Vụ cấm học sinh hát ‘Đất nước lời ru’: Sở GD&ĐT An Giang xin rút kinh nghiệm
Sở GD&ĐT tỉnh An Giang nhận thấy, công văn số 19 có một số điểm chưa phù hợp, dễ gây hiểu nhầm. Vì thế, lãnh đạo Sở này xin nghiêm túc rút kinh nghiệm trong hội thi lần sau.
Tiết mục văn nghệ dự thi
Ngày 21/3, Văn phòng Sở GD&ĐT An Giang cho biết, Lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh vừa ra thông cáo báo chí liên quan đến việc Ban tổ chức Hội thi Ca múa nhạc ngành GD&ĐT tỉnh An Giang năm 2018-2019 trước đó đã yêu cầu một số đơn vị thay đổi bài hát như Đất nước lời ru, Giấc mơ cánh cò, Cảm ơn tình yêu…
Theo giải trình của Ban tổ chức Hội thi thì mục đích của thông báo là các em trong độ tuổi còn nhỏ khi biểu diễn các tác phẩm lớn này khó chuyển tải hết ý nghĩa của tác phẩm, dễ gây phản cảm, chứ không có ý cấm. Tuy nhiên, Ban tổ chức yêu cầu thay đổi những bài hát này đã bị dư luận phản ứng.
Đồng thời, Lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh An Giang nhận thấy, công văn số 19 có một số điểm chưa phù hợp, dễ gây hiểu nhầm. Vì thế, lãnh đạo Sở này xin nghiêm túc rút kinh nghiệm và sẽ lưu ý trong các hội thi lần sau.
Video đang HOT
Hội thi Ca múa nhạc ngành giáo dục và đào tạo được tổ chức từ ngày 11/3/2019 đến 16/3/2019. Sau khi hội thi kết thúc, một số phụ huynh học sinh cho biết đã gửi đơn góp ý đến Sở GD&ĐT thắc mắc vì sao ca khúc “Đất nước lời ru” của nhạc sĩ Văn Thành Nho cùng một số ca khúc khác không được phổ biến tại Hội thi Ca múa nhạc cấp tỉnh vừa kết thúc cách đây vài ngày.
Trước phản ứng này, lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh An Giang nhìn nhận sơ sót trong khâu soạn thảo văn bản để gây hiểu lầm cho một số đơn vị, cũng như phụ huynh có con em tham gia hội thi chứ không hề có ý cấm cản học sinh hát những ca khúc nổi tiếng trên.
HÒA HỘI
Theo Tiền phong
Thi THPT quốc gia 2019: Quy chế thi xây dựng theo tinh thần "năm rõ"
Sáng nay 20/3, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2019 tại TPHCM. Đại diện lãnh đạo Bộ GD-ĐT khẳng định sẽ xây dựng hàng rào kỹ thuật để không xảy ra tiêu cực kỳ thi.
Hội nghị tập huấn nghiệp vụ tổ chức kỳ thi THPT quốc gia diễn ra sáng nay với sự tham dự của đại diện Sở GD-ĐT 63 tỉnh thành cả nước. Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ đã có những phát biểu lưu ý những vấn đề cần bàn thảo để kỳ thi sắp tới diễn ra tốt hơn.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu trước đại diện 63
Theo ông Nguyễn Hữu Độ, hội nghị thường niên, diễn ra hàng năm nhưng rất quan trọng đặc biệt là rút kinh nghiệm sâu sắc về kết quả tổ chức kỳ thi năm 2018, Bộ đã thảo luận, xây dựng quy chế, hàng rào kỹ thuật cố gắng làm thế nào để giảm tối đa những hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra trong kỳ thi.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nhấn mạnh: "Có thể khẳng định, đầu tiên xuất phát từ con người, những người trực tiếp làm công tác này có thể dẫn đến sai phạm không nhỏ làm ảnh hưởng rất lớn đến uy tín ngành giáo dục, ảnh hưởng đến niềm tin của xã hội đối với chúng ta trong việc tổ chức kỳ thi lớn như kỳ thi THPT quốc gia", ông Độ nói.
Cũng từ đó, ông Độ khẳng định kỳ thi năm nay có những điểm mới đưa ra với các hàng rào kỹ thuật đặt ra nhằm giúp tổ chức tốt kỳ thi THPT quốc gia 2019 tốt hơn. Đặc biệt, hội nghị lần này sẽ bàn thảo cùng nhau xây dựng văn bản ban hành quy chế thi THPT quốc gia theo tinh thần năm rõ trong đó bao gồm: rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình và rõ sản phẩm.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Độ cũng nhắc nhở để làm thi, tất cả các thành viên phải nắm chắc quy chế, chuẩn bị kỹ các điều kiện, kiểm soát được tình hình và xử lý tốt các tình huống. Nếu tất cả đều làm đúng quy chế thì chắc chắn không có việc gì xảy ra.
Ông Độ cũng khẳng định với tinh thần quyết tâm, Bộ GD-ĐT cùng các địa phương sẽ tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 một cách chặt chẽ, nghiêm túc, khoa học, đảm bảo sự công bằng khách quan, tạo niềm tin cho xã hội.
Cũng tại hội nghị này, phía Bộ GD-ĐT đã nêu ra các điểm mới trong quy chế thi năm nay trong đó có 4 điểm nhấn đáng chú ý.
Cụ thể là việc sắp xếp phòng thi có sự thay đổi, thí sinh tự do, thí sinh giáo dục thường xuyên đều xếp thi chung với thí sinh THPT. Trong coi thi, sẽ có các ra hàng rào kỹ thuật về việc niêm phong, quản lý bài thi, dùng camera giám sát, phân rõ trách nhiệm các thành viên trong hội đồng (thanh tra, công an...).
Đối với công tác chấm thi trắc nghiệm cũng có thay đổi khi có sự tham gia của các trường đại học trực tiếp chấm trắc nghiệm. Giám đốc sở GD-ĐT ký quyết định thành lập hội đồng chấm trắc nghiệm có các trường đại học.
Ngoài ra, việc xét tốt nghiệp THPT cũng thay đổi theo tỉ lệ 70% (bài thi THPT quốc gia) và 30% (điểm trung bình cả năm lớp 12).
Lê Phương
Theo Dân trí
Hà Tĩnh: Đính chính văn bản "ép" giáo viên mua bảo hiểm thân thể tự nguyện Chỉ vài ngày sau khi ra văn bản có nội dung "ép" các giáo viên phải mua bảo hiểm tự nguyện khiến giáo viên bức xúc, Phòng GD&ĐT huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã phải đính chính vì có nhiều sai sót. Ảnh minh họa Ngay sau khi báo chí phản ánh, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh đã yêu cầu Phòng GD&ĐT huyện Can...