Vụ sập cầu ở Mỹ: Lo ngại tác động lan rộng ra toàn bộ nền kinh tế Mỹ
Ngày 31/3, các quan chức Mỹ cảnh báo vụ sập cầu Francis Scott Key ở Baltimore có thể gây tác động lan rộng đối với toàn bộ nền kinh tế Mỹ khi mà tuyến vận tải đường thủy chính chuyên lưu thông một số hàng hóa quan trọng vẫn sẽ ách tắc trong ngắn hạn.
Hiện trường vụ sập cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore, bang Maryland (Mỹ), sau khi bị tàu chở hàng đâm trúng, ngày 31/3/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Trả lời phỏng vấn hãng tin CNN ngày 31/3, Thống đốc bang Maryland, Wes Moore, cho rằng đây không chỉ là thảm họa kinh tế của riêng thành phố Baltimore hay bang Maryland mà là của cả nền kinh tế quốc gia. Tuyến đường sông đang bị ách tắc vì thân cầu đổ sập vốn là điểm đầu tiên dẫn vào cảng Baltimore, một trong những cảng bận rộn và hoạt động thường xuyên nhất trên cả nước Mỹ.
Nhiều lĩnh vực và hàng hóa chịu tác động khi cảng Baltimore không được lưu thông, có thể kể đến như các nông dân ở bang Kentucky, các nhà sản xuất ô tô ở Ohio, các chủ nhà hàng ở Tennessee.
Video đang HOT
Tương tự, trả lời trên kênh truyền hình CBS, Bộ trưởng Giao thông Mỹ Pete Buttigieg cho biết việc sớm đưa cảng biển này hoạt động trở lại không chỉ quan trọng với người dân và người lao động ở Baltimore mà còn với các chuỗi cung ứng của đất nước. Bộ trưởng Pete Buttigieg khẳng định công tác dọn dẹp, khơi thông tuyến đường sông này đã bắt đầu từ ngày 30/3 và đang được tiến hành khẩn trương nhưng chưa biết khi nào sẽ hoàn thành. Trong khi đó, khung thời gian để xây dựng lại cây cầu cũng chưa thể ước tính được. Các quan chức liên bang và giới chức địa phương đều lo ngại chiến dịch giải phóng hiện trường và tái thiết cầu sập sẽ kéo dài và phức tạp.
Theo dữ liệu của bang Maryland, năm 2023, cảng Baltimore tiếp nhận và điều phối khoảng 1,1 triệu container hàng hóa, là cảng bận rộn thứ 9 trên cả nước xét về khối lượng trao đổi thương mại. Với việc xử lý hơn 850.000 lô hàng ô tô và xe tải hạng nhẹ trong năm 2023, cảng Baltimore đứng đầu cả nước năm thứ 13 liên tiếp trong lĩnh vực này. Thị trưởng Baltimore khẳng định cảng này là số 1 về vận chuyển ô tô và thiết bị nông nghiệp. Do đó, người nông dân ở North Carolina, Kansas và Iowa đều sẽ có thể chịu ảnh hưởng.
Với chiều dài gần 3 km, Francis Scott Key là cây cầu dài nhất ở khu vực đô thị Baltimore và là một trong những tuyến giao thông vận tải huyết mạch đông đúc nhất của Mỹ. Cây cầu được khánh thành vào tháng 3/1977. Mỗi năm có khoảng 11,5 triệu lượt phương tiện lưu thông qua cầu. Francis Scott Key bị sập khi tàu container Dali mang cờ Singapore bất ngờ chết máy và đâm thẳng vào trụ cầu. Ít nhất 6 người thiệt mạng trong vụ sập cầu này, đến nay mới chỉ tìm thấy 2 thi thể nạn nhân.
Vụ sập cầu ở Mỹ: Di chuyển được khối cắt đầu tiên nặng 200 tấn
Lực lượng chức năng đang nỗ lực dọn dẹp và khắc phục hậu quả sau khi cầu Francis Scott Key bị sập ở cảng Baltimore hôm 26/3 vừa qua.
