Vụ sạt lở đất ở Đà Lạt: Chuyên gia Nhật Bản tham vấn điều gì?
Sau khi khảo sát khu vực sạt lở ở P.10 và một số vị trí khác ở TP.Đà Lạt, đoàn chuyên gia Nhật Bản có buổi tham vấn với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng và TP.Đà Lạt.
Sau khi khảo sát khu vực sạt lở ở hẻm 36 Hoàng Hoa Thám, P.10 (Đà Lạt) và một số vị trí khác ở TP.Đà Lạt, sáng 19.7, đoàn chuyên gia Nhật Bản có buổi làm việc, đánh giá nguyên nhân sạt lở và tham vấn biện pháp phòng ngừa với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng và TP.Đà Lạt.
Đoàn chuyên gia Nhật Bản tham vấn tại buổi gặp gỡ lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng và TP.Đà Lạt . LÂM VIÊN
Ông Nguyễn Ngọc Phúc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cảm ơn sự quan tâm của các chuyên gia Nhật Bản đối với TP.Đà Lạt khi sự cố sạt lở đất xảy ra rạng sáng 29.6 vừa qua. Trước đây, các chuyên gia của Công ty cổ phần địa chất Kawasaki (Nhật Bản) đã từng khảo sát, tham vấn và giúp TP.Đà Lạt khắc phục sự cố sạt trượt đất ở khu vực đầu đường Nguyễn Văn Trỗi (Đà Lạt) vào tháng 4.2017, rất hiệu quả.
Ông Nguyễn Ngọc Phúc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng tại buổi gặp các chuyên gia Nhật Bản . LÂM VIÊN
“Hôm nay chúng tôi mong muốn đoàn công tác Nhật Bản giúp tham vấn để tỉnh Lâm Đồng có biện pháp khắc phục và phòng chống sạt trượt đất trên địa bàn TP.Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng”, ông Phúc nói.
Chia sẻ về sự cố sạt lở đất ở Đà Lạt
Đoàn chuyên gia Nhật Bản với 3 kỹ sư địa chất có nhiều kinh nghiệm trong việc khảo sát địa vật lý và đo đạc gồm các ông Takami Kanno, Numakunai Makoto và Kumagai Yuga.
Ông Takami Kanno thay mặt đoàn chuyên gia chia sẻ sự thiệt hại với các gia đình và tỉnh Lâm Đồng do sự cố sạt lở đất gây ra làm 2 người tử vong và nhiều nhà cửa, tài sản bị hư hỏng. Ông Kanno cho biết vào tháng 7.2021, ở Atamin Shizuoka (Nhật Bản) cũng xảy ra vụ sạt lở đất tương tự ở Đà Lạt và cũng gây thiệt hại lớn về con người và tài sản.
Video đang HOT
Đoàn chuyên gia Nhật Bản khảo sạt khu vực sạt lở đất ở Đà Lạt . LÂM VIÊN
Các chuyên gia Nhật Bản đã chiếu hình vệ tinh chụp lại khu vực sạt lở ở hẻm 36 Hoàng Hoa Thám (TP.Đà Lạt) từ những năm 2015, 2021, 2022 và 2023 để thấy rõ sự tác động của con người. Cụ thể, hình vệ tinh năm 2015 lúc đó chỉ có bờ ta luy nhỏ phía trên, sau năm 2021 tại đây xây thêm 2 bờ kè ta luy nữa. Bờ ta luy cũ xây xong không xảy ra vấn đề gì, nhưng 2 bờ ta luy mới xây lại có vấn đề.
“Quan sát thấy bờ ta luy xây không tốt, khi sạt lở kéo theo khoảng 20.000 m 3 đất xuống phía dưới, nguyên nhân do nước tích trong bờ ta luy quá lớn không thoát được nên gây sạt lở”, ông Kanno nhận định.
Chuyên gia Nhật Bản chia sẻ hình ảnh vụ sạt lở đất ở Nhật Bản năm 2021 gây thiệt hại lớn về con người và tài sản . LÂM VIÊN
Cũng theo ông Kanna , sau vụ sạt lở năm 2021 ở Atamin Shizuoka (Nhật Bản) gây thiệt hại lớn về con người, tài sản. Khi đó, Nhật Bản tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo để tìm nguyên nhân và đưa ra giải pháp. Cuối cùng đưa ra quy chế về xây dựng và bồi đắp đất. Tháng 5.2023, Nhật Bản có quy định về xây dựng bờ kè, đắp bồi đất nhằm bảo vệ tài sản và tính mạng của người dân.
