Vũ khí thô sơ từ nghìn năm trước được dùng đến tận ngày nay
Từ hàng nghìn năm trước, con người đã phát minh ra những vũ khí vượt thời đại có uy lực đáng sợ trên chiến trường.
Trong đó, ngư lôi Hỏa Long của hải quân nhà Minh được cho là bước nhảy vọt trong công nghệ chế tạo vũ khí thời cổ đại.
Người Trung Quốc là những chuyên gia về chất nổ và cũng là nhà phát minh ra mìn mà con người vẫn sử dụng đến ngày nay. Những thiết bị đầu tiên xuất hiện vào khoảng thế kỷ 13 và được dùng để chống lại người Mông Cổ.
Tương tự như mìn, thủy lôi cũng xuất hiện ở Trung Quốc từ thời trung cổ với mục đích để chống lại những tên cướp biển wokou của Nhật Bản vào thế kỷ 16. Những thùng gỗ nổi chứa đầy chất nổ này vẫn còn được sử dụng cho đến thế kỷ 19.
Tổ tiên của đại bác “siêu to khổng lồ” ngày nay là đại bác cầm tay ra đời vào thế kỷ 13 ở Trung Quốc. Dưới triều nhà Nguyên ở thế kỷ 13, khẩu pháo được đúc bằng đồng, có khả năng bắn ra đạn sát thương tầm gần đủ để đe dọa kẻ địch.
Thời cổ đại, con người đã biết dùng đến khí độc, hay vũ khí sinh học để tiêu diệt đối phương trong các cuộc chiến tranh. Vũ khí hóa học “chính thức” được sử dụng lần đầu tiên bởi người Ba Tư vào năm 256, với nguyên vật liệu là hỗn hợp độc hại của nhựa đường và lưu huỳnh.
Ngoài ra, có tài liệu cho rằng, ở Trung Quốc thế kỷ IV trước Công nguyên, thì chất hóa học tương tự đã được sử dụng thậm chí sớm hơn.
Tên lửa thô sơ đã được sử dụng chủ yếu ở Trung Quốc kể từ khoảng thế kỷ 14. Ngư lôi Hỏa Long của hải quân nhà Minh được cho là một bước nhảy vọt trong công nghệ chế tạo vũ khí thời xưa.
Theo những ghi chép để lại, nó có tổng trọng lượng đạt từ 5-10 kg.Lực đẩy của thuốc phóng được tính toán ở mức vừa phải đảm bảo tên lửa bay ngang chứ không phóng thẳng lên trời.
Tiền thân của lựu đạn ngày nay thô sơ hơn chúng ta tưởng với cấu tạo chung là thuốc nổ trộn với mảnh tre để chung trong bình sứ. Trước đó một hình thức của thuốc nổ được người Trung Quốc phát minh vào khoảng năm 1.000 sau Công Nguyên.
Nỏ Cho-ko-nu sử dụng từ tận thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên được ví như “súng máy” của binh lính Trung Quốc cổ đại. Nguyên lý hoạt động được kế thừa từ vũ khí tự động hiện đại với thiết kế để tự động đưa các mũi tên vào rãnh bắn, giúp rút ngắn đáng kể thời gian ngắt quãng giữa các lần bắn của cung thủ.
Loại vũ khí này có thể bắn tới 10 mũi tên trong 15 giây, khiến nó xứng đáng trở thành một vũ khí tầm xa đáng sợ trên chiến trường.
Biến thể ngư lôi được phát triển bởi một nhà khoa học người Syria Hasan al-Rammah vào thế kỷ 13 là một con tàu bọc kín bằng kim loại. Bên trong có thuốc súng và được dẫn đường bởi một tên lửa nguyên thủy đến tàu địch
Dưới sự bảo trợ của Ludovico Sforza – công tước Milan, Leonardo da Vinci đã lên ý tưởng về một “phương tiện chiến đấu bọc thép” vào khoảng năm 1487. Nhiều người coi đây là nguyên mẫu đầu tiên của phát minh xuất hiện vào nhiều thế kỷ sau đó mà chúng ta gọi là xe tăng.
