đúng thực trạng tài chính, bao che, bưng bít sai phạm của Ngân hàng SCB.
Với sai phạm này, bị cáo Nhàn bị TAND TPHCM tuyên phạt chung thân về tội “Nhận hối lộ”.
Cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn nhận 5,2 triệu USD lãnh án chung thân
Bị cáo Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II) bị tòa phạt tù chung thân do đã nhận hối lộ tới 5,2 triệu USD vì đã bao che sai phạm tại SCB.
Ngoài bị cáo Đỗ Thị Nhàn, chiều 11.4, TAND TP.HCM đã tuyên phạt Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) mức án tử hình vì đã cùng 84 đồng phạm, gây thiệt hại nghiêm trọng cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) hơn 677.000 tỉ đồng.
Theo đó, đối với nhóm các bị cáo của cơ quan nhà nước, trong đoàn thanh tra tại SCB, tòa phạt Nguyễn Văn Hưng (cựu Phó chánh Thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước) 11 năm tù về tội lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Cùng về tội danh với bị cáo Hưng, còn có 15 bị cáo bị phạt từ 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo đến 11 năm tù.
Đối với số tiền 5,2 triệu USD mà Đỗ Thị Nhàn nhận hối lộ và các khoản tiền mà 16 bị cáo trong đoàn thanh tra, theo HĐXX, phải thu hồi trả lại cho SCB để khắc phục một phần hậu quả trong vụ án.
Bị cáo Đỗ Thị Nhàn bị tòa phạt tù chung thân. Ảnh NHẬT THỊNH
Theo tòa, quá trình thanh tra, Trương Mỹ Lan gặp gỡ bàn bạc, trao đổi với Đỗ Thị Nhàn, Trưởng đoàn thanh tra tại SCB. Đồng thời bị cáo chỉ đạo Võ Tấn Hoàng Văn (Tổng giám đốc SCB) đưa 5,2 triệu USD cho Đỗ Thị Nhàn. Ngoài ra, phía SCB còn đưa tiền, quà bồi dưỡng các thành viên trong đoàn thanh tra, cao nhất là 390.000 USD.
Từ đó, Đỗ Thị Nhàn che giấu, báo cáo không trung thực, không đầy đủ các sai phạm của SCB theo hướng giảm nhẹ, có lợi cho SCB để ngân hàng này không bị đưa vào kiểm soát đặc biệt và tiếp tục kiến nghị đề xuất tạo điều kiện được tái cơ cấu.
Toàn cảnh bản án vụ Trương Mỹ Lan - Vạn Thịnh Phát
Theo HĐXX, hành vi của các bị cáo trong đoàn thanh tra vì vụ lợi đã chỉ đạo, lập các báo cáo không trung thực, không đầy đủ, bao che sai phạm của SCB. Việc này dẫn đến không kịp thời ngăn chặn để Trương Mỹ Lan và đồng phạm rút, sử dụng tiền của SCB trái pháp luật, gây thiệt hại đặc biệt lớn cho ngân hàng này.
Tại tòa, bị cáo Đỗ Thị Nhàn nêu lý do nhận 5,2 triệu USD nhằm bảo vệ gia đình... Song, HĐXX thấy lời trình bày này "không có căn cứ". Bởi, quá trình nhận tiền của bị cáo thực hiện trong thời gian dài. Nếu không muốn nhận thì bị cáo có thể không nhận tiền, hơn nữa bị cáo còn cho mật khẩu nhà để Võ Tấn Hoàng Văn đưa tiền vào nhà cho bị cáo.
Từ những phân tích trên, HĐXX nhận định Trương Mỹ Lan cấu thành tội đưa hối lộ, còn Đỗ Thị Nhàn tội nhận hối lộ.
Bị cáo Nhàn nhận số tiền đặc biệt lớn, đây là tội phạm tham nhũng nguy hiểm nhất, ảnh hưởng đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước.
"Tại phiên tòa, bị cáo Nhàn chưa thành thật, thừa nhận nhận vi phạm tội, nên cần phải có mức án nghiêm khắc nhất. Nhưng xét bị cáo đã nộp lại toàn bộ tiền nhận hối lộ nên cần giảm nhẹ một phần hình phạt", bản án phân tích.
Bị cáo Nguyễn Văn Hưng (cựu Phó chánh Thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước) bị phạt 11 năm tù. Ảnh NHẬT THỊNH
Trong 16 bị cáo thuộc nhóm tội lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ, HĐXX đánh giá bị cáo Nguyễn Văn Hưng là người ra quyết định thanh tra.