Hiến kế cho Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng
Các chuyên gia Nhật Bản cho rằng công việc của chính quyền địa phương trong chống sạt lở đất là cần quy định khu vực nào được xây dựng ta luy để bảo đảm an toàn. Công việc giám sát thi công rất quan trọng, phải đảm bảo hệ thống thoát nước mới được tiếp tục xây dựng bờ ta luy. Ở Nhật Bản, nếu vi phạm gây hậu quả có thể bị phạt tù 3 năm hoặc phạt 3 triệu yên. Đạo luật nghiêm ngặt này được đưa ra nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân mà chính quyền, chủ đầu tư công trình buộc phải tuân thủ.
Một vụ sạt lở đất trên địa bàn P.3, TP.Đà Lạt được đoàn chuyên gia Nhật Bản ghi nhận qua hình ảnh vệ tinh . LÂM VIÊN
Ông Kanno đề xuất, do địa hình Đà Lạt núi đồi, các khu dân cư bên dưới, tiềm ẩn sạt lở đất cao. Do đó, cần tạo ra bản đồ khoanh vùng, đánh dấu các vùng có nguy cơ sạt lở đất để nhanh chóng phát hiện sự cố sạt lở đất.
Chuyên gia Nhật Bản khảo sát vị trí sạt lở làm chết 2 người ở Đà Lạt . LÂM VIÊN
Tỉnh Lâm Đồng nên thiết lập quy chế xây dựng, khu vực nào được xây bờ kè bồi đắp đất. Với những khu vực bồi đắp đất cần kiểm tra thường xuyên, thiết lập hệ thống cảnh báo để ứng phó kịp thời. Cần khảo sát, thăm dò địa chất, kiểm tra độ an toàn của các công trình xây dựng để phòng ngừa sạt lở, lắp đặt thiết bị theo dõi nhằm giảm nguy cơ sạt lở.
Chuyên gia Nhật Bản đề xuất dùng hình ảnh vệ tinh để giám sát quản lý việc tác động bồi đắp đất ở những khu vực đồi cao. Công tác kiểm tra, giám sát phải được tổ chức định kỳ để phòng ngừa sạt lở đất.
Mong Nhật Bản hỗ trợ tài liệu tham khảo
Ông Bùi Quang Sơn, Phó giám đốc Sở Xây dựng Lâm Đồng, đặt vấn đề làm sao để Đà Lạt vừa phát triển vừa đảm bảo môi trường, chống sạt trượt đất. Theo ông Sơn, ở Đà Lạt có mạch nước ngầm, có vị trí khi xây dựng kè chắn làm thay đổi mạch nước ngầm.
Ông Sơn đồng tình với tham vấn của các chuyên gia Nhật Bản, Đà Lạt cần làm bản đồ cảnh báo nguy cơ sạt lở; tổ chức thăm dò địa chất những khu vực có nguy cơ sạt lở.
Đoàn chuyên gia Nhật Bản khảo sát thực tế vị trí sạt lở . LÂM VIÊN
Ông Nguyễn Ngọc Phúc đưa ra 2 nguyên nhân sạt lở đất, có thể do biến đổi tự nhiên qua thời gian và có sự tác động của con người. Tỉnh Lâm Đồng sẽ tổ chức hội thảo mời các nhà khoa học, các trường đại học và các chuyên gia Nhật Bản tham dự để tư vấn về lĩnh vực xây dựng, sạt trượt đất, xử lý nước ngầm…
Buổi tham vấn của đoàn chuyên gia Nhật Bản với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng và TP.Đà Lạt sáng 19.7.2023 . LÂM VIÊN
Tỉnh Lâm Đồng sẽ thiết lập bản đồ cảnh báo những khu vực đồi núi có nguy cơ sạt lở cao, Đà Lạt sẽ thực hiện trước. Bên cạnh đó, cần có thiết bị lắp đặt để theo dõi, cảnh báo sạt lở. Tiếp đó là việc quản lý quy hoạch xây dựng, nơi nào có nguy cơ sạt lở cao không được tác động, không cho xây dựng; khu vực có nguy cơ sạt lở cho phép xây dựng mức độ nào, quy mô nào là hợp lý…
“Lâm Đồng mong các chuyên gia Nhật Bản giúp tài liệu để tỉnh tham khảo quy định quản lý xây dựng với vùng nguy cơ sạt lở cao”, ông Phúc nói.
