Vụ hiệu trưởng bị tố lạm dụng nam sinh: Cái xấu tồn tại bởi sự vô tâm, vô trách nhiệm của giáo viên
Vụ hiệu trưởng một trường dân tộc nội trú bị tố cáo đã lạm dụng tình dục các nam sinh một thời gian dài đã làm dư luận dấy lên câu hỏi: Các thầy cô trong trường vô tâm hay vô trách nhiệm với các em?
Ảnh minh họa
Sau khi dư luận xôn xao và cơ quan chức năng vào cuộc điều tra vụ ông Đinh Bằng My, hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Thanh Sơn (Phú Thọ) bị tố cáo lạm dụng tình dục nhiều nam sinh một thời gian dài, đa số các giáo viên trường này đều cho biết rất bất ngờ với thông tin này. Một cô giáo đã phủ nhận việc dẫn học sinh nam lên phòng hiệu trưởng khi được yêu cầu. Một hiệu phó thì bàng hoàng khi nghe tin. Ngoài những câu “đau lòng”, “bàng hoàng”, “bất ngờ”…, các thầy cô trường này đã quên đi hoặc phủ nhận mình cũng có một phần liên đới gây ra nỗi đau cho học sinh bằng sự vô tâm, vô trách nhiệm. Theo nội quy và kỷ luật của nhà trường, khi học sinh phạm lỗi, phải lên “uống nước trà” với hiệu trưởng thì giáo viên chủ nhiệm hay giáo viên bộ môn phải là người biết các em bị tội gì, để hàng ngày dạy dỗ, uốn nắn hành vi của học sinh; giúp các em sửa sai. Thế nhưng, khi được hỏi các thầy cô đều bảo không biết, chưa nghe nói…
Nếu các thầy cô thật sự quan tâm đến học sinh của mình, thì đã không có chuyện các em phải chịu đựng sự việc lâu đến vậy. Niềm tin của học sinh dành cho giáo viên của mình dường như đã mất nên chuyện thầy hiệu trưởng- người đứng đầu trường- biến thái chỉ được chia sẻ với…mạng xã hội. Làm sao các em có thể nói sự thật đó khi mà sau khi cơ quan công an vào điều tra, ông P. Đ.Q, Chủ tịch Công đoàn nhà trường, còn hoài nghi: “Các em học sinh hầu hết đều xuất phát từ các gia đình nông dân, các em rất ngoan nhưng những thông tin các em tố giác thì vẫn phải xem xét lại”.
Trừ cô hiệu phó nhận 1 phần trách nhiệm về mình nhưng tự nhận thấy cũng đã làm “vuông vức nhiệm vụ của mình”, còn thì không có thầy, cô giáo nào lên tiếng vì đã buông lỏng chuyện quản lý, quan tâm đến tâm tư, tình cảm học sinh khi các em học nội trú, phải sống xa gia đình, được cha mẹ tin tưởng gửi gắm cho thầy, cô trách nhiệm dạy chữ và cả dạy làm người. Sự vô tâm này cùng với sự nể nang cấp quản lý, lãnh đạo đã làm cho trường và ngành giáo dục ngày càng đi xuống trong mắt mọi người. Bạn đọc Sự Thật thảng thốt: “Cái gì vậy trời, cám ơn mạng xã hội, nếu không thì ai tố cáo giúp các em”. Bạn Mata thì phân tích: “Một sự thật ở nhiều trường học là giáo viên rất sợ hiệu trưởng và từ khiếp sợ đi đến thỏa hiệp với những sai phạm của hiệu trưởng chỉ cách có…nửa bước”.
Theo nhiều bạn đọc, ngoài việc khởi tố ông hiệu trưởng, cần phải kỷ luật luôn các đoàn thể của trường. Bạn Văn Quôc Sinh đặt vấn đề: “Tai sao hanh vi lêch chuân nay ma Ban giam hiêu lai không biêt? Thanh tra nhân dân cua trương đâu, đoan thê đâu? Chăc chăn se co thông tin ro rỉ tư lâu. Phai chăng đây la sư bưng bit thông tin”. Chính vì vậy, bạn Thành Hoàng đề xuất: “Vụ này phải kỷ luật nặng các đoàn thể của trường này”.
Thủy Tiên
Video đang HOT
Theo nld.com.vn
Cô giáo Thảo bắc nhịp cầu, đưa học sinh khiếm thị Hải Phòng tới tương lai
Hơn 20 năm qua, một người phụ nữ dành cả tuổi thanh xuân để chăm sóc, dạy dỗ, bắc những nhịp cầu đưa học trò khiếm thị thành phố hoa phượng đỏ tới tương lai.
Đó là cô giáo Nguyễn Thị Thảo, Tổ trưởng tổ giáo viên Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng.
