Vụ “Chuyến bay giải cứu”: Giám đốc Công ty Blue Sky nói chứng kiến nhiều nụ cười và nước mắt đoàn tụ
Tại phiên toà “ Chuyến bay giải cứu”, Lê Hồng Sơn Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky, cho rằng thời điểm COVID-19 có tới mấy chục doanh nghiệp cùng đưa công dân về nước dẫn đến “loạn giá”, không có mức giá chung
Chiều nay 19-7, được tự bào chữa tại phiên toà ” Chuyến bay giải cứu” bị cáo Lê Hồng Sơn, Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky, cho biết bản thân bị cáo cảm “thấy rất sốc” khi nghe mức án đề nghị của đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) TP Hà Nội từ 11-12 năm tù với tội Đưa hối lộ “Đây là mức án gần như kịch khung” – bị cáo Sơn nới.
Bị cáo Lê Hồng Sơn được dẫn giải tới phiên toà
Theo bị cáo, dịch COVID-19 khiến nhiều doanh nghiệp hàng không gặp khó khăn, vỡ nợ, Công ty Blue Sky không nằm ngoài vòng xoáy này. Trước dịch, doanh nghiệp của bị cáo là đơn vị có doanh thu khoảng 1.000 tỉ đồng/năm với hơn 100 nhân viên. Năm 2020, Công ty Blue Sky được Vietnam Airlines lựa chọn thực hiện 10 chuyến bay giải cứu đưa công dân Việt Nam từ Mỹ về nước.
“Bị cáo đã được chứng kiến nhiều nụ cười và giọt nước mắt của hạnh phúc, đoàn tụ. Bị cáo cũng có con ở bên Úc, thời điểm đó con bảo ba làm nhiều chuyến bay giải cứu thế mà để con chết ở bên này à, khiến bị cáo rất đau xót” – bị cáo Sơn nói
Theo bị cáo, thời gian thực hiện các chuyến bay giải cứu, bị cáo và Nguyễn Thị Thanh Hằng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky, thống nhất về việc bị cáo Hằng lo việc xin cấp phép. Còn bị cáo tham gia xây dựng, phát hành chuyến bay và khảo sát lưu trú cho công dân khi về nước.
Bị cáo Sơn nhận định tại Việt Nam, nếu có từ 2-3 doanh nghiệp cùng thực hiện một việc thì khó có thể thoả hiệp về giá. Thời điểm COVID-19 có tới mấy chục doanh nghiệp cùng đưa công dân về nước dẫn đến “loạn giá”, không có mức giá chung.
“Doanh nghiệp là nạn nhân của cơ chế xin – cho và nạn nhân của văn hóa phong bì” – bị cáo Sơn tự bào chữa và cho biết mọi doanh nghiệp đều quan tâm đến doanh thu, nhưng ở thời điểm cơ quan chức năng cấp phép các “chuyến bay giải cứu” thì điều đó không hoàn toàn đúng.
Video đang HOT
Theo bị cáo Sơn, 2 người sáng lập công ty đều phải đối diện hình phạt của pháp luật, công ty mất uy tín khiến gần 100 con người đối diện nguy cơ mất việc. Vì vậy, bị cáo mong Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt để có thể sớm trở về.
Bào chữa cho bị cáo Sơn, luật sư Giang Hồng Thanh (Đoàn luật sư TP Hà Nội) trình bày ở giai đoạn Tổ công tác 4 Bộ/5 Bộ được cấp phép, có nhiều lời khai của nhiều cá nhân khác nhau tại nhiều doanh nghiệp khác nhau đưa ra một bức tranh chung toàn cảnh. Đó là một số cán bộ Nhà nước gây khó khăn, ép buộc doanh nghiệp phải đưa tiền thì mới tạo điều kiện cấp phép, nếu doanh nghiệp không đưa tiền, chắc chắn sẽ bị thiệt hại rất lớn. Do đó, đây là lý do doanh nghiệp không có sự lựa chọn nào khác, hoặc là đưa tiền, hoặc dừng tổ chức chuyến bay.
Lý giải về việc hai bị cáo Hằng và Sơn có hành vi đưa hối lộ, luật sư cho rằng hành vi phạm tội của họ xuất phát từ những khó khăn không phải do họ tự gây ra, mà ở một góc độ nào đó, họ cũng là nạn nhân của cơ chế “xin – cho” trong vụ án này.
Về mức án với thân chủ, luật sư Thanh cho rằng bị cáo Sơn bị đề xuất mức cao nhất trong nhóm bị cáo “Đưa hối lộ”. Nếu việc đề xuất này chỉ dựa vào việc Lê Hồng Sơn cùng Nguyễn Thị Thanh Hằng đưa hối lộ nhiều nhất thì đề xuất đó là không toàn diện.
Theo luật sư, bị cáo Sơn đưa tiền nhiều nhất nhưng cũng đón được nhiều công dân trở về nước nhất, được hưởng nhiều tình tiết giảm nhẹ nhất và được xác định là tự thú. Do đó cần phải đề xuất “Sơn ở mức thấp chứ không phải cao như vậy”.
Cựu Phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam Trần Văn Tân nhận trách nhiệm, xin được khoan hồng
Tại tòa, ông Trần Văn Tân, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, thừa nhận sai và nhận trách nhiệm.