Sạt lở 2 người chết ở Đà Lạt: Yêu cầu cán bộ, công chức liên quan không rời khỏi địa phương
Chủ tịch UBND TP Đà Lạt yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức liên quan vụ sạt lở chấp hành yêu cầu cũng như cung cấp hồ sơ cho cơ quan điều tra, kể cả ngoài giờ.
Liên quan đến vụ sạt lở đất kinh hoàng khiến 2 người chết ở TP Đà Lạt (Lâm Đồng) ngày 1/7, ông Đặng Quang Tú - Chủ tịch UBND TP Đà Lạt ban hành văn bản gửi các phòng, ban và đơn vị liên quan phối hợp, xử lý vụ sạt lở tại hẻm 36 Hoàng Hoa Thám, phường 10.
Trong văn bản, Chủ tịch UBND TP Đà Lạt yêu cầu thủ trưởng các cơ quan liên quan quán triệt cán bộ, công chức, viên chức không rời thành phố, nghiêm túc chấp hành yêu cầu triệu tập của cơ quan điều tra, kể cả ngoài giờ, thứ bảy và chủ nhật cho đến khi kết thúc cuộc điều tra các nội dung liên quan đến vụ sạt lở. Đề nghị đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu cho cơ quan điều tra khi có yêu cầu.
Hiện trường vụ sạt lở.
Trước đó, khoảng 3h sáng 29/6, tại hẻm 36 đường mới Hoàng Hoa Thám (phường 10, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) xảy ra vụ sập taluy do mưa lớn làm sập 1 ngôi nhà, 1 ngôi nhà bị nghiêng và 1 ngôi nhà bị vỡ tường.
2 công nhân ngủ lại để trông coi công trình bị vùi lấp gồm: bà N.T.H.V (SN 1978) và ông P.K (SN 1976), cùng ngụ huyện Hòa Phú (tỉnh Phú Yên). Đến trưa 29/6, thi thể của hai người này được tìm thấy.
Ngoài ra, tại thời điểm xảy ra sạt lở, trong ngôi nhà bị nghiêng có 5 người đang ở, 3 người kịp thoát ra ngoài, 2 người bị mắc kẹt. Đến 4h30 sáng 29/6 nạn nhân được lực lượng chức năng thực hiện giải cứu ra ngoài và đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng cứu chữa, điều trị.
Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Lâm Đồng sau đó cũng có văn bản chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra các sai phạm (nếu có) liên quan đến vụ sạt lở nghiêm trọng nói trên.
Theo Sở Xây dựng Lâm Đồng, đánh giá nguyên nhân sơ bộ sự cố sạt lở cho thấy, trong thời gian gần đây khu vực TP Đà Lạt mưa liên tục, lưu lượng mưa lớn. Đồng thời, chủ đầu tư đang triển khai công tác đắp đất để tạo mặt bằng thi công. Lượng nước lớn thấm xuống đất, cộng với khối lượng đất đắp sau lưng tường chắn lớn làm gia tăng áp lực lên taluy, gây mất khả năng chịu lực dẫn đến sụp đổ công trình.
Theo kết quả kiểm tra, khu đất xảy ra sự cố có diện tích khoảng 2.153m2 gồm 4 hộ gia đình đang thi công xây dựng taluy chắn đất (theo giấy phép xây dựng được UBND TP Đà Lạt cấp). Đoạn taluy xảy ra sự cố nằm dọc theo ranh đất công trình phía taluy âm, gồm 2 cấp taluy cách nhau 1,2m, chiều dài khoảng 29m.
Phần taluy còn lại có một số vết nứt trên bề mặt đất đắp tại đỉnh taluy, có nguy cơ tiếp tục gây sạt trượt, gây mất an toàn xung quanh khu vực. Hạng mục taluy phía trên đã hoàn thành thi công cách đây khoảng 1 năm, chủ đầu tư công trình đang đắp đất để tạo mặt bằng thi công.
Công điện chủ động phòng, chống sạt lở trước, trong mùa mưa lũ Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 607/CĐ-TTg ngày 1/7/2023 yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương chủ động phòng, chống sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân trước và trong mùa mưa lũ. Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương chủ động phòng, chống sạt lở, bảo đảm an toàn...