Kiểm tra đột xuất sức khỏe HS, SV để phát hiện sử dụng ma túy
Bộ GD-ĐT, yêu cầu các Sở GD-ĐT, các trường ĐH,CĐ,TCCN tổ chức khám sức khỏe và xét nghiệm đột xuất, ngẫu nhiên đối với HS,SV để phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy.
Hưởng ứng đợt cao điểm về phòng chống ma túy, Bộ GD-ĐT đề nghị các Sở GD-ĐT, các trường ĐH, CĐ tổ chức đợt cao điểm về phòng chống ma túy trong trường học từ ngày 1/6/2012 dến ngày 30/9/2012. Theo đó, các đơn vị cần đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền phòng, chống ma túy cho HS-SV trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa, “Tuần sinh hoạt công dân – học sinh, sinh viên”. Tổ chức các hoạt động mít tinh, ra quân, kết hợp với việc tuyên truyền trên hệ thống thông tin của nhà trường.
Phát động phong trào tố giác, vận động tự giác khai báo về tình trạng sử dụng ma túy trái phép trong tổ chức đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý thông tin của HS-SV, cán bộ, nhà giáo và nhân dân có liên quan đến công tác phòng, chống ma túy của nhà trường.
Đặc biệt, bộ yêu cầu các trường cần tổ chức khám sức khỏe khi tuyển sinh, khám sức khỏe định kỳ cho HS-SV kiểm tra, xét nghiệm ngẫu nhiên việc sử dụng ma túy và xét nghiệm đột xuất khi cần thiết đối với HS-SV nhằm rà soát, phát hiện HS-SV sử dụng trái phép chất ma túy.
Tổ chức cho HS,SV, tập thể, đơn vị ký cam kết và giao ước thi đua không liên quan đến tệ nạn ma túy và tích cực phòng chống ma túy vào đầu năm học 2012 – 2013.
Phối hợp chặt chẽ với địa phương, gia đình để quản lý HS-SV trong dịp nghỉ hè. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tạo điều kiện để HS-SV, cán bộ nhà giáo thường xuyên tham gia vào các hoạt động CLB, văn nghệ, thể thao nhằm nâng cao đời sống tinh thần, tránh xa tệ nạn ma túy.
Video đang HOT
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
TS Lê Thẩm Dương bật mí giảng dạy cuốn hút
Sau rất nhiều những ý kiến trái ngược nhau về phương pháp giảng dạy gây buồn ngủ tại các giảng đường, TS Dương đã nói về vấn đề này.
Người thầy phải thích ứng với nhu cầu phát triển của xã hội
Mới đây, trong một lần ra Hà Nội công tác, phóng viên đã có cuộc trao đổi thẳng thắn với vị Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh - Trường Đại học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh. Chia sẻ với phóng viên về câu chuyện dạy và học của giảng viên và sinh viên bây giờ, TS Lê Thẩm Dương cho biết: ông cũng đã từng được học nghiệp vụ sư phạm và từng học, giảng dạy tại nước ngoài.
Trong môi trường giáo dục, người giảng dạy phải có con mắt biện chứng và con mắt lịch sử cụ thể. Môi trường giáo dục trường học rất khác nhau, chủ thể ở trường học cũng khác nhau hoàn toàn. Vì người học hiện nay trong thế bị động, nếu người thầy không biết tác động vào điều đó thì chỉ làm buổi học thêm nhàm chán.
"Một số đồng nghiệp của tôi vẫn thừa nhận việc giảng dạy cho sinh viên bây giờ đang ở trạng thái tĩnh. Khi tôi được tiếp xúc giảng dạy ở nước ngoài, tôi nhận thấy khác với nền giáo dục của ta, đơn giản là việc không còn ngăn cách với bục giảng nữa, thầy và trò có chỉ là ở những trao đổi, chia sẻ. Bởi người ta nhận thấy rằng, sinh viên hiện nay khác lắm rồi.
Thực tế hiện nay cho thấy, người thầy là người bán sản phẩm giảng dạy còn sinh viên là người nhận sản phẩm giảng dạy, cho nên cái thực tiễn không có. Giống như người ta xây một ngôi nhà cũng nhìn thấy đâu là trọng tâm, đâu là cốt lõi. Liên tưởng đến ngành Giáo dục, sinh viên phải là trọng tâm. Nhưng quan trọng phải nhìn thấy, phải hiểu và phải biết sinh viên ấy cần cái gì và mình phải đáp ứng như thế nào"._TS Dương chia sẻ.
