Vụ “tra tấn” học sinh: Roi mây nên người
Vụ việc “tra tấn” học sinh ở Thái Nguyên làm tôi bất chợt nhớ về những kỷ niệm không bao giờ quên của thời đi học. Không thuộc bài, chúng tôi thường xuyên phải nếm roi mây, nhưng mặc nhiên không bao giờ oán hận thầy cô mà xem đó như sự quan tâm đặc biệt.
Tôi năm nay hơn 50 tuổi, trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống. Tôi nhận thấy sự khác biệt quá lớn trong cách ứng xử của học sinh đối với thầy cô và cách giảng dạy của thầy cô đối với học sinh ngày nay so với thế hệ chúng tôi.
Chuyện roi mây xưa và đạo đức học sinh hôm nay
Thời chúng tôi cắp sách đến trường, tất cả học sinh đều kính trọng thầy cô, luôn khoanh tay lễ độ và cúi đầu chịu sự giáo huấn, rèn dạy của thầy cô. Gặp giáo viên ở bất cứ nơi đâu, kể cả không phải giáo viên đứng lớp trực tiếp của mình, đều khoanh tay chào thưa thầy cô lễ phép.
Khi chúng tôi lầm lỗi, không thuộc bài hay nghịch ngợm trong lớp, bị thầy cô bắt phạt thì quỳ gối trước lớp, giơ tay để nhận cái thước kẻ hoặc cái vụt bằng roi mây. Mặc nhiên không học trò nào oán hận hay hờn trách thầy cô mình mà ngược lại xem đó như là một sự quan tâm đặc biệt thầy cô dành cho mình. Bởi cốt lõi thầy cô cũng chỉ muốn cho chúng tôi rèn luyện bản thân, chú tâm vào học hành để nên người.
Chúng tôi -những thế hệ đi trước- luôn luôn nhớ ơn thầy cô đã dạy mình nên người và “cách làm người” thành đạt.
Thầy đồ xưa luôn sẵn roi mây trong tay
Video đang HOT
Xã hội tiến bộ, trăm thứ văn minh du nhập vào nước ta, có những thứ văn minh rất cần học hỏi nhưng cũng có những thứ văn minh ngoại lai không thích hợp đối với văn hóa Á Đông truyền thống.
Học sinh thời nay có bộ phận xem thầy cô của mình như ngang hàng. Họ cho rằng: Tôi bỏ tiền ra, mấy “ông, bà” phải bán kiến thức cho tôi, thích thì học, không thích thì thôi. Nếu “chơi” không đẹp thì hãy coi chừng.
Biết bao vụ án học sinh đánh vào mặt thầy cô và đau lòng hơn còn có sự tiếp tay của những bậc phụ huynh “đáng kính”. Đôi khi chính phụ huynh không biết đâu là sai trái, lại bênh vực, bao che lầm lỗi cho con mình. Khi con em mình lớn lên, gây ra những tệ nạn nhức nhối cho xã hội, lừa gạt cha mẹ, coi thường thầy cô.
Nhiều học sinh bỏ học đeo bám game online, thể hiện đẳng cấp bằng… tụ tập sống “bầy đàn” ma túy, hút chích và coi trời bằng vung. Khi không có tiền thì túng quẫn lừa gạt cả thầy cô, cha mẹ và gây ra những việc nhức nhối cho xã hội.
Lối sống thực dụng từ môi trường giáo dục
Đời sống kinh tế khó khăn, đồng lương giáo viên chật hẹp đã phát sinh nhiều tiêu cực. Có giáo viên truyền đạt kiến thức cho thế hệ đi sau không bằng trách nhiệm, bằng lương tâm mà bằng… tiền. Nhiều trường hợp trù dập, đối xử không công bằng với học sinh.
Học sinh ngày nay với lớp học văn minh, cơ sở vật chất hiện đại (Nguồn Thanh niên)
Học sinh muốn đạt điểm cao phải đi học thêm nhà thầy cô, phải “quan tâm” đặc biệt đến thầy cô. Đại gia dùng tiền bạc để mua chuộc kết quả mà không biết thực chất con em mình có thu nhận được kiến thức gì hay không. Nhà trường bầu chọn những “mạnh thường quân” giàu có vào vị thế trong Hội phụ huynh học sinh, ra sức kêu gọi ủng hộ trăm thứ quỹ. Bao nhiêu gia đình muốn cho con cái chữ mà phải lao động cật lực, chạy theo những “đóng góp xã hội”. Chỉ có học sinh nghèo là bị bỏ lơ.