Tuy nhiên, ông Tân mong hội đồng xét xử (HĐXX) xem xét về lý, về tình và những tình tiết để cho mình được hưởng sự khoan hồng.
Sáng 18.7, TAND TP.Hà Nội tiếp tục ngày làm việc thứ 6, xét xử 54 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu". HĐXX dành quyền để các luật sư và bị cáo tự bào chữa, gỡ tội cho mình.
Trong vụ án, ông Trần Văn Tân bị truy tố tội nhận hối lộ, với cáo buộc đã 9 lần nhận của bị cáo Lê Hồng Sơn, Tổng giám đốc Công ty Blue Sky, và Nguyễn Thị Thanh Hằng, Phó tổng giám đốc Công ty Blue Sky, tổng số tiền 5 tỉ đồng trong quá trình cấp phép cách ly cho người về trên các "chuyến bay giải cứu".
Tại tòa, luật sư bào chữa cho ông Tân đồng tình với bản luận tội của đại diện Viện KSND TP.Hà Nội và cho rằng thân chủ của mình đã nhận thức được hành vi của mình, thành khẩn khai báo trong quá trình điều tra, cũng như tại phiên tòa.
Các bị cáo trong vụ án. Ảnh TRẦN PHAN
Theo luật sư, hành vi của ông Tân xuất phát từ suy nghĩ đơn giản. Ngoài việc thành khẩn khai báo, ông Tân cũng có nhiều thành tích xuất sắc trong quá trình công tác. Cụ thể, trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, ông Tân được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen; đã khắc phục hơn 3/4 số tiền nhận hối lộ; bố mẹ là người có công với cách mạng và đều là thương binh hạng 4/4.
Luật sư của ông Tân cho hay, gia đình bị cáo cũng rất đau lòng và ăn năn, đã có đơn đề nghị gửi HĐXX; hiệp hội các doanh nghiệp, nhiều công ty, cá nhân tại tỉnh Quảng Nam cũng có đơn đề nghị xem xét giảm nhẹ hình phạt cho ông Tân, gửi HĐXX.
"Người Việt Nam có câu, đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại. Ngoài ra, Đảng và Nhà nước ta cũng có đường lối pháp luật rất nhân văn, rõ ràng là trừng trị nghiêm những kẻ ngoan cố, nhưng khoan hồng với người ăn năn, hối cải, tích cực khắc phục hậu quả", luật sư nói và mong HĐXX xem xét cho ông Tân được hưởng mức hình phạt từ 6 - 7 năm tù, thấp hơn so với mức án mà viện kiểm sát đề nghị trước đó (từ 8 - 9 năm tù) để ông Tân sớm trở lại cộng đồng, có cơ hội báo hiếu người bố đã cao tuổi, già yếu.
00:04:27
Toàn cảnh mức án đề nghị trong đại án "chuyến bay giải cứu"
"Bị cáo nhận trách nhiệm"
Được nói trước tòa, ông Trần Văn Tân đồng tình với quan điểm bào chữa của luật sư và cho rằng hành vi của mình đủ yếu tố cấu thành tội nhận hối lộ, như kết luận điều tra, cáo trạng cũng như bản luận tội của viện kiểm sát đã cáo buộc.
"Về lý thì bị cáo sai, bị cáo nhận trách nhiệm", ông Tân nói.
Bị cáo Trần Văn Tân. Ảnh TRẦN PHAN
Về tình, theo ông Tân, bản thân chỉ thực hiện theo chủ trương nhân đạo, nhân văn và không có ý gây khó khăn, vòi vĩnh hay đặt điều kiện gì. Theo ông Tân, mỗi lần gặp bị cáo Nguyễn Thị Thanh Hằng, ông đều dặn phải chăm lo tốt cho công dân và hỏi han ai bị nhiễm bệnh không, họ ăn uống thế nào, đưa về nơi cư trú ra sao?
"Những trường hợp nhiễm bệnh hoặc bệnh nặng phải cách ly thêm thì bị cáo đều chỉ đạo doanh nghiệp đưa về hoặc cơ sở lưu trú phải nuôi ăn, nuôi ở thêm. Công dân về khó khăn thì không thu thêm tiền nữa, khách sạn không được chèn ép", ông Tân trình bày, và cho rằng đây cũng là cơ hội để khách sạn của tỉnh có thêm công ăn việc làm, du lịch Quảng Nam được phục hồi và phát triển.
Luật sư tham gia bào chữa tại phiên tòa. Ảnh TRẦN PHAN
Trình bày thêm, ông Tân cho hay mỗi lần gặp bị cáo Hằng, ông đều nói không gửi quà nữa. "Mong HĐXX xem xét các tình tiết giảm nhẹ, thành khẩn khai báo để bị cáo được hưởng khoan hồng của pháp luật", ông Tân nói.
"Có 4 người Việt định nhảy vào Sứ quán để tự tử vì nghĩ nếu không về được quê thì chết ở đây" Tiếp tục phần tranh luận tại phiên tòa xét xử vụ án "chuyến bay giải cứu" sáng 19/7, tự bào chữa tại phiên tòa, bị cáo Trần Việt Thái (cựu Đại sứ Việt Nam tại Malaysia) thừa nhận, đã đạp đổ bát cơm của cò mồi khi đưa người mãn hạn tù ở Malaysia về nước. Bị cáo Trần Việt Thái cùng các...