TS Dương nhấn mạnh: "Tôi xin nhắc lại, người học bây giờ thực sự phải là trọng tâm, bởi người học ở trạng thái động và sinh viên vẫn là yếu tố quan trọng nhất. Trạng thái động ở đây có nghĩa là sinh viên là trình độ rất cao khi mạng internet như một thế lực thứ 5, vì họ cũng ít nhiều biết về nội dung. Tức là họ đã va chạm, cảm thụ và nhìn nhận vấn đề tương đối mà thầy đưa ra trong bài giảng. Vì thế, những cái khoanh tay "em chào thầy họ bớt đi". Điều ấy tốt xấu tôi không bàn luận nhưng yếu tố thị trường khiến con người ta thay đổi và thích ứng nhanh chóng hơn".
TS Lê Thẩm Dương nói về việc các TS, NCS
TS Lê Thẩm Dương cho biết thêm: Trong nền kinh tế thị trường, mình cũng không thể chiều sinh viên trái với thuần phong mỹ tục được, cho nên mình nói tục cũng là điều cần tránh. Nhu cầu phát triển của xã hội mình là người thầy phải thích ứng với xu hướng phát triển của xã hội. Tức là người thầy cần phải thay đổi nhận thức, tư duy và đưa ra phương pháp giảng dạy hợp lý.
Phương pháp tốt phải đi cùng với nội dung của nó. Nội dung quyết định phương pháp cho nên giảng viên phải cập nhật liên tục những thông tin mới nhất. Phương pháp không nên cứng nhắc, quan trọng phải làm cho sinh viên hiểu được và phải gây hứng thú với vấn đề mình đề cập đến.
"Theo quan điểm của cá nhân tôi, một điều quan trọng nhất của người thầy là tạo nhiệt huyết trong bài giảng. Sự nhiệt huyết đó nó nằm trên mắt, nó qua cách giảng dạy, truyền đạt và trong tình cảm quý mến, lòng tin của người thầy với học trò và mang lại cho họ sự ham muốn đến tận cùng của vấn đề. Thế mới đánh giá được kết quả" - TS. Dương chia sẻ.
Bán kiến thức sinh viên cần chứ không bán cái mình có...
"Người thầy là bán sản phẩm đào tạo, là bán cái người ta cần, không được bán cái mình có, đó là nguyên tắc của thị trường. Nói thế này lại đụng chạm đến giáo viên, đồng nghiệp của tôi, hình như họ đang bán cái mình có mà sinh viên không cần thì đôi khi sẽ khó tránh việc sinh viên... buồn ngủ", TS Lê Thẩm Dương bày tỏ.
Cũng theo TS Dương, điều cần chia sẻ với sinh viên, nếu anh là trường Hàn Lâm hay gì đó, ứng dụng gì không biết nhưng vẫn phải chỉ ra cái thực tiễn của nó. Ngoài thực tiễn người thầy phải nói được và nói lên bản chất của vấn đề làm cho sinh viên hiểu. Bởi sự cập nhật thông tin qua mạng internet hiện nay rất tốt, họ đọc rất nhiều thứ và cập nhật được ngay mà thầy, cô không xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng sẽ thua ngay. Rồi thầy cô đưa ra vấn đề mà không giải thích được vấn đề đó thì lại càng làm cho sinh viên buồn ngủ.
Mình du nhập các phương pháp đào tạo tiên tiến ở nước bạn vào mà không vận dụng một cách khéo léo liên hệ thực tế tốt thì nó thành ra lại dở. Việc lạm dụng những bài thuyết trình, ứng dụng công nghệ kỹ thuật vào bài giảng không khéo sẽ khiến sinh viên mệt mỏi và không thấy hứng thú. Điều đó tại thầy hay tại trò? Vậy thuyết trình hay không thuyết trình nhưng để sinh viên hướng vào trọng tâm là điều quan trọng nhất. Giáo dục ở Việt Nam bây giờ bị hạn chế bởi không gian lớp học và môi trường học tập. Tất cả giới hạn đó khiến giảng viên cũng phải thích nghi trong môi trường giảng dạy được coi là hiệu quả cho sinh viên.
Theo GDVN
Những người làm "dâu không họ" ở trường học "Gánh" trên vai trách nhiệm theo dõi sức khỏe cả ngàn học sinh, giáo viên..., công việc áp lực nhưng nhu nhập thấp, ít cơ hội nên nhiều cán bộ y tế trường học khó chuyên tâm với nghề. Chuyên môn y tế nhưng công tác ở ngành GD nên "vị thế" của họ cũng mập mờ. Áp lực cao, thu nhập thấp...