Vụ học sinh lớp 4 ở lại nhà vệ sinh tại Nghệ An: Cô – trò đều thiếu kỹ năng
Trước sự việc một nữ sinh lớp 4 ở trong nhà vệ sinh hết giờ học không về nhà, Sở GD&ĐT Nghệ An đã yêu cầu nhà trường tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan.
Đây cũng là bài học để các nhà trường tăng cường quản lý học sinh, giáo dục kỹ năng sống để các em biết xử lý, giải quyết những vấn đề gặp phải trong cuộc sống.
Học sinh Nghệ An trong giờ học kỹ năng sống.
Cô giáo sơ suất
Việc một nữ sinh lớp 4 Trường Tiểu học Thanh Tùng (huyện Thanh Chương, Nghệ An) được cho là bị “bỏ quên” nhiều giờ trong nhà vệ sinh thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội. Theo báo cáo của nhà trường, hết giờ giải lao, cô Trần Thị Loan lên lớp dạy tiết 4 thì được học sinh báo “bạn Q. đi tiểu ướt quần”. Cô đã giải thích với các bạn trong lớp: “Đó là việc bình thường, có người nhịn tiểu được lâu, có người không nhịn lâu được, các em không được nói bạn”.
Sau đó, cô Loan cho em Q. về nhà để thay quần áo (nhà Q. cách trường khoảng 20m) và tiếp tục dạy học cho các bạn trong lớp. Thời gian còn lại không thấy em Q. trở lại lớp, nhưng cô Loan nghĩ do em ngại nên không đến học tiếp buổi này nữa. Hết buổi học, bố của em Q. là anh Chiến không thấy con về nên đến trường cùng bác bảo vệ đi tìm thì thấy Q. ở trong nhà vệ sinh.
Video đang HOT
Sau khi nhận được thông tin, giáo viên chủ nhiệm là cô Trần Thị Loan, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thanh Tùng đến gia đình, gặp gỡ, động viên học sinh và trao đổi rõ về sự việc. Tại đây, cô Loan cũng nhận sơ suất của mình là không kiểm tra học sinh xin ra ngoài lâu không quay lại lớp học, không liên lạc với phụ huynh đồng thời chia sẻ với sự lo lắng của gia đình khi không thấy con về nhà.
Thầy Trần Văn Sỹ – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thanh Tùng cho biết: Trong buổi sinh hoạt chuyên môn toàn trường, ban giám hiệu đã dành thời gian thông báo sự việc, yêu cầu cô Trần Thị Loan viết tường trình và rút kinh nghiệm trong quản lý học sinh cho cán bộ quản lý, giáo viên toàn nhà trường.
Giáo dục kỹ năng: Không thể theo kiểu nhồi nhét
Bà Nguyễn Thị Hằng (Quyền Trưởng phòng GD&ĐT huyện Thanh Chương, Nghệ An) trao đổi: Phòng đã nhận được báo cáo của Trường Tiểu học Thanh Tùng về sự việc học sinh ở trong nhà vệ sinh đến hết giờ học không về nhà. Phòng có văn bản gửi cho nhà trường yêu cầu ổn định tình hình dạy học, rút kinh nghiệm trong công tác quản lý học sinh, xem xét mức độ sai phạm của tập thể, cá nhân liên quan để xử lý phù hợp theo quy định. Đồng thời báo cáo nội dung sự việc với UBND huyện Thanh Chương, Sở GD&ĐT Nghệ An.
Trao đổi về sự việc trên, ông Nguyễn Trọng Hoàn – Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT Nghệ An cho hay: Sở giao Phòng GD&ĐT huyện Thanh Chương chỉ đạo Trường Tiểu học Thanh Tùng có biện pháp ổn định tâm lý học sinh, tổ chức dạy học bình thường. Tiếp tục tăng cường kỷ cương kỷ luật, giờ giấc giáo viên. Đồng thời, tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan đến sự việc và báo cáo về cho Sở GD&ĐT trước ngày 10/1.
Sự việc hi hữu xảy ra tại Trường Tiểu học Thanh Tùng (Thanh Chương) may mắn không để lại hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, từ sự việc này cho thấy công tác giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử cho học sinh trong các nhà trường vẫn chưa có sự thống nhất và đạt hiểu quả cao. Hình thức giảng dạy chủ yếu vẫn là khuyến khích dạy trong hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt lớp hoặc lồng ghép, tích hợp trong các môn học như Đạo đức, Giáo dục công dân.
Điển hình như Trường Tiểu học Hưng Dũng 2 (TP Vinh) liên kết với 1 trung tâm GD kỹ năng sống trên địa bàn để mời giáo viên về dạy với mức phí khá cao. Học sinh được học theo các chủ đề, chủ điểm khác nhau. Bài học dù có nhiều hình ảnh, video hoạt hình độc đáo, trò chơi, bài tập, hoạt động trải nghiệm nhưng việc dạy vẫn chủ yếu là lý thuyết, trong phạm vi lớp học.
Xung quanh việc dạy kỹ năng sống, ông Nguyễn Trọng Bé – Trưởng phòng Chính trị – Công tác học sinh sinh viên – Sở GD&ĐT Nghệ An nhấn mạnh: Giáo dục kỹ năng sống là một trong những biện pháp quan trọng để tạo cho học sinh có kỹ năng tự bảo vệ mình khi lâm vào hoàn cảnh nguy hiểm, làm việc tốt hơn, có khả năng xử lý hiệu quả, đúng đắn các tình huống căng thẳng, khó khăn trong học tập, cuộc sống… Do vậy, các nhà trường cần tăng cường công tác giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử, giải quyết sự việc, phòng chống tai nạn, thương tích đảm bảo an toàn cho học sinh.
