Vụ phó viện trưởng viện kiểm sát bị tố ‘vòi tiền’: Có dấu hiệu nhưng chưa đủ chứng cứ
Liên quan vụ Phó viện trưởng Viện KSND H.Ngọc Hiển (Cà Mau) bị tố ‘ vòi tiền’ của gia đình bị can, theo Viện KSND tỉnh Cà Mau, xét thấy có dấu hiệu nhưng chưa đủ chứng cứ để kết luận.
Liên quan vụ phó viện trưởng viện kiểm sát bị tố “vòi tiền” gia đình bị can, ngày 25.8, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, ông Nguyễn Quốc Khánh, Chánh thanh tra Viện KSND tỉnh Cà Mau, đã ký thông báo kết luận nội dung tố cáo.
Viện KSND H.Ngọc Hiển. Ảnh G.B
Theo đó, Viện KSND tỉnh Cà Mau nhận được đơn của ông Lại Tấn Tài (62 tuổi, ngụ TT.Rạch Gốc, H.Ngọc Hiển) tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của ông P.T.N, Phó viện trưởng và ông N.T.Đ, kiểm sát viên Viện KSND H.Ngọc Hiển.
Sau khi xác minh nội dung tố cáo, Viện trưởng Viện KSND tỉnh Cà Mau ban hành kết luận số 125/KL-VKS-TTra, ngày 23.8. Cụ thể, đối với nội dung tố cáo ông P.T.N có dấu hiệu nhũng nhiễu khi thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, nội dung thông báo cho rằng “xét thấy có dấu hiệu nhưng chưa đủ chứng cứ để kết luận”. Còn với nội dung tố cáo ông N.T.Đ có hành vi nhũng nhiễu, “vòi tiền” trong khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao là tố cáo sai sự thật.
Như Thanh Niên đã thông tin, ông Tài gửi đơn đến Công an tỉnh Cà Mau tố cáo cán bộ Viện KSND và Công an H.Ngọc Hiển có hành vi “vòi tiền” để con gái ông là Lại Phương Thúy (35 tuổi, ngụ TT.Rạch Gốc, H.Ngọc Hiển) được tại ngoại.
Video đang HOT
Văn phòng CSĐT Công an tỉnh Cà Mau sau đó chuyển đơn của ông Tài đến Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an H.Ngọc Hiển và Viện trưởng Viện KSND H.Ngọc Hiển.
Nội dung tố cáo của ông Tài đề cập việc ông có gặp một Phó viện trưởng Viện KSND H.Ngọc Hiển để xin cho bị can Thúy được tại ngoại vì hoàn cảnh gia đình. Ông Tài khẳng định: “Vị này vận động tôi số tiền 40 triệu đồng, nhưng dặn tôi không được nói chuyện này với ai. Nếu tôi đồng ý thì ngày hôm sau (tức ngày 4.4 – PV) sẽ phê chuẩn cho con tôi tại ngoại”.
Được biết, trong đơn gửi Giám đốc Công an tỉnh Cà Mau, ông Tài tố 3 cán bộ của Công an H.Ngọc Hiển và 2 cán bộ của Viện KSND H.Ngọc Hiển “vòi tiền” gia đình ông.
Ngày 14.6 vừa qua, TAND H.Ngọc Hiển xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Lại Phương Thúy 6 tháng tù về tội đánh bạc.
Ngày 25.8, trao đổi với PV Thanh Niên qua điện thoại, ông Lại Tấn Tài cho biết, ông không đồng tình với nội dung thông báo kết luận của Viện KSND tỉnh Cà Mau. “Tôi không đồng tình với nội dung thông báo kết luận của Viện KSND tỉnh. Tôi sẽ khiếu nại lên Viện KSND tối cao”, ông Tài nói.
VKS nói cựu Thứ trưởng Trương Quốc Cường không thành khẩn, luật sư phủ nhận
Theo đại diện Viện kiểm sát, ở giai đoạn truy tố, khi kiểm sát viên hỏi cung, bị cáo Trương Quốc Cường thừa nhận những nội dung cụ thể, chi tiết từng hành vi một.
Nhưng sau đó, bị cáo Trương Quốc Cường chỉ nhận trách nhiệm của người đứng đầu.
Chiều 17/5, HĐXX TAND TP Hà Nội tiếp tục điều hành phần tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường và đồng phạm trong vụ án "Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh", "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố khác.
Trong những ngày diễn ra phiên toà, bị cáo Trương Quốc Cường đều thừa nhận trách nhiệm của người đứng đầu Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ở thời điểm xảy ra vụ án.
