Vụ học sinh lớp 2 xin xuống lớp 1: Bất ngờ với kết quả kiểm tra
Trường tiểu học B Phú Hòa đã hoàn tất việc khảo sát tình hình học tập của bé L.T.N.Q., đang học lớp 2A và kết quả em này đạt chuẩn trình độ lớp 2.
Trường Tiểu học B thị trấn Phú Hòa (ảnh: Người Lao Động)
Phòng giáo dục – đào tạo huyện Thoại Sơn (An Giang) cho biết Trường tiểu học B Phú Hòa đã hoàn tất việc khảo sát tình hình học tập của bé L.T.N.Q., đang học lớp 2A, liên quan đến vụ việc bố xin cho con từ lớp 2 xuống học lớp 1 khiến dư luận xôn xao những ngày qua.
Video đang HOT
Theo đó, trường đã ra đề kiểm tra với 34 học sinh của lớp 2A. Kết quả bé Q., đạt môn toán 7 điểm, tiếng Việt 7 điểm và môn tập đọc 6 điểm. Với kết quả này thì em Q. đạt mức độ trung bình. Nếu so với kết quả cuối năm học lớp 1 thì em Q. vẫn đạt mức độ này và đạt yêu cầu của học sinh lớp 2.
Trước đó, Infonet đã đưa tin anh Lê Hoài Hận (34 tuổi, ngụ ấp Hòa Tây A, xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn) làm đơn xin cho con đang học lớp 2 xuống lớp 1, gửi Bộ trưởng GD&ĐT cùng Ban giám hiệu trường Tiểu học B thị trấn Phú Hòa.
Nội dung đơn cho rằng con gái anh Hận chỉ biết vài chữ và không thể ráp vần, thậm chí không biết đọc, viết.
Theo infonet
Bồi dưỡng hàng chục nghìn giáo viên tiểu học cốt cán
Các giáo viên tham gia tập huấn cũng chia sẻ các ý kiến góp phần nâng cao chất lượng triển khai và thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
Hàng chục nghìn giáo viên tại 63 tỉnh thành đã và đang được tham gia bồi dưỡng - tập huấn Chương trình giáo dục phổ thông mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Đây là bước đi quan trọng trong bối cảnh chương trình giáo dục phổ thông mới sắp triển khai.
Bồi dưỡng hàng chục nghìn giáo viên tiểu học cốt cán. (Ảnh minh họa)
Tham gia đợt tập huấn, giáo viên tiểu học cốt cán được các giảng viên của các trường đại học sư phạm hướng dẫn phương pháp thực hiện các môn học Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Khoa học, Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử và Địa lý, Tin học và Công nghệ, Âm nhạc, Mỹ thuật, Hoạt động trải nghiệm, Giáo dục thể chất. Từ đó, hiểu rõ hơn về những điểm mới cũng như quan điểm xây dựng chương trình môn học và mục tiêu của chương trình, đồng thời nắm bắt được phương pháp giáo dục phù hợp để triển khai chương trình mới một cách hiệu quả.
Các giáo viên tham gia tập huấn cũng chia sẻ các ý kiến góp phần nâng cao chất lượng triển khai và thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, mỗi giáo viên tham gia tập huấn đều phải chủ động, sáng tạo trong tiếp cận kiến thức, phải biết phát hiện vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục và thiết kế đề tài nghiên cứu giải pháp giải quyết; đồng thời nắm vững kiến thức, kỹ năng về môn học được phân công dạy, biết lập các loại kế hoạch dạy học
"Chương trình rất chú trọng việc triển khai bồi dưỡng tại chỗ, tức là tại các nhà trường. Các thầy, cô đạt được yêu cầu sẽ được cấp giấy chứng nhận và họ sẽ tham gia vào việc bồi dưỡng thường xuyên cũng như hỗ trợ đồng nghiệp phát triển chuyên môn liên tục ở ở tại địa phương, ở các nhà trường. Lần này, vai trò tự học của người giáo viên ở tại nhà trường rất quan trọng, đặc biệt, giáo viên cốt cán đóng vai trò như là người hỗ trợ, chủ trì các thảo luận ở trong bản thân tổ chuyên môn trong trường, cụm trường", ông Thành nhấn mạnh./.
Theo VOV
An Giang: 16 học sinh có nguy cơ bỏ học do thiếu cầu tạm Phụ huynh của khoảng 16 học sinh tại một xã vùng sâu huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, rất mong chính quyền địa phương làm một cây cầu tạm để việc đi học của các em thuận tiện hơn. Các phụ huynh phản ánh con em của mình gặp khó khăn trong việc đi học - Ảnh: Tô Văn Anh Đặng Ngọc Trinh...