Vụ nâng điểm ở Hà Giang: Sự việc nghiêm trọng này đã diễn ra được bao năm?
Ngay chính chúng tôi, những giảng viên đang trực tiếp đào tạo đại học cũng rất hoang mang vì không thể biết sự việc nghiêm trọng này đã diễn ra được bao năm? Bao nhiêu chỗ ngồi trong giảng đường đại học đã bị chiếm bởi sự gian dối trong khâu đầu vào?
LTS: Vụ việc gian dối nâng điểm ở Hà Giang đã khiến dư luận ‘nổi giận’ khi nhiều học sinh từ trượt tốt nghiệp lại nghiễm nhiên nằm trong Top điểm cao, thậm chí có cả trường hợp Thủ khoa. Trong số này, có những em đăng ký nguyện vọng vào khối các trường ĐH Y – Dược. Nếu sự việc không được phát hiện, hệ quả sẽ lớn như thế nào, khi nghề Y ảnh hưởng đến sinh mạng con người?
ĐBQH, PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu (giảng viên trường ĐH Y Hà Nội, PGĐ BV Trường ĐH Y Hà Nội) đã có bài viết riêng cho Infonet về vấn đề này. Nhan đề bài viết do Infonet đặt.
Trước giờ tôi vẫn giữ quan điểm là cần thắt chặt chất lượng đầu ra của các trường Đại học Y – Dược. Thực tế là nhiều bác sĩ tốt nghiệp ra trường nhưng chuyên môn yếu, ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh.
Với vụ việc nghiêm trọng xảy ra ở Hà Giang (có thể là ở cả Sơn La và nhiều tỉnh khác mà chúng ta chưa biết), tôi càng tin rằng việc có một cuộc thi để cấp bằng hành nghề cho các bác sĩ là cần thiết, vì khả năng rất cao có những thí sinh ‘xuất sắc’ không bằng kiến thức của mình vượt qua khe cửa ‘hẹp’ để trở thành các bác sĩ tương lai.
Video đang HOT
ĐBQH, PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu
Thực tế, từ khi thực hiện kỳ thi 2 chung (thi tốt nghiệp THPT quốc gia và xét tuyển ĐH, CĐ2 kết hợp vào làm một), tuy mới chỉ thực hiện được 4 năm nhưng đã có những lo lắng nhất định từ giảng viên các trường Đại học Y – Dược. Đó là những e ngại về chất lượng đầu vào giảm sút, dù điểm tuyển sinh vẫn cao ngất ngưởng nhưng lại không đánh giá thực chất và chọn lọc được thí sinh.
Đào tạo bác sĩ là một ngành tạo ra những con người đặc biệt, vì công việc của họ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mạng con người, nên không thể với chất liệu ‘gian dối’ ngay từ đầu vào để làm ra một lương y tốt.
Một kỳ thi quốc gia để cấp bằng bác sĩ chung cho tất cả các trường đại học (National board of examination) là một việc thực sự cần thiết và cấp bách. Nó sẽ bảo đảm không cho những sản phẩm kém chất lượng lọt ra ngoài xã hội gây nguy hại cho hệ thống chăm sóc sức khoẻ toàn dân.
Việc đào tạo đại học sẽ hiệu quả và thực chất hơn với ví dụ nếu năm này 80% sinh viên của Đại học A vượt qua được kỳ thi cấp bằng bác sĩ quốc gia còn sinh viên Đại học Z chỉ có tỷ lệ 20% thì liệu sang năm sẽ có bao nhiêu e nộp đơn vào đại học Z để theo học Y khoa ?
Qua sự việc Hà Giang, Sơn La chúng ta có thể khẳng định đã có lỗi không chỉ ở một vài cá nhân vận hành mà còn có lỗi của quy trình. Không thể nói quy trình đã chặt chẽ khoa học, vì nếu vậy sao chỉ 1 cá nhân có thể sửa đến hàng trăm bài thi quốc gia?
Điều đáng lo ngại nhất hiện nay với ngành giáo dục nói chung và hệ thống thi cử ở nước ta nói riêng chính là sự mất niềm tin!
Ngay chính chúng tôi là những giảng viên đang trực tiếp đào tạo đại học cũng rất hoang mang vì không thể biết sự việc nghiêm trọng này đã diễn ra được bao năm? Bao nhiêu chỗ ngồi trong giảng đường đại học đã bị chiếm bởi sự gian dối trong khâu đầu vào?
Việc cần nhất hiện nay là nhìn thẳng vào sự thật. Rà soát lại toàn bộ quy trình và những người vận hành nó. Tìm và đưa ra những lỗi thật cụ thể, thông báo rộng rãi trên các phương tiện truyền thông. Có vậy nền giáo dục nước nhà mới thực sự đổi mới, cởi bỏ cái áo khoác lấp lánh kim tuyến nhưng bên trong thì vá chằng vá đụp.
Theo tiin.vn
Miền Bắc sắp đón đợt mưa lũ mới, cảnh báo lũ quét ở vùng núi
Sau ngày 24/7, miền Bắc sẽ xuất hiện đợt mưa lũ mới, có khả năng gây ra một đợt lũ nữa ở Bắc Bộ. Cần lưu ý mưa to sẽ có khả năng gây lũ quét và sạt lở đất đá ở khu vực vùng núi phía Bắc, bởi khu vực này được dự báo sẽ là trọng tâm mưa của đợt mưa tới.
Miền Bắc sắp đón đợt mưa lũ mới, cảnh báo lũ quét ở vùng núi. (Ảnh minh họa: Nguyễn Dương).
Chiều nay (23/7), trao đổi với phóng viên Dân trí, Tiến sĩ Hoàng Phúc Lâm, Trưởng phòng Dự báo khí hậu (Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia) cho biết: Hồi 13h cùng ngày, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 20,7 độ Vĩ Bắc; 110,1 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Nam bán đảo Lôi Châu. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 50km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Bắc, sau đổi hướng di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, đi sâu vào đất liền Trung Quốc và suy yếu.
Tiến sĩ Lâm cho biết, hoàn lưu sau áp thấp nhiệt đới sau đó sẽ di chuyển nhanh về phía Tây và gây mưa cho các tỉnh Bắc Bộ của Việt Nam, trong đó trọng tâm mưa với cường độ mưa to đến rất to (trên 50mm/ngày) là các tỉnh vùng núi phía Bắc.
"Đợt mưa tiếp theo ở Bắc Bộ có khả năng sẽ gây ra một đợt lũ nữa ở Bắc Bộ từ khoảng sau ngày 24/7. Cần lưu ý mưa to sẽ có khả năng gây lũ quét và sạt lở đất đá ở khu vực vùng núi phía Bắc bởi khu vực này được dự báo sẽ là trọng tâm mưa của đợt mưa tới. Đặc biệt, các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu có nguy cơ mưa to hơn các tỉnh khác" - Tiến sĩ Hoàng Phúc Lâm cho biết.
Cũng theo Tiến sĩ Lâm, lũ ở Bắc Bộ, khu vực Bắc Trung Bộ đang xuống và xuống chậm.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Chấm thẩm định thi THPT quốc gia có ảnh hướng đến xét tuyển đại học? Theo đại diện Bộ GD-ĐT, các sinh viên đã và đang học tại các trường đại học mà bị phát hiện cũng nằm trong diện gian lận điểm thi như ở Hà Giang năm nay thì cũng sẽ bị xử lý kỷ luật, hình thức cao nhất là buộc thôi học. Liên quan đến những lùm xùm về điểm thi THPT quốc gia...