Vũ Kiệt và bài văn đỗ trạng kiệt xuất trong lịch sử

Theo dõi VGT trên

Với trí tuệ uyên bác, Vũ Kiệt trở thành trạng nguyên nổi danh trong lịch sử. Bài văn đỗ trạng của ông là kiệt tác nói về sách lược trị nước, an dân, đặc biệt là giáo dục đào tạo.

Theo sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Vũ Kiệt sinh năm 1452, chưa rõ năm mất, người xã Yên Việt, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).

Nổi tiếng thông minh từ nhỏ, năm 20 tuổi, ông đỗ trạng nguyên khoa thi năm Nhâm Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ ba, đời vua Lê Thánh Tông (năm 1472). Đây chính là thời kỳ giáo dục thi cử phong kiến đang trong giai đoạn phát triển cực thịnh.

Theo chế định thi cử xưa, người muốn đỗ trạng nguyên phải thi đỗ 3 kỳ thi Hương, thi Hội và thi Đình. Trong đó, thi Đình cao nhất, được tổ chức ngay trong sân điện nhà vua.

Khác với những kỳ thi trước đó, thi Đình chỉ thi một bài văn sách nên gọi là Đình đối văn sách, do nhà vua trực tiếp ra đề và trực tiếp phê duyệt, xếp hạng.

Để là trạng nguyên, sĩ tử ngoài những kiến thức chung phải hiểu biết sâu về tình hình đất nước, vận dụng tri thức của mình để lý giải, đề ra kế sách giải quyết những vấn đề thực tiễn.

Vũ Kiệt và bài văn đỗ trạng kiệt xuất trong lịch sử - Hình 1

Ngôi trường mang tên trạng nguyên Vũ Kiệt ở Bắc Ninh. Ảnh: Báo Bắc Ninh.

Theo sách Văn hiến Kinh Bắc, bài “Văn sách thi đình” của Vũ Kiệt được triều đình coi như kiệt tác nói về sách lược trị nước, an dân, được lưu truyền làm mẫu cho các sĩ tử sau này học tập.

Vũ Kiệt đã vượt qua đề thi “Đế vương trị thiên hạ” của nhà vua với bài viết dài hơn chục nghìn chữ, vượt xa mức quy định tối thiểu ba nghìn chữ.

Trong phạm vi bài văn, ông thể hiện được tài kinh bang tế thế, nhìn xa trông rộng của bản thân, đồng thời đưa ra những biện pháp giải quyết nhiều vấn đề lớn của xã hội lúc bấy giờ.

Chẳng hạn, phần nói về giáo dục, nhà vua đã hỏi: Sách xưa có câu thầy nghiêm thì việc học đạo mới được tôn kính. Nhưng hiện tại, nho sinh lại cảm thấy xấu hổ khi đến học thầy, cốt làm những chuyện họa may hoặc qua tuần, qua tháng lại đổi thầy.

Video đang HOT

Một nho sinh mà chưa bao giờ biết gò mình trong việc tu chỉnh, khi đạt được danh vọng ở triều đình thì ít tuân theo lễ nghĩa. Đạo làm thầy bị bỏ rơi sao mà lâu thế, làm thế nào để cứu vãn được?

Vũ Kiệt trả lời rằng: “Thần nghe, cái học của người xưa nhất thiết phải có thầy, người thầy làm nhiệm vụ truyền đạo, thụ nghiệp nêu lên những chỗ nhầm lẫn, giải thích những điều tôn nghi trong sách vở. Các ngành, nghề, ngay cả những nghề vụn vặt cũng không thể không có thầy được, huống hồ người theo học đạo Nho”.

Ông nói rằng kẻ sĩ phải thấy mình được vinh hạnh, càng chăm lo việc thực học. Lúc chưa thành đạt thì sống theo đạo lý thông thường để chờ thời gặp mệnh, không để mất phẩm chất riêng. Lúc đã được tin dùng thì phải giữ đúng danh vị và làm việc thực sự, không thể để mất cái điều mà mình mong muốn.

Ông cũng nêu những tồn tại của giáo dục lúc bấy giờ: Cũng có khá nhiều người làm thầy tư chất kém cỏi, văn vẻ vụng về. Cái mà học trò cần là sự uyên bác nhưng người thầy lại có kẻ nông xoàng, tài cán thô thiển.

“Đạo làm thầy không vững như thế còn lạ gì khi thấy sĩ tử xấu hổ việc đi học… Tâm thật đã mất trước khi ra làm quan rồi, sau khi ra làm quan còn tìm sao được tiết tháo và phong độ của họ…”, Vũ Kiệt nêu vấn đề.

