Vũ khí Trung Quốc bán càng nhiều- tầm ảnh hưởng của Mỹ càng giảm
Việc các hệ thống vũ khí hiện đại của Trung Quốc tràn ngập thị trường quốc tế trong vòng 10 năm tới có thể làm tăng sự bất ổn trên thế giới và khiến Mỹ khó can thiệp vào những nước khác hơn, tạp chí Foreign Policy cảnh báo.
Foreign Policy đã phân tích sự ảnh hưởng của việc Bắc Kinh đang tăng cường vai trò trên thị trường xuất khẩu vũ khí thế giới trong bài báo có tên: “Vũ khí Trung Quốc được tiêu thụ ở mức khổng lồ”.
Việc Trung Quốc chuyển từ buôn bán các loại vũ khí cỡ nhỏ và đơn giản sang những hệ thống hiện đại hơn được minh chứng bằng các hợp đồng bán máy bay không người lái (UAV) cho châu Phi và Trung Đông năm 2011, hợp đồng cung cấp 3 tàu hộ tống cho Algeria năm 2012 và sự lựa chọn của Thổ Nhĩ Kì cho các hệ thống phòng không của Trung Quốc thay cho lời đề nghị từ Nga, Mỹ và EU.
Các chiến đấu cơ J-10 do Trung Quốc tự chế tạo
Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã cố gắng tự cung cấp những sản phẩm quốc phòng bằng cách đầu tư vào việc mô phỏng lại các công nghệ vũ khí của nước ngoài và thực hiện những chương trình nghiên cứu và phát triển riêng.
Cách tiệp cận này dường như đã mang lại hiệu quả khi theo một thống kê của Viện nghiên cứu hoà bình quốc tế Stockholm vào giữa tháng 3 thì Trung Quốc đã trở thành nước xuất khẩu vũ khí thứ 3 thế giới, sau Mỹ và Nga.
“Các hệ thống vũ khí của Trung Quốc thường rẻ hơn những nhà xuất khẩu khác. Có thể chúng không thể sánh bằng đồ Mỹ và Nga, tuy nhiên, nó cũng đủ tốt để sử dụng”, Foreign Policy nhận định.
Video đang HOT
Theo chuyên gia Joseph E. Lin của Foreign Policy, các nền tảng vũ khí của Trung Quốc sẽ ngày càng tăng chất lượng qua thời gian, trong khi giá thành sẽ tiếp tục giảm, như điều thường xảy ra với các mặt hàng điện tử tiêu dùng.
Theo ông Lin, những loại vũ khí rẻ và dễ sử dụng của Trung Quốc có thể khiến nhiều khu vực trên thế giới bất ổn và làm xáo trộn thị trường xuất khẩu vũ khí với việc sản lượng xuất khẩu vũ Mỹ, Nga và EU giảm đi.Tạp chí này cũng nhấn mạnh rằng sự phát triển của Trung Quốc cũng như Ấn Độ trong thị trường xuất khẩu vũ khí là một xu hướng đáng lo ngại.
“Khi những loại vũ khí này có thể được mua bởi cả những nước có ngân sách quốc phòng hạn hẹp thì sẽ rất khó để Mỹ có thể can thiệp quân sự vào một khu vực nào đó mà không gặp phải mất mát to lớn”, tạp chí này nhấn mạnh và đưa ra lời khuyên rằng phương Tây nên cẩn trọng hơn trong các hợp đồng mua bán thiết bị quân sự với các cường quốc mới nổi, bất chấp lợi nhuận của nó có lớn như thế nào.
Theo_An ninh thủ đô
Nóng bỏng cuộc chiến quyền lực mềm Mỹ - Trung
Uy tín và tầm ảnh hưởng của Mỹ trong các thể chế kinh tế quốc tế đang bị đe dọa bởi Trung Quốc.
Hàng loạt các đồng minh thân cận từ châu Âu đến châu Á đang phớt lờ cảnh báo của Mỹ và đệ đơn tham gia Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), sáng kiến do Trung Quốc khởi xướng.
Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đang chiếm ưu thế so với đồng USD (Ảnh AFP)
Tiếp theo Anh, Pháp, Đức, Italy, các đồng minh thân cận của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương như Hàn Quốc, Australia và mới đây nhất là Nhật Bản đã tuyên bố sẵn sàng tham gia Ngân hàng Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng.
Không chỉ phớt lờ các cảnh báo từ cả cá nhân lãnh đạo lẫn chính phủ về ảnh hưởng tiềm tàng của ngân hàng này đến hệ thống tiêu chuẩn cho vay quốc tế, các quốc gia này còn bày tỏ sự hào hứng rõ ràng khi đệ đơn gia nhập AIIB.