Thực dụng – đa đoan từ chính môi trường giáo dục. Chúng ta luôn ra rả nói rằng đạo đức xã hội ngày càng xuống cấp, tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên ngày càng tăng lên. Nhưng không ai suy luận ra rằng xã hội đang ngập trong tư tưởng thực dụng. Thế hệ học sinh bây giờ chỉ nghĩ đến thi ngành gì sau này đem lại nhiều thu nhập cao. Có mấy ai nghĩ được học để thu nhận kiến thức, phát minh, chế tạo ra công cụ giúp ích cho đời? Bởi đó, tư tưởng thực dụng đã sinh ra từ ngay chính ngôi trường- nơi ươm mầm nhân cách.
Hiện tượng tra tấn học sinh ở Thái nguyên làm tôi bất chợt nhớ về kỷ niệm không bao giờ quên với các thầy cô thời đi học. Nhờ vậy tôi đã thành người như hôm nay. Ôi thầy cô kính yêu của tôi nay còn được mấy người?
Theo VNN
Lại chuyện học của trẻ "tiền" lớp 1
Năm nào cũng vậy, cứ đến độ này là báo chí lại đưa tin rầm rộ về việc có nên dạy trước cho trẻ trước khi vào lớp 1 hay không.
Câu trả lời tất nhiên là không với hàng loạt các lý do được đưa ra nào là không phù hợp với khả năng tiếp thu của trẻ, dễ tạo tâm lý chểnh mảng trong học tập sau này do "biết rồi việc gì phải học", dẫn đến trong một lớp có nhiều trình độ đến nỗi làm khó giáo viên v.v... và v.v... Nếu xét về lý thuyết, các khuyến cáo trên đều đúng, không một người nào có thể phủ nhận, ngay cả những người trực tiếp đứng trên bục giảng. Tuy nhiên, dựa trên những gì thực tế như là chương trình, mục tiêu... thì những lời khuyên ấy xem ra lại không có ý nghĩa.
Chị Nguyễn Thu Minh ở phố Đội Cấn, quận Ba Đình, có con năm nay vào lớp 1. Nhưng ngay từ đầu năm, chị đã chọn trường, lớp rồi chọn cả giáo viên để cho con học thêm trước khi chính thức cắp sách đến trường với mục đích làm quen với môi trường mới và quan trọng là: "nếu không học trước đến khi vào trong năm làm sao theo nổi chương trình".
Vậy là mặc dù đến tháng 10 này, con chị mới đầy 6 tuổi nhưng ngày nào chị Dung cũng đưa con đi học y như một học sinh tiểu học, chỉ khác là cháu học vào buổi tối hoặc sau giờ giảng dạy chính thức của giáo viên. Chương trình cháu học nếu không kể các môn phụ mà chỉ xoay quanh tiếng Việt và toán thì hoàn toàn như chương trình giảng dạy trong nhà trường, kể cả giáo viên. Bởi giáo viên mà chị Dung "chọn mặt gửi vàng" cũng chính là giáo viên dạy lớp 1. Nhiều người hỏi nhồi nhét như vậy, liệu khả năng tiếp thu của cháu có "ổn" không, nhất là cháu vẫn đang còn trong tuổi mẫu giáo? Chị bảo: "Không ổn cũng phải ổn. Bởi giáo dục của ta hiện nay như vậy nếu không theo "guồng quay" của nó thì hoặc là thất học ở nhà hoặc là lúc nào cũng tụt hậu, "đội sổ" so với chương trình.