Trạng nguyên Vũ Kiệt còn vạch ra hướng để khắc phục những tồn tại ấy: “Thần mong bệ hạ đạo làm thầy phải được tuyển chọn kỹ càng. Việc nuôi dạy sĩ tử phải đúng hướng… Tìm nhân tài trước hết phải chú ý đến mặt đức hạnh, phế truất kẻ phù hoa… Người dùng lời gian dối để trau chuốt, dứt khoát không dùng. Người dám nói thẳng… thì có thể thu nhận”.

Trạng nguyên Vũ Kiệt được ca ngợi là “bậc thiên tài kiệt xuất, đức độ vẹn toàn”, tấm gương sáng cho hậu thế noi theo.

Ngôi làng quê ông có tên Nôm là Vít nên dân gian quen gọi ông là Trạng Vít. Hiện nay, tên ông được đặt cho nhiều công trình ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Bài văn đỗ trạng của Vũ Kiệt là kiệt tác nói về sách lược để trị nước, an dân, đặc biệt về lĩnh vực giáo dục đào tạo và sử dụng nhân tài. Quan điểm đó đến nay còn nguyên giá trị.

Tên tuổi của ông không chỉ được khắc trên bia đá ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) hay Văn Miếu ở Bắc Ninh, mà còn đi vào lịch sử khoa bảng nước nhà với tư cách là một trong những bậc nhân tài kiệt xuất.

Theo Zing

Muốn thi trắc nghiệm Sử điểm cao, đọc kỹ sách giáo khoa

Thi THPT quốc gia năm nay, Lịch sử là một trong những môn lần đầu thi trắc nghiệm. Để đạt điểm cao, thí sinh cần đọc kỹ sách giáo khoa, nắm vững khái niệm, bản chất của sự kiện.

Theo phương án thi THPT quốc gia năm nay, thí sinh có thể đăng ký thi một hoặc cả hai bài thi Khoa học tự nhiên (KHTN) và Khoa học xã hội (KHXH). Trong đó, bài thi KHXH gồm Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân là những môn lần đầu thi trắc nghiệm.

Mỗi thí sinh sẽ thực hiện liên tiếp 3 môn thi trong thời gian 150 phút với mỗi môn thi 40 câu hỏi. Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn chương trình, nội dung thi tập trung trong sách giáo khoa lớp 12.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, nhiều học sinh, giáo viên vẫn hoang mang vì từ khi bộ công bố phương án thi đến khi kỳ thi diễn ra chỉ có 10 tháng để cả cô và trò phải thay đổi cả cách dạy lẫn cách học.

Nhiều áp lực

Giáo viên dạy Lịch sử Trung tâm Giáo dục Thường xuyên quận 9, TP.HCM chia sẻ nỗi khổ khi phải "áp", "rèn" học sinh thay đổi cách học, tư duy cho kịp kỳ thi.

Giáo viên này nói: "Đầu vào thấp nhưng học sinh trung tâm giáo dục thường xuyên vẫn phải thi đề chung với học sinh các trường THPT, thậm chí là học sinh trường chuyên nên giáo viên gặp nhiều áp lực".

Muốn thi trắc nghiệm Sử điểm cao, đọc kỹ sách giáo khoa - Hình 1

Học sinh tham quan tìm hiểu lịch sử Hoàng Thành Thăng Long. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Cũng theo giáo viên này, từ khi có phương án thi, bài kiểm tra 1 tiết, giữa kỳ, kết thúc học kỳ có tới 70% trắc nghiệm, 30% tự luận để rèn học sinh. Tuy nhiên, giáo viên mới chỉ dè dặt ra đề dễ không dám ra đề khó. Vậy nhưng, trong số đó, có tới 1/3 học sinh tích bừa đáp án.

Giáo viên này lo lắng: "Thi trắc nghiệm sẽ nhẹ nhàng hơn cho thí sinh nhưng khi học xong, các em sẽ quên hết, không ghi nhớ được gì".

Một giáo viên dạy Lịch sử ở trường THPT Chu Văn An, Hà Nội cho rằng, việc thay đổi phương thức thi môn này sang trắc nghiệm là phù hợp, bởi lẽ nó sẽ nhẹ nhàng hơn cho thí sinh. Đến thời điểm này, cả giáo viên và học sinh không còn nhiều băn khoăn, lo lắng.

Câu hỏi có đáp án gây nhiễu khó hơn

Lâu nay, các bài Lịch sử thường hay yêu cầu học sinh ghi nhớ sự kiện, ý nghĩa lịch sử mà quên gợi mở cho học sinh cách tự nhìn nhận, đánh giá vấn đề. Vì thế, nhiều em sẽ cảm thấy môn học giáo điều, khô cứng.