Tham quan nhà máy chế tạo súng hàng đầu nước Nga trong… 2 phút | QPVN
Những loại vũ khí hiện đại được phát minh từ thời cổ đại
Ngay từ thời cổ đại, con người đã phát minh ra những siêu vũ khí có uy lực đáng sợ trên chiến trường và các nguyên mẫu tiền thân của nhiều phương tiện chiến tranh hiện nay có từ hàng nghìn năm trước.
Cách đây vài nghìn năm con người chiến đấu bằng kiếm và giáo, bây giờ được thay thế bằng súng máy, máy bay không người lái và tên lửa. Có vẻ như phần lớn các loại vũ khí hiện đại của thế kỷ 20 đều có sự liên quan với thế giới cổ đại.
Vũ khí là một phần không thể thiếu trong các cuộc chiến và điều khiến hậu thế kinh ngạc là những cư dân cổ đại lại có thể sáng chế ra những phát minh uy lực, vượt thời đại, với quy mô và khả năng ảnh hưởng đáng sợ trên chiến trường.
Dưới đây là 10 loại vũ khí hiện đại được phát minh từ thời cổ đại:
Mìn: Người Trung Quốc là những chuyên gia về chất nổ và chúng ta nợ họ một phát minh thiên tài về những quả mìn. Những thiết bị đầu tiên như vậy xuất hiện vào khoảng thế kỷ 13 và được sử dụng để chống lại người Mông Cổ.
Thủy lôi: Giống như mìn, thủy lôi cũng được sử dụng thành công ở Trung Quốc thời trung cổ, chỉ 100 năm sau chúng lần đầu tiên được mô tả trong các tài liệu của một xạ thủ người Trung Quốc, cũng được sử dụng để chống lại những tên cướp biển wokou của Nhật Bản vào thế kỷ 16. Trên thực tế đây là những thùng gỗ nổi chứa đầy chất nổ.
Đại bác cầm tay ra đời vào thế kỷ 13 ở Trung Quốc. Chúng được phát triển từ các loại súng phun lửa và bắn pháo hoa trong thế kỷ 10. Dưới triều nhà Nguyên ở thế kỷ 13, khẩu pháo được đúc bằng đồng, có khả năng bắn ra đạn sát thương tầm gần. Tuy khẩu súng khá thiếu chính xác nhưng tiếng nổ và lượng khói nó tạo ra đủ đe dọa kẻ địch.
Khí độc: Lần sử dụng vũ khí hóa học "chính thức" đầu tiên diễn ra vào năm 256, khi pháo đài La Mã bất khả xâm phạm Dura-Europos bị người Ba Tư bao vây. Họ đã sử dụng hỗn hợp độc hại của nhựa đường và lưu huỳnh để giết chết hàng chục người La Mã, bằng chứng là các phát hiện khảo cổ học ngày nay. Ngoài ra, có tài liệu cho rằng, ở Trung Quốc thế kỷ IV trước Công nguyên, thì chất hóa học tương tự đã được sử dụng thậm chí sớm hơn.
Xe tăng: Điều đầu tiên xuất hiện trong đầu khi nhắc đến nguyên mẫu của xe tăng là một trong những thiết bị được vẽ bởi Leonardo da Vinci. Dưới sự bảo trợ của Ludovico Sforza - công tước Milan, Leonardo da Vinci đã lên ý tưởng về một "phương tiện chiến đấu bọc thép" vào khoảng năm 1487. Nhiều người coi đây là nguyên mẫu đầu tiên của phát minh xuất hiện vào nhiều thế kỷ sau đó mà chúng ta gọi là xe tăng.