Sinh ra trong gia đình nghèo ở xã Hồng Thái, huyện An Dương (Hải Phòng), ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, cô gái trẻ Nguyễn Thị Thảo ấp ủ ước mơ trở thành cô giáo dạy chữ cho những trẻ em nghèo.
Sau khi tốt nghiệp Trường cao đẳng Sư phạm Hải Phòng, cô Thảo về công tác tại Trường nuôi dạy Trẻ em Khiếm thị Hải Phòng.
Nhớ lại những ngày đầu mới công tác tại trường, cô Thảo tâm sự: "Ngày tôi tới trường nhận công tác, thầy Nguyễn Thanh Thăng có chia sẻ, với học sinh bình thường dạy và dỗ, còn trong môi trường này, dỗ trước dạy sau.
Lần đầu nhìn chữ Braille toàn chấm nổi ly ty tôi cũng thấy nản. Nhưng học rồi, tôi lại cảm thấy chữ Braille không khó như tưởng tượng".
Cô giáo Nguyễn Thị Thảo hướng dẫn học sinh khiếm thị học bài (Ảnh: Lê Trung Cường)
Hiện nay, cô Thảo là một trong những giáo viên đọc chữ Braille tốt nhất trường khiếm thị.
Lớp học sinh này ra trường, lớp khác đến, các em học sinh đều có những tình cảm đặc biệt như người thân với cô Thảo.
Ngày nắng cũng như ngày mưa, cô Thảo luôn đến sớm và về muộn. Mặc dù không phải là nhiệm vụ của mình, nhưng những bữa cơm chiều cô đều xuống nhà bếp giúp đỡ các em khiếm thị.
Hơn 20 năm công tác, gắn bó môi trường giáo dục đặc biệt này, cô Thảo để lại những ấn tượng và tình cảm khó quên đối với đồng nghiệp và các thế hệ học sinh mà cô giảng dạy.
Giáo viên trong Trường khiếm thị giờ đây quen với hình ảnh cô Thảo cùng học sinh khiếm thị vệ sinh lớp học và môi trường chung quanh.
Các giờ học môn Văn - tiếng Việt do cô phụ trách luôn được học sinh chờ đợi và yêu thích.
Mặc dù không phải là giáo viên được đào tạo chính quy về giáo dục đặc biệt nhưng trong công tác, cô Thảo luôn nỗ lực tự học, trau dồi chuyên môn nâng cao trình độ.Ngoài giờ lên lớp chính, cô tận dụng phòng trống buổi chiều dạy thêm miễn phí các học sinh yếu kém.
Để nâng cao chất lượng các tiết học và nghiệp vụ chuyên môn, cô Thảo luôn tự tìm tòi, sáng tạo, nghiên cứu các phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực, sáng tạo trong học sinh, tạo hứng thú cho các em trong từng giờ học.
Cô chia sẻ, với học sinh khiếm thị, việc nắm vững tâm tư tình cảm, đặc điểm tâm lý của từng cá nhân chiếm tới 50% thành công của việc giảng dạy.
Vì vậy, cô dành thời gian có mặt tại khu nội trú vui chơi cùng học sinh của mình, giúp các em giải quyết khó khăn khi làm bài tập.
Để động viên học sinh, cô thường xuyên mua tặng các em những đồ dùng cần thiết phục vụ sinh hoạt hằng ngày. Với những học sinh sống xa nhà, cô gần gũi, giúp đỡ.
Cô kiến nghị Ban giám hiệu vận động cha mẹ học sinh nhà trường đóng góp hỗ trợ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Bất cứ lúc nào, dù ngoài giờ hành chính hay ngày nghỉ, học sinh có nhu cầu đến trường mượn sách chữ Braille hoặc xin giấy viết, cô Thảo đều có mặt trợ giúp.
Với cương vị tổ trưởng chuyên môn, cô giáo Nguyễn Thị Thảo đạt nhiều thành tích xuất sắc. Nhiều năm liên tục cô đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và luôn là "cánh chim đầu đàn" của tổ chuyên môn.
Người giáo viên giản dị của môi trường giáo dục đặc biệt ấy dù chưa nhiều người biết, nhưng mỗi chuyến đò của cô giáo Nguyễn Thị Thảo chính là những cây cầu tri thức bắc nhịp đưa học sinh khiếm thị Hải Phòng tới tương lai.
Theo giaoduc.net.vn
Học sinh, giáo viên khóc nức nở chia tay thầy hiệu trưởng Trên sân trường ướt đẫm nước mưa, hàng trăm giáo viên và học sinh Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM) lặng lẽ gạt nước mắt khi nhìn bóng thầy hiệu trưởng xa dần. Thầy hiệu trưởng bắt tay và chào tạm biệt các giáo viên, học sinh - THÙY TRANG Sáng nay, 4.10, Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM tổ chức...