Tự bào chữa trước tòa, bị cáo Trương Quốc Cường cũng thừa nhận đã sai phạm khi ký ban hành Công văn số 5249/QLD-ĐK ngày 25/5/2009 về việc Hướng dẫn một số yêu cầu về hồ sơ pháp lý trong hồ sơ đăng ký thuốc nước ngoài. Việc các cán bộ Cục Quản lý Dược thực hiện theo Công văn số 5249 đã dẫn đến việc 7 loại thuốc xin cấp số đăng ký (do Công ty Codupha và Công ty Vimedimex đứng tên đăng ký) không được hợp pháp hóa lãnh sự, trái với quy định tại Điều 26 Pháp lệnh về Lãnh sự ngày 13/11/1990 và Điều 3 Thông tư số 01/1999/TT-NG ngày 3/6/1999 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quy định thể lệ hợp pháp hóa giấy tờ, tài liệu. Bị cáo Trương Quốc Cường thừa nhận, đây là nguyên nhân sau cùng dẫn đến những sai phạm trong vụ án này.
Cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường tại phiên toà.
Trước đó, khi vụ án trong giai đoạn truy tố, bị cáo Trương Quốc Cường đã thừa nhận không thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ của người đứng đầu Cục Quản lý Dược, để cấp dưới có nhiều hành vi sai phạm trong việc tổ chức thẩm định hồ sơ, kết luận biên bản đề nghị cấp số đăng ký thuốc, cùng với các thành viên Hội đồng xét duyệt cấp số đăng ký cho 7 loại thuốc Health 2000 Canada trong khi hồ sơ không đủ điều kiện cấp.
Đối với việc không đình chỉ lưu hành thuốc có thông tin nghi ngờ là không rõ nguồn gốc xuất xứ, tại thời điểm năm 2014, bị cáo Trương Quốc Cường nhận thức là chưa có đủ điều kiện để quyết định đình chỉ lưu hành. Nhưng đến nay, bị cáo Trương Quốc Cường nhận thấy, việc không đình chỉ lưu hành thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ là chưa thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ được giao và bày tỏ ăn năn về khi số thuốc được lưu hành...
Theo cáo trạng, quá trình điều tra, bị cáo Trương Quốc Cường không thành khẩn nhận tội. Bào chữa cho bị cáo Trương Quốc Cường, luật sư cho rằng, khi vụ án ở quá trình điều tra, bị cáo Trương Quốc Cường có thái độ thành khẩn khai báo, nhưng cáo trạng của Viện KSND tối cao lại kết luận ngược lại.
Các luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo.
Đối đáp với luật sư bào chữa, đại diện Viện kiểm sát khẳng định, cáo trạng kết luận bị cáo Trương Quốc Cường không thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội là thực tế diễn biến tâm lý của bị cáo, chứ không phải do Viện kiểm sát nghĩ ra.
Cũng theo đại diện Viện kiểm sát, ở giai đoạn truy tố, khi Kiểm sát viên hỏi cung, bị cáo Trương Quốc Cường thừa nhận những nội dung cụ thể, chi tiết từng hành vi một. Nhưng sau đó, bị cáo Trương Quốc Cường chỉ nhận trách nhiệm của người đứng đầu.
"Tại phiên tòa, diễn biến tâm lý của bị cáo Trương Quốc Cường cũng thay đổi liên tục, không nhất quán. Với diễn biến tâm lý của bị cáo Trương Quốc Cường như vậy là do ý chí của bị cáo thay đổi theo từng thời điểm, chứ nội dung cáo trạng truy tố bị cáo không có gì sai hay mâu thuẫn", đại diện Viện kiểm sát nhấn mạnh.
Đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên toà tranh luận với luật sư bào chữa.
Về ý kiến tranh luận của luật sư bào chữa cho bị cáo Trương Quốc Cường cho rằng, mức án mà đại diện Viện kiểm sát đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Trương Quốc Cường từ 7-8 năm tù về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng"là cao, đại diện Viện kiểm sát đối đáp: "Mức án từ 7-8 năm tù mà đại diện Viện kiểm sát đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Trường Quốc Cường là phù hợp. Nếu diễn biến tâm lý bị cáo Trương Quốc Cường thành khẩn, hối lỗi thì đại diện Viện kiểm sát sẽ đánh giá tiếp. Còn nếu bị cáo Trương Quốc Cường không nhất quán với chính quan điểm của bị cáo thì đại diện Viện kiểm sát cũng không thể đánh giá trước được".
Cũng trong phần tranh luận chiều nay, nhiều luật sư tiếp tục đề nghị HĐXX xử lý đối với cựu Thứ Trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang vì những sai phạm liên quan đến vụ án này. Thời điểm xảy ra vụ án này, bị cáo Trương Quốc Cường là Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế). Còn ông Cao Minh Quang là Thứ trưởng Bộ Y tế.
Truy tố 5 cựu CSGT An Giang can thiệp phần mềm cấp biển số xe Với việc được cấp tài khoản phần mềm cấp biển số, các bị cáo là cán bộ CSGT tỉnh An Giang đã can thiệp cấp sai 5.056 biển số. Ngày 25/8, theo nguồn tin của VietNamNet, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh An Giang đã ban hành cáo trạng truy tố, chuyển sang tòa cùng cấp đề nghị xét xử Nguyễn Bá Quận...