Như chị Minh, tâm lý của anh Bùi Xuân Dũng ở đường Bưởi, quận Tây Hồ cũng vậy. Năm nay, anh có cậu con trai bắt đầu nhập trường tiểu học, chính thức trở thành học sinh phổ thông. Nhưng từ Tết trở ra, bạn bè nói vui con anh đã "gia nhập hàng ngũ" này rồi. Vì một tuần cháu cũng chỉ nghỉ hai ngày cuối tuần còn đâu phân chia lịch học, ban ngày giờ hành chính thì học viết chữ đẹp của một chuyên gia về lĩnh vực này, buổi chiều và tối tùy theo sự sắp xếp của giáo viên dạy thêm, sẽ học tiếng Việt hoặc toán. Chưa kể về nhà, cháu còn phải tập chép và làm bài đúng như học sinh đã học lớp 1. "Biết như thế...". Anh Dũng chia sẻ: "... Là cháu rất vất vả và tuổi thơ dường như bị "đánh cắp" song không thể nào khác được. Sống ở môi trường như thế nào thì buộc phải theo như vậy thôi, mặc dù biết là dở, là đi ngược với giáo dục dưới góc độ tâm lý...". Điều đáng nói thêm: anh Dũng lại chính là một giáo viên giảng dạy THCS nên hơn ai hết, anh hiểu cặn kẽ giáo dục Việt Nam hiện đang như thế nào. Vậy mà anh còn phải theo - làm cái điều thực tế thâm tâm của người giáo viên như anh mách bảo không nên thì huống chi người khác...
"Cưỡng bức" giáo dục
Không chỉ anh Dũng, chị Minh mà rất nhiều bậc cha mẹ khác có con bắt đầu học lớp 1 đều làm như vậy. Không phải họ làm theo phong trào, theo tâm lý số đông mà thực tế từ những người đi trước, từ kinh nghiệm của chính những người trong ngành rồi từ chính bản thân họ... buộc họ phải cho con học trước chương trình. Cũng cần phải nói việc dạy trước cho trẻ "tiền" lớp 1 này, ngành giáo dục nghiêm cấm, chỉ cho phép dạy các em thuộc 24 chữ cái và đếm trong phạm vi 10. Tuy nhiên, phạm vi kiến thức ấy so với tổng thể chương trình giáo dục dành cho lớp 1 thì dường như không ăn nhập gì, không phải là một bộ phận của cả hệ thống chương trình mà bị tách biệt đến nỗi có cảm giác các em phải nhảy từ vực sâu lên đỉnh cao trong quá trình tiếp thu kiến thức. Cho nên quy định của ngành giáo dục nghiêm cấm dạy trước cho học sinh trước khi vào lớp 1 là "hữu danh vô thực", thậm chí bị ngay những giáo viên dạy tiểu học phá luật để giảng dạy cho học sinh nhằm giúp các em khi vào năm học chính thức có thể bắt nhịp được với chương trình. Ngay một vị lãnh đạo của Sở Giáo dục TP Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định với báo chí: "Nếu con tôi vào lớp 1, tôi cũng phải cho cháu đi học trước"!
Vậy, chương trình lớp 1 khó như thế nào để rồi các em phải gian nan như vậy?
Ở học kỳ I, mặc dù được phân chia đều nhau về số tiết nhưng Tiếng Việt xem ra "nặng" hơn toán do học sinh phải làm quen với chữ cái, âm, vần... dưới hình thức đọc và viết. Tưởng rằng môn này học đơn giản nhưng thực tế mất rất nhiều sức của học sinh và cần sự kiên trì, kỳ công của giáo viên trong giảng dạy. Như tập viết, với nét khuyết, nét thắt, nét chéo rồi viết trọn vẹn cả một chữ cái, nhất là với chữ e, b, q... học sinh rèn mãi mới viết được vì tay yếu các em không thể viết liền thành một đường mà cứ đến giữa chừng phải nghỉ, phải viết thành hai lần mới trọn một chữ. Thế mà, chương trình quy định chỉ trong vài tiết học sinh phải làm được điều này. Thử hỏi nếu như không học trước, rèn trước thì liệu vào năm học, học sinh lớp 1 có viết được như vậy? Hay với các chữ a, ă, â hay e, ê... cùng những vần có các chữ này, với khả năng tiếp thu của một đứa trẻ vừa rời trường mầm non để thuộc mặt chữ, phân biệt được cách phát âm, cách viết cũng cần lắm khoảng thời gian nhất định nhưng nói như một phụ huynh: "học như đi ăn cướp" vì gần như mỗi ngày một kiến thức mới, học chưa xong kiến thức này, đã phải "nạp" kiến thức khác. Chưa kể đến phải tập chép chính tả, phải đọc thông viết thạo sau khi kết thúc học kỳ I đúng như mục tiêu của ngành giáo dục đề ra... Nếu không học trước, chắc chắn học sinh không thể đáp ứng mục tiêu ấy.