Hiện trường vụ sập cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore, bang Maryland (Mỹ), sau khi bị tàu chở hàng đâm trúng, ngày 27/3/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Giới chức Mỹ ngày 31/3 cho biết các công nhân đã dỡ bỏ được khối cắt đầu tiên nặng 200 tấn từ cây cầu sập.
Cầu Francis Scott Key ở bang Maryland bị sập khi tàu container Dali mang cờ Singapore bất ngờ chết máy và đâm thẳng vào trụ cầu. Ít nhất 6 người thiệt mạng trong vụ sập cầu này, đến nay mới chỉ tìm thấy 2 thi thể nạn nhân. Đội công nhân đã sử dụng công cụ chuyên dụng xẻ phần trên của cầu để bốc dỡ. Nhà chức trách hy vọng việc xẻ cây cầu sập thành từng khối để bốc dỡ sẽ giúp tìm thấy thi thể của các nạn nhân bị vùi lấp bên dưới, cũng như mở lại tuyến vận tải quan trọng.
Trong một tuyên bố, người phát ngôn Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ Kimberly Reaves cho biết khối đầu tiên đã được dỡ bỏ trong đêm sau khi phần trên cùng của một đoạn phía Bắc cầu được cắt xẻ. Một sà lan sẽ vận chuyển các khối cắt đến bãi phế liệu trên đất liền.
Thống đốc bang Maryland Wes Moore cho biết công tác cứu hộ, cứu nạn bắt đầu có tiến triển dù tình hình rất phức tạp. Thời tiết xấu và các mảng cầu sập dưới nước gây khó khăn cho các thợ lặn. Phát biểu trên kênh CNN, ông Moore thông báo cần cẩu lớn Chesapeake có khả năng nâng tải trọng 1.000 tấn đang được sử dụng trong chiến dịch trên.
Ông Moore cũng hối thúc các nghị sĩ Quốc hội Mỹ thông qua ngân sách liên bang cần thiết để xây dựng lại cây cầu và đưa hoạt động kinh tế của cảng Baltimore trở lại bình thường.
Trước đó, Thống đốc Moore đã đề nghị chính phủ liên bang Mỹ hỗ trợ ban đầu 60 triệu USD để khắc phục hậu quả và bắt đầu xây dựng lại cầu. Chỉ vài giờ sau khi tiếp nhận đề nghị của ông Moore, Cơ quan Quản lý đường cao tốc liên bang thuộc Bộ Giao thông vận tải Mỹ đã phê duyệt. Một nguồn thạo tin cho biết giới chức liên bang ước tính kinh phí xây dựng lại cây cầu bị sập có thể lên tới ít nhất 2 tỷ USD.
Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết chính phủ liên bang sẽ cấp kinh phí xây dựng lại cầu, song điều này sẽ phụ thuộc vào việc Thượng viện và Hạ viện thông qua dự luật cho phép tài trợ. Tuy nhiên, Quốc hội nhiều lần chia rẽ khi đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ bất đồng về vấn đề ngân sách.
Với chiều dài gần 3 km, Francis Scott Key là cây cầu dài nhất ở khu vực đô thị Baltimore và là một trong những tuyến giao thông vận tải huyết mạch đông đúc nhất của Mỹ. Cây cầu được khánh thành vào tháng 3/1977. Mỗi năm có khoảng 11,5 triệu lượt phương tiện lưu thông qua cầu.
Những ước tính về ảnh hưởng kinh tế của vụ sập cầu ở Mỹ Theo hãng tin CNBC của Mỹ, đánh giá sơ bộ ban đầu cho thấy vụ sập cầu Francis Scott Key ở Baltimore, bang Maryland (Mỹ) là một thảm họa hàng hải, nhưng không phải là một cuộc khủng hoảng kinh tế. Nhà kinh tế trưởng tập đoàn RSM, Joseph Brusuelas, nói: "Những gì đã xảy ra thực sự là một bi kịch... Nhưng...