Cũng theo tòa, bị cáo Hưng là người chỉ đạo, giám sát nội dung hoạt động thanh tra của đoàn thanh tra tại SCB, tiếp nhận báo cáo và báo cáo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và Thủ tướng Chính phủ về kết quả thanh tra. Bị cáo Hưng cũng là người nhận số tiền lớn nhất (390.000 USD), nên cần phải có mức án cao nhất so với các bị cáo khác trong nhóm tội này.
Điểm đáng chú ý trong vụ án, ngoại trừ cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn bị truy tố tội nhận hối lộ (có khung hình phạt tù 20 năm, chung thân hoặc tử hình); còn bị cáo Hưng và 15 thành viên trong đoàn cũng nhận tiền nhưng bị truy tố tội lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ, có khung hình phạt thấp hơn (từ 10 - 15 năm tù).
Theo đó, trong lần thanh tra đợt 1, bị cáo Đỗ Thị Nhàn trực tiếp chỉ đạo cấp dưới để bỏ ngoài số liệu phân loại nợ xấu gần 38.000 tỉ đồng; làm thay đổi toàn bộ các chỉ tiêu tài chính của SCB theo hướng có lợi cho ngân hàng này...
Trong đợt thanh tra lần 2, nữ cựu Cục trưởng chủ động đề xuất bị cáo Hưng thay đổi kế hoạch thanh tra nhằm thu hẹp phạm vi, thời kỳ thanh tra đối với 71 khách hàng...
Mức án dành cho 15 bị cáo trong tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ
Nguyễn Thị Phụng, Phó cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II, nhận 20.000 USD, 210 triệu đồng, 1 đồng hồ, 1 túi xách, 1 chiếc khăn, bị phạt 4 năm tù.Bùi Tuấn Khoa, Phó cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II nhận 100 triệu đồng, bị phạt 3 năm tù.Vương Đỗ Anh Tuấn, Trưởng phòng Thanh tra thuộc Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II nhận 20.000 USD, 2 chiếc áo, bị phạt 3 năm tù treo.Trần Văn Tuấn, Thanh tra viên Vụ Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp (thuộc Thanh tra Chính phủ) nhận 6.000 USD, 40 triệu đồng, bị phạt 3 năm tù.Lê Thanh Hà, Phó chánh Thanh tra Kiểm toán Nhà nước, cựu Trưởng phòng Kiểm toán ngân hàng 1, Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành VII nhận 14.000 USD, 100 triệu đồng, bị phạt 3 năm tù.Nguyễn Văn Thùy (cựu Phó trưởng ban Giám sát tổng hợp, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia) nhận 21.000 USD, 60 triệu đồng, 1 áo sơ mi, 1 áo phông, 1 hộp yến, bị phạt 3 năm tù.Nguyễn Tuấn Anh (cựu công chức Vụ Thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng trong nước, thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước) nhận 100 triệu đồng, bị phạt 3 năm tù.Vũ Khánh Linh, Phó trưởng phòng Thanh tra ngân hàng thương mại cổ phần (thuộc Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II, Ngân hàng Nhà nước) nhận 100 triệu đồng: 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo.Trương Việt Hưng (thanh tra viên Vụ Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp, thuộc Thanh tra Chính phủ) nhận 6.000 USD, bị phạt 3 năm tù.Nguyễn Duy Phương (thanh tra viên Vụ Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế) nhận 1.000 USD, 20 triệu đồng, bị phạt 2 năm tù.Nguyễn Văn Dũng (Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM) nhận 400 triệu đồng, 15.000 USD, bị phạt 11 năm tù.Nguyễn Thị Phi Loan (cựu Phó chánh Thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM) nhận 470 triệu đồng, bị phạt 4 năm tù.Phan Tấn Trung (Phó chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM) nhận 1,1 tỉ đồng, bị phạt 7 năm tù.Võ Văn Thuần (Phó chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM) nhận 1,8 tỉ đồng, bị phạt 7 năm tù.Nguyễn Tín (cựu Phó trưởng phòng Thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng TP.HCM, thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng Ngân hàng Nhà nước) nhận 500 triệu đồng, bị phạt 3 năm tù.
Vụ Vạn Thịnh Phát: Cựu cán bộ thanh tra 'tị nạnh' tội danh với đồng nghiệp Liên quan đến vụ Vạn Thịnh Phát, luật sư bào chữa và bị cáo Đỗ Thị Nhàn đề nghị Hội đồng xét xử xem lại tội danh vì các thành viên khác trong đoàn thanh tra đều nhận tiền từ Ngân hàng SCB nhưng chỉ bị cáo Nhàn bị truy tố tội "Nhận hối lộ". Ngày 1/4, phiên tòa xét xử bị cáo...