Công tác chỉ đạo, quản lý về hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở Nghệ An chưa có sự liên thông và đồng bộ chưa cao, ảnh hưởng đến chất lượng. Nhiều trường học giáo viên làm công tác giáo dục kỹ năng sống còn hạn chế về năng lực và thiếu về kinh nghiệm tổ chức hoạt động. Chưa kể điều kiện dạy học kỹ năng sống ở một số cơ sở chưa bảo đảm. – Ông Nguyễn Trọng Bé
Hồ Lài
Theo giaoducthoidai
Học tập thông qua trải nghiệm
Tuy không còn mới lạ nhưng việc thu hút học sinh đến lớp thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tế đã và đang mang lại những hiệu quả rất tích cực.
Tại Trường THCS Long Phú (TX. Tân Châu), hầu như không khí luôn nhộn nhịp, dù là ngày trong tuần hay dịp cuối tuần, bởi sự góp mặt của đông đảo các em học sinh. Ngoài những tiết học chính khóa được học trong lớp, các em học sinh còn dành nhiều thời gian tham gia các hoạt động trải nghiệm tại trường. Theo thầy Phạm Thành Lẫm (giáo viên tổng phụ trách Đội), Long Phú là một phường nông nghiệp, người dân sống chủ yếu dựa vào nghề nông và làm thuê. Hàng năm, số lượng học sinh bỏ học do rời địa phương đi lao động sớm hoặc theo cha mẹ làm ăn xa rất cao, ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ tiêu chống bỏ học của trường. Sự phối hợp giáo dục các em đến trường của một số phu huynh còn rất hạn chế. Vì vậy, việc tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thông qua mô hình "Học tập thông qua trải nghiệm" để giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử xã hội cho học sinh là rất cần thiết.
Giúp các em tự tin thể hiện bản thân trước đám đông
Theo đó, mô hình học tập thông qua trải nghiệm được thầy và trò trường THCS Long Phú thực hiện từ tháng 6-2015 đến nay. Các hoạt động ngoại khóa của mô hình được tổ chức dưới dạng câu lạc bộ, với nhiều chủ đề phong phú, đa dạng cả về chuyên môn, lẫn kỹ năng sống cho học sinh. Thời gian qua, nhà trường đã đẩy mạnh tổ chức hoạt động với nhiều chủ đề: "Vườn rau sạch", "Dạ tiệc văn học", "Tiết đọc sách tự quản"... giúp các em có thêm kỹ năng sống, nâng cao chất lượng trong học tập. "Bằng việc cho học sinh suy nghĩ các chuyên đề sinh hoạt đã giúp tạo môi trường học tập tốt nhất, từ đó tạo hứng thú trong học tập. Bên cạnh đó, giúp rèn luyện những kỹ năng, tăng khả năng chủ động trong hành động của học sinh để đưa ra quyết định tốt, tăng sự tự tin trong nhận thức. Giúp học sinh tự nhận ra giá trị của bản thân, tự trau dồi để phát triển một cách toàn diện" - thầy Lẫm chia sẻ.
Phương pháp "Học tập qua trải nghiệm" thể hiện theo mô hình 5 bước khép kín: trải nghiệm, chia sẻ, phân tích, tổng quát, áp dụng. Trong hoạt động chuyên đề "Dạ tiệc văn học" vừa được tổ chức, các em học sinh được hóa thân thành các nhân vật lịch sử, văn học trong truyện cổ tích, truyền thuyết... đã được học bằng cách sử dụng các nhân vật tái chế để làm các trang phục. "Ngoài củng cố kiến thức văn học của các em từ năm lớp 6, thông qua chuyên đề giúp các em tự tin thể hiện trước đám đông, hình thành ý thức về vệ sinh môi trường" - cô Lưu Thị Huỳnh Nga (giáo viên Ngữ văn Trường THCS Long Phú) giải thích. So với nhiều mô hình khác, sau bất kỳ hoạt động học tập qua trải nghiệm sẽ là phần chia sẻ. Theo đó, các em chia các nhóm nhỏ, có nhóm trưởng gợi ý thảo luận. Tùy vào từng chuyên đề, học sinh rút ra được cho bản thân về tự tin thể hiện trước đám đông, kỹ năng hợp tác, tương trợ trong nhóm. Bên cạnh đó, với mô hình "Tiết đọc sách trải nghiệm" cũng thu hút được đông đảo học sinh tham gia. Bắt đầu bằng việc chia thành từng nhóm nhỏ, chọn cho mình một quyển sách tại thư viện với những chủ đề khác nhau và sẽ giới thiệu về chủ đề sách mình đang học. Thông qua hoạt động này, giúp các em tăng hứng thú đối với việc đọc sách, cùng nhau tìm tòi, chia sẻ những quyển sách hay, ý nghĩa, có ích trong học tập và cuộc sống...
"Thường là khi chúng ta cho các em chơi xong, nếu bỏ qua phần rút kinh nghiệm sẽ rất phí. Vì như vậy sẽ không đọng lại, cũng như không giúp bản thân các em đúc kết được những kinh nghiệm cần thiết thông qua các hoạt động vừa trải nghiệm" - thầy Lẫm cho hay.
ÁNH NGUYÊN
Theo baoangiang
Có gì hấp dẫn ở trận Chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia 2019? Trận Chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia bắt đầu lúc 8h30 Chủ nhật 15/9 trên sóng truyền hình trực tiếp VTV3 hứa hẹn có nhiều điều thú vị, hấp dẫn; tâm điểm là màn đấu trí đỉnh cao của 4 học sinh THPT đến từ Nghệ An, Đắk Lắk, Khánh Hoà, Cần Thơ. Tâm điểm của trận Chung kết: Màn đấu trí...