Vụ học sinh lớp 6 không đọc được chữ: Các em được ‘lùa’ lên lớp, vì đâu?
Dư luận đang xôn xao câu chuyện học sinh lên lớp 6 vẫn không đọc được chữ. Người mẹ chỉ ước ao một điều: ‘Mong con biết đọc’, còn cậu bé lại quá ngỡ ngàng thốt lên: ‘Con cũng không biết vì sao con lại được lên lớp’.
Câu chuyện học sinh lớp 6 không đọc được chữ khiến dư luận xôn xao. (Nguồn: TT)
Đây không phải là trường hợp cá biệt, cách đây vài năm tại Đồng Tháp cũng đã có trường hợp học sinh lên lớp 6 nhưng vì không biết đọc, viết nên nhà trường trả về tiểu học.
Học tới lớp 6 vẫn không thể đọc, viết, nhiều người ngoài ngành nghe thấy lạ, thấy vô lý vì khó tin nhưng với giáo viên chúng tôi lại quá đỗi bình thường. Bởi, học sinh đọc yếu, thậm chí dù chưa biết đọc ở lớp 1 nhưng lại không cho ở lại lớp mà buộc lên lớp 2. Những học sinh như thế mỗi ngày sẽ đọc yếu hơn vì lớp 2 không dạy học vần.
Lớp 2 tiếp tục đẩy lên lớp 3, lớp 4 rồi lớp 5 làm lễ ra trường cho các em là giáo viên, nhà trường xong nhiệm vụ.
Xin cho con ở lại lớp không còn là hiện tượng cá biệt
Nhiều trường học hiện nay, đầu năm luôn đăng ký tỉ lệ học sinh lên lớp thẳng ít nhất là 98%, trường mang danh hiệu chuẩn quốc gia luôn ở mức 99% thì cuối năm sao có thể cho học sinh ở lại lớp?
Nếu học sinh ở lại lớp, giáo viên đương nhiên bị Ban giám hiệu gây khó khăn vì chính Ban giám hiệu sẽ bị cán bộ Phòng giáo dục chất vấn, gây sức ép. Và biết đâu chính Phòng giáo dục cũng phải chịu sức ép từ trên xuống nên họ phải làm thế?
Cách đây nhiều năm, tôi đã cho một học sinh ở lại lớp 2 sau khi đã kèm cặp em vô cùng tận tình cả năm và 2 tháng hè nhưng vẫn không tiến bộ. Em đọc quá yếu, đến độ chúng tôi hay nói đùa “Đọc bài mà tháng 5 một tiếng, tháng 10 một tiếng”.
Đọc yếu đương nhiên chẳng thể viết chính tả, không làm được tập làm văn, toán cũng chẳng thể đọc đề bài để hiểu. Những môn học khác hầu như cũng chẳng biết gì. Vậy mà khi đưa danh sách học sinh ở lại lớp, tôi được mời lên phòng hiệu phó nghe chất vấn đủ điều.
Sau khi buộc tôi phải cho học sinh ấy lên lớp, hiệu phó yêu cầu tôi phải kèm em trong 3 tháng hè để em thi lại. Những ngày hè, tôi cũng phải sắp xếp chạy xuống nhà em vài buổi để kèm em học nhưng lực học của em cũng chẳng khá lên bao nhiêu.
Thế rồi nhà trường thành lập tổ thẩm định, gọi em ấy lên khảo sát, cuối cùng thống nhất cho em lên lớp 3. Nhà trường không còn o ép, gây “sóng gió” cho tôi nhưng chính tôi gặp rắc rối từ phía phụ huynh.
Video đang HOT
Một buổi chiều đang đi lên lớp, một phụ huynh kéo tay giọng năn nỉ: “Cô ơi! Cô cho cháu Tuấn ở lại lớp đi, nó học yếu thế sao có thể lên lớp được?”. Tôi phải nói với phụ huynh rằng, mình không có quyền và hướng dẫn họ lên gặp Ban giám hiệu.