Tên lửa: Giống như hầu hết các loại súng liên quan đến thuốc súng, tên lửa đã được sử dụng chủ yếu ở Trung Quốc kể từ khoảng thế kỷ 14. Hải quân nhà Minh đạt được một bước nhảy vọt khi các chuyên gia quân giới trang bị cho các tàu chiến loại tên lửa có thể tấn công và đốt cháy tàu địch từ khoảng cách lên tới 2 km. Theo các tài liệu ghi chép, ngư lôi Hỏa Long có tổng trọng lượng đạt từ 5-10 kg. Phía ngoài lắp đối xứng 4 quả pháo thăng thiên cỡ lớn ở góc nghiêng hợp lý so với thân ngư lôi, lực đẩy của thuốc phóng được tính toán ở mức vừa phải đảm bảo tên lửa bay ngang chứ không phóng thẳng lên trời.
Lựu đạn là một hình thức của thuốc nổ được người Trung Quốc phát minh vào khoảng năm 1.000 sau Công Nguyên. Đến thế kỷ thứ 15, 16 thì người châu Âu cũng phát triển được các phiên bản tương tự như "lựu đạn" của người Trung Quốc. Cấu tạo chung là thuốc nổ trộn với mảnh tre để chung trong bình sứ.
Súng máy: Một tổ tiên khá nổi tiếng của súng máy là nỏ Cho-ko-nu của Trung Quốc, được sử dụng từ tận thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên. Loại nỏ này được ví như "súng máy" của binh lính Trung Quốc cổ đại. Nguyên lý hoạt động được kế thừa từ vũ khí tự động hiện đại với thiết kế để tự động đưa các mũi tên vào rãnh bắn, giúp rút ngắn đáng kể thời gian ngắt quãng giữa các lần bắn của cung thủ. Loại vũ khí này có thể bắn tới 10 mũi tên trong 15 giây, gấp nhiều lần tốc độ bắn của nỏ thông thường. Tần suất bắn nhanh khiến nỏ liên hoàn trở thành một vũ khí tầm xa đáng sợ trên chiến trường.
Ngư lôi: Một biến thể ngư lôi được phát triển bởi một nhà khoa học người Syria Hasan al-Rammah vào thế kỷ 13. Đó là một con tàu bọc kín bằng kim loại, bên trong có thuốc súng và được dẫn đường bởi một tên lửa nguyên thủy đến tàu địch. Theo các nhà nghiên cứu, họ không rõ ngư lôi như vậy có hiệu quả trong hành động quân sự hay không, nhưng nguyên lý hoạt động rất ấn tượng.
Súng phun lửa: Đế quốc Byzantine đã sử dụng súng phun lửa trong các cuộc bao vây lâu đài và trong các trận chiến trên biển. Nó là một vật liệu gây cháy có thể bắn ra từ một con tàu và sẽ cháy trên mặt nước. Điều làm nên sự khác biệt là việc họ sử dụng vòi phun áp lực để phóng chất lỏng lên kẻ thù. Thành phần của lửa này được đoán là hỗn hợp của nhựa thông, naphta, vôi, canxi, photphua, lưu huỳnh hoặc niter. "Ngọn lửa biển" mang lại một lợi thế vượt trội cho đội quân của đế chế Byzantine trên chiến trường, nên bí mật về loại vũ khí này được bảo vệ nghiêm ngặt, và chỉ có một số ít người được tiếp cận. Sau đó, người Trung Quốc tự phát triển súng phun lửa bằng cách sử dụng các vòi phun dầu dễ cháy trong các cuộc chiến.
Vũ khí bí mật giúp Thành Cát Tư Hãn nhanh chóng mở rộng đất đai Mông Cổ Trên vùng đất Mông Cổ trước đây từng có người Hung Nô. Có câu nói: 'Cỏ không mọc được dưới chân vó ngựa Hung Nô'. Đây là một thế lực đáng sợ đến mức Tần Thủy Hoàng phải xây Vạn Lý Trường Thành để ngăn sự xâm lấn, quấy phá. Bên cạnh đó, để yên thân, các triều đại phong kiến Trung Quốc...