Một khi AIIB được thành lập, ngân hàng này sẽ trở thành một thế chế tài chính quốc tế, chuyên cung cấp các khoản vay cho các dự án cơ sở hạ tầng bằng đồng Nhân dân tệ.
Giới chức Anh, quốc gia châu Âu đầu tiên tuyên bố tham gia sáng kiến trên cho rằng AIIB là một giải pháp đôi bên cùng có lợi.
Nghị sỹ Barry Sheerman nói: "Tôi nghĩ rằng hợp tác giữa Anh và Trung Quốc đang tăng lên nhanh chóng. Tôi đã tham gia rất nhiều vào nỗ lực thúc đẩy quan hệ hai nước trên nhiều mặt và tôi nghĩ rằng việc tham gia ngân hàng trên là rất tốt. Đây là một bước tiến trong nhiều bước mà chúng tôi đang thực hiện để hợp tác nhiều hơn nữa với các đối tác Trung Quốc".
Giới chuyên gia kinh tế của Italy thì dự đoán AIIB sẽ có một tương lai sáng sủa và Trung Quốc sẽ đóng vai trò lãnh đạo cũng như đảm bảo quy mô đầu tư.
Giáo sư kinh tế trường Đại học Luiss, Italy, Carlo Bastasin cho rằng việc tham gia AIIB sẽ hỗ trợ cho quá trình khôi phục kinh tế của nước này: "Tính chất của nền kinh tế Italia là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò chính. Việc tham gia vào các dự án đầu tư lớn sẽ giúp tăng cường quy mô kinh tế và trở thành động lực thúc đẩy các doanh nghiệp này tham gia toàn cầu hóa".
Trong khi đó, người Mỹ dường như không nghĩ vậy. AIIB được xem là một đối thủ cạnh tranh với Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Mỹ.
Thông qua AIIB, đồng nhân dân tệ tràn ngập thị trường sẽ khiến vị thế quốc tế của đô la Mỹ, đồng tiền quan trọng nhất trong giỏ dự trữ ngoại tệ toàn cầu, suy giảm nghiêm trọng.
Trước đó, Chính phủ Mỹ đã cảnh báo các đồng minh hãy suy nghĩ thận trọng trước khi quyết định gia nhập AIIB. Mỹ tuyên bố không ngăn cản việc tham gia AIIB nhưng các nước cần phải chắc chắn sự điều hành của ngân hàng này là thích hợp cũng như đảm bảo các tiêu chuẩn cao.
Phát biểu với báo giới, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho biết: "Việc tham gia ngân hàng này chắc chắn là quyết định của một quốc gia có chủ quyền. Nhưng điều quan trọng cho các nước thành viên tham gia AIIB là họ phải thúc đẩy áp dụng các tiêu chuẩn cao bao gồm việc giám sát chặt chẽ và các biện pháp đảm bảo an toàn".
Theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển châu Á thì khu vực này hiện cần đầu tư khoảng 8.000 tỷ USD vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Các thể chế tài chính quốc tế do Mỹ chi phối hiện nay khó có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu này. Như vậy, với nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào Trung Quốc đã nắm bắt cơ hội này để đầu tư và nhận sự hoan nghênh của các nước không chỉ trong khu vực.
Với 32 nước khẳng định tham gia và nhiều nước khác sắp đăng ký trước hạn chót cuối tháng này, truyền thông Trung Quốc bắt đầu nói về sự thất bại của Mỹ trong việc gây ảnh hưởng đối với các đồng minh của mình.
Tuy nhiên, giới quan sát nhận định, dù là quốc gia đóng góp hàng đầu cho AIIB nhưng quyền lực của Trung Quốc sẽ dần bị giới hạn khi các nền kinh tế lớn khác tham gia vào ngân hàng này. Trung Quốc cũng khó có thể tự mình định hướng và xây dựng các chính sách khi ngân hàng này trở thành một cơ chế đa phương./.
Theo Vũ Hợp/VOV- Trung tâm Tin/tổng hợp
Trung Quốc xuất khẩu vũ khí nhiều thứ 3 thế giới Trung Quốc đã vượt qua Đức và Pháp để lọt vào Top 3 nước xuất khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới, với thị trường chủ yếu là Pakistan, Bangladesh và Myanmar, báo cáo ngày 16/3 của một viện nghiên cứu tại Thụy Điển cho biết. Các công ty vũ khí Trung Quốc ngày càng tích cực tham gia các triển lãm quốc...