Tôi nghe phụ huynh nói lại, hiệu trưởng nói trường chuẩn quốc gia nên không thể ở lại, nếu muốn cho con ở lại phải chuyển trường khác. Có lẽ vì sợ con phải chuyển trường nên phụ huynh ấy bỏ ý định xin cho con được ở lại lớp.
Học sinh học yếu, lỗi có thuộc về giáo viên?
Học sinh học yếu mà hỏi Ban giám hiệu thì chắc chắn lỗi sẽ thuộc về giáo viên. Nhưng là giáo viên chúng tôi hiểu học sinh học quá yếu đôi khi lỗi không thuộc về mình.
Đã có những giáo viên dạy dỗ rất tận tình nhưng cuối năm vẫn có học sinh yếu. Có những học sinh không thể tiếp thu kiến thức do có vấn đề về trí tuệ, có em lại mắc hội chứng tăng động mất tập trung, có em tiếp thu vô cùng chậm… nhưng gia đình không công nhận.
Trong khi đó, có không ít thầy cô dạy rất nhiệt tình, những giờ giải lao, giờ nghỉ tiết cũng ngồi kèm các em học. Thậm chí, có giáo viên còn đưa các em về nhà dạy không công vào buổi tối. Nhưng do trí tuệ kém phát triển, trí nhớ không bình thường, những học sinh này vẫn không thể tiếp thu được kiến thức.
Một số em là sản phẩm của lớp trước vốn học yếu nhưng bị “lùa” lên lớp trên nên đã yếu càng yếu hơn. Những trường hợp như thế, giáo viên chúng tôi đã từng nỗ lực rất nhiều nhưng vẫn không thể thay đổi nhận thức của các em.
Những học sinh này cần được ở lại lớp để củng cố kiến thức mới có cơ hội học tốt hơn. Thế nhưng vì căn bệnh thành tích người ta đã “lùa” các em phải lên lớp. Vì thế, lỗi này đâu phải do chúng tôi?
Sẽ còn nhiều lá đơn xin ở lại lớp, nếu…
Một lớp khoảng năm chục học sinh sẽ có vài em lực học vô cùng yếu. Một trường từ năm trăm em trở lên, số lượng học yếu chiếm khoảng vài chục em cũng là chuyện bình thường. Thế mà, vài em lưu ban đã khó nói gì đến vài chục em? Vì căn bệnh thành tích nên nhiều học sinh yếu đã không còn cơ hội ở lại lớp.
Học yếu ở lại lớp, học sinh sẽ có cơ hội học tập tốt hơn. Học yếu cứ phải lên lớp thì càng ngày các em học sẽ càng yếu hơn là lẽ thường tình.
Có gia đình bất lực đành cho con nghỉ học giữa chừng nhưng có những phụ huynh không chấp nhận điều đó. Họ phản kháng bằng nhiều cách như lên trường xin, viết đơn gửi cấp trên, thậm chí chấp nhận chuyển trường chỉ vì không cho con được ở lại lớp.
Chúng ta kêu gọi xóa bỏ thành tích, nhưng thành tích ở ngay trong mỗi chúng ta. Nếu giáo viên đừng đặt nặng thành tích cá nhân, nếu nhà trường cũng đừng đặt nặng các danh hiệu tập thể để đánh giá đúng chất lượng học tập và sẵn sàng cho học sinh yếu ở lại. Lúc đó, học sinh ngồi nhầm lớp chắc chắn sẽ không còn.
*Giáo viên ở Bình Thuận. Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tòa soạn.
Niềm vui ngày khai trường vùng khó Quảng Trị
Ngày 4/9, thầy cô giáo cùng 440 học sinh Trường PTDT Bán trú THCS Hướng Phùng (Hướng Hoá - Quảng Trị) tổ chức Lễ khai giảng năm học mới và đón nhận danh hiệu Trường THCS đạt chuẩn Quốc gia mức độ II...
Lễ khai giảng sớm tại Trường PTDT Bán trú THCS Hướng Phùng (Hướng Hoá - Quảng Trị)
Năm học 2019 - 2020 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế có nhiều biến động; tình hình kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn do xảy ra đại dịch COVID-19, Nhà trường cũng đã gặp rất nhiều khó khăn trong công tác giảng dạy, giáo viên phải đến từng nhà học sinh để cài đặt phần mềm dạy học trực tuyến cho học sinh.
