Vụ SV đi thi hộ: GĐ ĐH Đà Nẵng nói ‘rà soát hết lại rồi, không có gì bất thường’
Việc để một sinh viên ‘lọt’ qua cửa kiểm tra và bước vào phòng làm bài hộ cho một giảng viên khiến dư luận đặt câu hỏi về việc tính trung thực của kỳ thi.
Liên quan đến việc giảng viên NTHP. ( giảng viên khoa Luật – Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng) nhờ sinh viên đi thi hộ để lấy chứng chỉ “bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên chính hạng 2″ mà Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã phản ánh ngày 16/9, lãnh đạo Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng khẳng định sẽ xử lý cá nhân vi phạm theo đúng quy định.
Vụ việc giảng viên Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng nhờ sinh viên năm 4 đi thi hộ lấy chứng chỉ bồi dưỡng khiến dư luận đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến công tác đảm bảo an toàn của kỳ thi này.
Tuy nhiên, liên quan đến vấn đề này, dư luận đặt ra nhiều câu hỏi về công tác kiểm tra, giám sát của kỳ thi này diễn ra như thế nào? Vì sao một sinh viên có thể trà trộn, “thay thế” giảng viên để lọt vào phòng thi và làm hoàn thiện bài thi của ban tổ chức?
Hơn nữa, sau đó bài thi của sinh viên này làm vẫn có kết quả tốt để nữ giảng viên kia được cấp chứng chỉ (hiện đã bị thu hồi). Như vậy, tính trung thực trong kỳ thi này có được đảm bảo không?
Ngoài ra, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, nếu một kỳ thi để lấy chứng chỉ bồi dưỡng, không có tác dụng gì nhiều đối với đội ngũ giảng viên thì nên loại bỏ nhằm tránh việc tốn kém tiền bạc, công sức của thầy cô.
Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam về vấn đề này, Phó Giáo sư Nguyễn Ngọc Vũ – Giám đốc Đại học Đà Nẵng cho biết, ngay khi nhận được thông tin, Đại học Đà Nẵng đã ngay lập tức hoãn kết nạp Đảng cho giảng viên này, đồng thời thu hồi chứng chỉ bồi dưỡng đã cấp trước đó cho cô này.
“Vừa rồi, qua công tác tiếp dân, Đại học Đà Nẵng có nhận được phản ánh và đã có văn bản nhắc nhở Trường Đại học Kinh tế tiến hành xử lý theo đúng quy định”, thầy Vũ nói.
Khi phóng viên đặt câu hỏi là tại sao một sinh viên viên có thể dễ dàng “lọt” qua các khâu kiểm tra để bước vào phòng thi, thầy Vũ cho hay: “Tất cả đã được rà soát hết lại rồi và không có vấn đề gì bất thường.
Còn trường hợp cô này đôi khi cũng chỉ là sự sai sót. Sau khi nhận được thông tin, tôi có họp với Ban tổ chức cán bộ, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng để rà soát lại. Ngoài trường hợp cô P. này thì không có trường hợp nào khác sai phạm”.
Cũng theo thầy Vũ, phải 2-3 năm, Đại học Đà Nẵng mới tổ chức một lớp bồi dưỡng để thi lấy chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên chính cho toàn thể giảng viên trong Đại học Đà Nẵng.
Theo tìm hiểu, nếu như trước đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định giảng viên phải có “chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh hạng 1, hạng 2, hạng 3″, còn bây giờ chỉ cần có “chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học”.
Video đang HOT
Ngoài ra, chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trước đây sẽ được chuyển tiếp, được sử dụng như chứng chỉ quy định tại Thông tư 04/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Còn theo Phó Giáo sư Nguyễn Mạnh Toàn – Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng cho rằng, kỳ thi lấy chứng chỉ ” bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên chính hạng 2″ diễn ra trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, căng thẳng.
Vào thời điểm đó, công tác tổ chức thi và phòng chống dịch phải luôn luôn song hành. Trong đó, cán bộ coi thi cũng như thí sinh trước khi bước vào phòng thi đều phải đeo khẩu trang, nên có thể một cá nhân đã lợi dụng kẻ hở đó.