Rồi môn toán, học kỳ I, chương trình quy định: cộng trừ trong phạm vi 10. Nói thật, chỉ với kiến thức đơn giản được phép dạy khi còn ở mầm non là thuộc mặt số thì học sinh khó thực hiện được phép toán này khi vào lớp 1. Do khái niệm thế nào là cộng, trừ mơ hồ trong sự tiếp thu của học sinh lắm. Thế nhưng vì đã được học trước, nên học sinh mới có thể tiếp thu như vậy chứ chỉ trong thời lượng có hạn được dạy chính thức ở trường thì "i, t" chắc chắn là khả năng tiếp thu của học sinh. Ngay cô Nguyễn Kim Hoa là giáo viên dạy giỏi tại một trường điểm ở quận Ba Đình cũng nhận định: "Với khối lượng kiến thức của lớp 1, nếu học sinh hoàn toàn chưa biết gì như một tờ giấy trắng thì trong quá trình học, học sinh khó nắm chắc kiến thức một cách nhuần nhuyễn". Sang đến học kỳ II thì toán còn như đánh đố học sinh hơn. Cái khó của môn toán trong thời kỳ này là chồng chất kiến thức mới. Học sinh phải học theo kiểu nhồi nhét, quá sức tiếp thu của các em. Đúng như một nhà tâm lý giáo dục đã nói: Học sinh bây giờ đang bị "cưỡng bức"giáo dục.
Ngay từ lớp 1, học sinh đã rơi vào tình trạng bị "cưỡng bức giáo dục" như vậy và phải học trước, học thêm mới đáp ứng được sự "cưỡng bức" ấy. Nhìn lại cả hệ thống giáo dục phổ thông thì thấy đều mang "chủ trương" đó. Và chính điều này đã tạo ra những hành động lách luật, phá luật rồi cả những luật "hữu danh vô thực" trong giáo dục. Quan trọng hơn là nó tạo ra cả một thế hệ cái gì cũng học mà cuối cùng như chẳng học cái gì. Để thay đổi điều đó, để học sinh học vừa đúng sức ngay từ lớp 1 vừa đáp ứng nhu cầu của xã hội chỉ có thể thay đổi từ nền tảng - quan niệm, chủ trương giáo dục.
Theo Xuân Bách
Petrotimes
Xem clip con bị 'tra tấn', phụ huynh đòi 'xử' giáo viên Sau khi xem clip cháu trai bị "tra tấn" tại Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp 2 (Thái Nguyên), ông của em Thành đã thốt lên: "Phải làm thịt bọn này". Chúng tôi đã tìm gặp phụ huynh của các em học sinh bị "tra tấn" tại trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp 2 của ông Phạm Minh Tuấn tại TP...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

1,4 triệu người hóng xem con trai Nhã Phương có 1 hành động lạ giữa đêm lúc Trường Giang vắng nhà
Sao việt
20:18:31 22/02/2025
Chó dại thả rông chạy vào chợ cắn 3 người ở Bình Thuận
Sức khỏe
20:06:11 22/02/2025
Nam thần "ma ca rồng" của showbiz bất ngờ thông báo hủy cưới, chia tay bạn gái diễn viên kém 19 tuổi
Sao châu á
19:58:35 22/02/2025
Erling Haaland bổ sung vào bộ sưu tập siêu xe của mình liên tiếp
Sao thể thao
19:57:20 22/02/2025
Kinh hoàng clip nữ diễn viên bị xe đụng, hoảng loạn nhưng phản ứng của ekip mới gây phẫn nộ
Hậu trường phim
19:49:08 22/02/2025
Trứng quý như vàng, dịch vụ cho thuê gà đẻ nở rộ tại Mỹ
Lạ vui
18:16:32 22/02/2025
Hành động của một đứa trẻ khiến người dân cả khu chung cư nửa đêm phải dậy khắc phục: Đi làm về mệt còn ôm "bụng" tức!
Netizen
18:16:11 22/02/2025
Trúng độc đắc 2 ngày cuối tuần (22 và 23/2), 3 con giáp lộc lá xum xuê, làm ăn thịnh vượng
Trắc nghiệm
17:53:37 22/02/2025