Lãnh đạo nhà trường đón học sinh lớp 6 vào năm học mới.
Một năm học chưa từng có trong lịch sử dạy học, năm học bứt phá hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản từ sự nhận thức đúng đắn sâu sắc về vai trò trách nhiệm của người thầy, sự nỗ lực phấn đấu phát huy sức mạnh đoàn kết của tập thể nhà trường, sự đồng thuận của các bậc phụ huynh, tinh thần khắc phục khó khăn chăm ngoan, học giỏi của các em học sinh.
Các em học sinh lớp 6 với nghi thức chào cờ
Chia sẻ niềm vui ngày tựu trường, thầy giáo Đinh Anh Công, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, năm học 2019-2020 gặp rất nhiều khó khăn nhưng thầy và trò trường PTDT Bán trú THCS Hướng Phùng luôn cố gắng và đã đạt được tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3 và đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 theo thông tư 18 của bộ GD.
Ông Lê Quang Tùng, Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Quảng Trị đánh trống khai trường
Toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên và các em học sinh nhà trường quyết tâm đoàn kết, nhất trí, năng động, sáng tạo... đã thực hiện tốt các nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, xây dựng và triển khai chương trình hành động của ngành giáo dục.
Nhà trường đón nhận danh hiệu Trường THCS đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
Đáng chú ý đó chính là việc tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, vận dụng tích hợp kiến thức liên môn, nâng cao hiệu quả chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, tổ chức bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình, SGK mới.
"Mong muốn nhà trường sẽ tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, chủ động, sáng tạo, nắm vững thời cơ, quyết tâm vượt mọi khó khăn thử thách để thực hiện nghiêm túc và thắng lợi trong chiến lược phát triển giáo dục và nhiệm vụ năm học"...
Bà Lê Thị Hương, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị.
Học sinh không ngừng phát huy tính tự học, chủ động, sáng tạo trong qúa trình học tập. Thi đua học tốt, rèn luyện chăm ngoan, phấn đấu đạt kết quả giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn cao hơn năm học trước. Tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng mũi nhọn của nhà trường để từng bước xây dựng trường chuẩn Quốc gia trong thời gian tới.
Ông Lê Quang Tùng, Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Quảng Trị tặng quà cho nhà trường
Để có những thành công đó, nhà trường đã thực hiện tích cực các cuộc vận động lớn của ngành Giáo dục - Đào tạo và phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Thực hiện tốt Chủ đề năm học là việc "Nâng cao trách nhiệm, đạo đức, năng lực đổi mới, sáng tạo của nhà giáo; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh"...
Bà Lê Thị Hương, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị tặng quà cho 20 học sinh khó khăn trong cuộc sống biết vươn lên học giỏi của nhà trường
Ở ngôi trường vùng khó khăn nhưng vượt lên tất cả, đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường nỗ lực trong công tác giảng dạy để đào tạo những thế hệ học sinh với nhiều tấm gương tốt đẹp, nhiều bài học quý giá. Thế hệ học sinh hôm nay phải biết nêu cao lòng tự trọng và niềm tự hào được học tập trong ngôi trường có truyền thống tốt đẹp này để nỗ lực học tập, rèn luyện thật tốt, nêu cao trách nhiệm, tiếp tục tô đậm thêm truyền thống vẻ vang của nhà trường...
Các thầy cô giáo nhà trường luôn mong muốn học sinh của mình thấm nhuần câu nói "Hôm nay các em tự hào về nhà trường - Ngày mai nhà trường tự hào về các em"...
Sách Cánh diều tả "gí mũi xuống mặt đất, ngửi khịt khịt như chó", có nên? Chọn lựa ngữ liệu đưa vào sách giáo khoa rất khó, đòi hỏi tác giả phải hiểu tâm lý của từng lứa tuổi để chọn lựa phù hợp. Chọn sách giáo khoa lớp 6 lần này có anh Nguyễn Hoành đại diện phụ huynh tham gia, anh Hoành là dân thợ hồ, là thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh nên...