“Do yêu cầu nên việc kiểm tra, kiểm soát phải phù hợp với điều kiện phòng chống dịch bệnh. Cái đó thì mang tính khách quan, còn bây giờ anh nào vào phòng thi thì người ta kiểm soát ngay.
Còn thời điểm đó, vì công tác phòng chống dịch còn căng thẳng nên nếu có một cá nhân nào đó muốn lợi dụng kẻ hở đó thì vẫn có thể làm được”, thầy Toàn thông tin.
Thủ tướng Phạm Minh Chính trò chuyện với học sinh Phú Thọ trước thềm năm học mới
Ngày 3/9, trước thềm năm học mới, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã tới thăm, động viên các thầy giáo, cô giáo, các em học sinh và kiểm tra công tác chuẩn bị năm học mới tại Trường tiểu học thị trấn Yên Lập và Trường THPT Yên Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.
Cùng đi với Thủ tướng Chính phủ có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn...
Thủ tướng nhắc nhở việc bảo đảm nước sạch trong nhà vệ sinh tại trường tiểu học Yên Lập. Trường Tiểu học thị trấn Yên Lập tuy mới thành lập cách đây 25 năm nhưng đã có nhiều thành tích đáng ghi nhận.
Thủ tướng kiểm tra cơ sở vật chất của Trường Tiểu học thị trấn Yên Lập, huyện Yên Lập
Thủ tướng chúc các thầy cô, các em học sinh trường tiểu học Yên Lập có một năm học mới 2022-2023 đầy khí thế, luôn mạnh khỏe và đạt nhiều thành tích mới.
Thủ tướng ân cần thăm hỏi các em học sinh
Thủ tướng đặc biệt lưu ý không để bất cứ học sinh nào không được tới trường do hoàn cảnh khó khăn, hết sức quan tâm tới các em học sinh yếu thế, có hoàn cảnh khó khăn.
Thủ tướng lưu ý việc bảo đảm sách giáo khoa cho học sinh; có phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Thủ tướng mong muốn các thầy cô giáo tận tụy với công việc, quan tâm, nắm bắt hoàn cảnh của từng em học sinh, góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn - thân thiện - hạnh phúc...
Thủ tướng cũng lưu ý ngành giáo dục, các nhà trường trồng thêm nhiều cây xanh, thảm cỏ, bồn hoa để tạo bóng mát cho các em và cảnh quan xanh, sạch, đẹp,
Thủ tướng yêu cầu tổ chức khai giảng năm học mới bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho các em học sinh và các thầy cô giáo; thực hiện đúng các quy định về thu, chi, công khai các khoản thu đầu năm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thăm thầy cô, học sinh trường THPT Yên Lập, Phú Thọ
Thủ tướng đề nghị các nhà trường nghiên cứu đổi mới công tác quản trị, phương thức dạy và học, chú trọng hơn nữa tới công tác hoạt động ngoại khóa, giáo dục thể chất, nghệ thuật, công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giáo dục truyền thống văn hóa - lịch sử của đất nước
Thủ tướng Phạm Minh Chính trò chuyện với học sinh trường THPT Yên Lập, Phú Thọ
Thủ tướng đề nghị các địa phương, ngành giáo dục, các cơ sở giáo dục, các phụ huynh học sinh đặc biệt lưu ý nhiệm vụ tiêm vaccine phòng chống COVID-19 bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả để các em học sinh được yên tâm tới trường
Thủ tướng khẳng định dù đất nước còn có những khó khăn, Đảng, Nhà nước sẽ tiếp tục quan tâm tới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, cân đối ngân sách để cải cách chính sách tiền lương, trong đó có tiền lương với đội ngũ giáo viên, tiếp tục cải thiện cơ sở vật chất của ngành giáo dục.
Thủ tướng tin tưởng các thầy cô sẽ vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành tốt sứ mệnh vẻ vang, để "trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò", tất cả vì học sinh thân yêu, vì thế hệ tương lai của đất nước như Bác Hồ hằng mong đợi.
Chuyện về những lưu học sinh Lào tại Việt Nam Những năm qua, Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum nói riêng và tỉnh Kon Tum nói chung luôn chú trọng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho nước bạn Lào. Giữ liên lạc với các cựu lưu học sinh Lào với các bạn Việt Nam, để tạo sự đoàn kết, gắn bó lâu dài giữa...