GS.TSKH Vũ Minh Giang

Theo đặt hàng của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, thạc sĩ Nguyễn Vũ (trường THPT chuyên Quốc học Huế) và thạc sĩ Thái Thị Lợi (THPT Đồng Hới - Quảng Bình) đã viết cuốn sách 1.800 câu trắc nghiệm Lịch sử. Sách sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho học sinh lớp 12 thi môn Lịch sử trong tổ hợp KHXH năm nay.

Thầy Nguyễn Vũ cho biết toàn bộ câu hỏi trắc nghiệm được thầy và cô Lợi ra hoàn toàn trong sách giáo khoa. Có bài, thầy ra 30 câu hỏi nhưng cũng có bài có tới 100 câu trắc nghiệm xoay quanh các sự kiện, khái niệm, ý nghĩa lịch sử.

Các câu hỏi cũng được phân loại theo dạng nhận biết, đọc hiểu, tư duy thấp và vận dụng cần theo đúng yêu cầu của Bộ GD&ĐT về đề thi trắc nghiệm.

Ngoài nội dung kiến thức cơ bản của từng bài, còn có các câu hỏi móc xích, so sánh các sự kiện lịch sử, các giai đoạn lịch sử với nhau.

Theo thầy Vũ, mỗi câu hỏi trắc nghiệm sẽ có 4 đáp án. Trong đó, một đáp án đúng, 3 đáp án khác có thể hoàn toàn sai hoặc gây nhiễu (gần đúng với đáp án). Học sinh nắm không chắc sẽ hoang mang không biết nên chọn đáp án nào. Trong khi đó, với 40 câu hỏi, thí sinh chỉ có 50 phút để làm bài không có nhiều thời gian để tư duy, suy nghĩ.

Thầy Vũ cho rằng tuy viết sách như một tài liệu thêm cho học sinh ôn tập cũng như rèn cho học sinh kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm trong thời gian ngắn nhưng thầy khuyên, trước hết học sinh phải có kiến thức nền trong sách giáo khoa.

Cô Nguyễn Thị Huyền Thảo, giáo viên dạy Lịch sử trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa TP.HCM, cũng cho rằng trong 4 đáp áp thì kỹ năng quan trọng nhất là học sinh phải biết phân tích đáp án đúng để tích vào.

Để làm được điều này, trước hết, học sinh phải đọc kỹ sách giáo khoa để hiểu đồng thời biết kết nối các sự kiện với nhau tránh nhầm lẫn. Cô Thảo cũng cho rằng phương thức thi trắc nghiệm sẽ giúp thí sinh cảm thấy nhẹ nhàng hơn, tuy nhiên cũng đòi hỏi học sinh phải đọc sách và tư duy nhiều hơn mới đạt điểm cao.

GS.TSKH Vũ Minh Giang (ĐHQG Hà Nội) đang chủ trì dự án thay đổi cách dạy, học môn Lịch sử trong trường phổ thông cho biết, lâu nay, các bài Lịch sử thường hay yêu cầu học sinh ghi nhớ sự kiện, ý nghĩa lịch sử mà quên gợi mở cho học sinh cách tự nhìn nhận, đánh giá vấn đề. Vì thế, nhiều em sẽ cảm thấy môn học giáo điều, khô cứng.

Nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu lịch sử đang làm việc tích cực cho phần ý tưởng, chương trình đổi mới dạy học môn này. Khi hoàn chỉnh sẽ được vận dụng trong đổi mới dạy học Lịch sử trong trường phổ thông.

Theo Nguyễn Hà / Tiền Phong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đơn nghỉ phép 2 dòng của nhân viên Gen Z khiến sếp sững người
12:37:14 11/11/2024
Xemesis giảm 20kg sau 3 tháng biến cố dồn dập, tình trạng hiện tại gây lo lắng
13:10:22 11/11/2024
Bức ảnh chụp 2 mẹ con bỗng gây choáng váng: Mẹ là tượng đài nhan sắc nổi tiếng cả nước, con trai hưởng trọn gen trội
13:30:57 11/11/2024
Kỳ Duyên tung chiêu thật rồi: Diện loạt trang phục khoe triệt để đường cong, thay đổi thái độ gây bất ngờ!
16:48:21 11/11/2024
Minh Triệu an ủi Hoa hậu Kỳ Duyên khi gặp sự cố tại Miss Universe 2024?
15:22:49 11/11/2024
Ô tô Porsche cháy dữ dội trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
13:33:37 11/11/2024
1 Anh trai bị pháo bắn thẳng vào mặt, netizen bùng nổ tranh cãi: Lỗi do ai?
15:19:22 11/11/2024
Sao nữ kết thúc luôn cuộc hôn nhân 20 năm chỉ vì... cảnh nóng
13:20:54 11/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cô dâu Việt đội vương miện, cầm hoa cưới bằng vàng bị so sánh với tỷ tỷ xứ Trung, đáp trả "tôi không bận tâm"

Netizen

17:47:49 11/11/2024
Một trong những series đám cưới thu hút nhiều bàn luận nhất trên MXH hiện nay là đám cưới ngập vàng của cô dâu Minh Thư (SN 2002, quê Đồng Tháp), con bà chủ tiệm vàng nổi tiếng.

Một thành viên phá vỡ sự im lặng, ẩn ý đáp trả cáo buộc T-ara đánh Hwayoung?

Sao châu á

17:24:19 11/11/2024
Trên trang cá nhân, nữ idol đăng ảnh mặt trăng khuyết và không kèm chú thích nào. Hình ảnh này làm dấy lên nhiều đồn đoán trên mạng xã hội.

Đúng 10 năm trước, An Tây vướng nghi vấn nhập viện vì chất cấm

Sao việt

17:17:38 11/11/2024
Câu chuyện 10 năm trước của An Tây (Andrea Aybar) gây xôn xao trở lại khi người đẹp bị tạm giữ do nghi liên quan đến chất cấm.

Cựu quan chức NATO dự đoán cách ông Trump giải quyết xung đột Ukraine

Thế giới

17:08:09 11/11/2024
Ông Stavridis nói thêm rằng con đường tự do gia nhập NATO của Ukraine sẽ được mở ra và Ukraine sẽ được NATO chấp thuận trong vòng 3 đến 5 năm.

Hôm nay nấu gì: Bữa tối có món lạ miệng nhưng cực ngon

Ẩm thực

17:03:23 11/11/2024
Bữa tối có món lạ miệng nhưng cực ngon. Một chút biến tấu mới lạ của món xào này chắc chắn sẽ khiến cả nhà thích thú khi thưởng thức.

Trơ mặt hát nhép 90%, "nhóm nữ bị ghét nhất Kpop" vẫn cứu cả lễ trao giải EMAs nhờ màn đọ sắc nóng bỏng với Tyla trên thảm đỏ

Sao âu mỹ

16:53:50 11/11/2024
Thảm đỏ MTV EMAs năm nay ảm đạm vì vắng bóng các ngôi sao danh tiếng, nhưng 1 nhóm nhạc nữ Kpop đã hâm nóng không khí tại đây.

Con số may mắn theo 12 con giáp hôm nay 12/11/2024

Trắc nghiệm

16:17:05 11/11/2024
Con số may mắn hôm nay 12/11 theo 12 con giáp Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ... là số nào? Đâu là cặp số may mắn hôm nay của 12 con giáp chuẩn

Văn Quyết đi vào lịch sử V-League: tấm gương cho cầu thủ trẻ

Sao thể thao

15:31:32 11/11/2024
Pha lập công trong trận hòa 2-2 giữa Hà Nội FC và Hải Phòng tại vòng 7 V-League 2024-2025 giúp tiền đạo Nguyễn Văn Quyết trở thành cầu thủ Việt Nam ghi nhiều bàn thắng nhất lịch sử V-League.

Cặp đôi dành 1 một năm để biến khoảng sân 120m2 thành một khu vườn xinh đẹp và lãng mạn

Sáng tạo

15:21:08 11/11/2024
Đầu năm 2019, tôi đã mang thai nên đã quyết định nghỉ làm để ở nhà. Lý do là vì thai kì của tôi không được khỏe mạnh. Ban đầu, tôi khá buồn vì điều này. Nhưng sau đó, vợ chồng tôi quyết định dành thời gian này để cải tạo mảnh sân

Lee Young Ae trở lại với truyền hình sau 20 năm, nhận được sự quan tâm lớn

Phim châu á

15:05:23 11/11/2024
Bộ phim truyền hình Hàn Quốc Jewel in the Palace (Nàng Dae Jang Geum) từng đạt tỷ suất người xem cao nhất (57%), sẽ trở lại sau 20 năm cùng nữ chính Lee Young Ae.

Phim tỷ đô Inside Out 2 liệu có thể tranh giải Phim hay nhất ở Oscar 2025

Hậu trường phim

15:02:16 11/11/2024
Năm 2024 được xem là năm rất thành công của phim hoạt hình trong đó Inside Out 2 và The Wild Robot đang hi vọng sẽ tạo nên thành công đột phá ở Lễ trao giải Oscar.