Vụ bé 4 tháng tuổi tử vong tại bệnh viện: Lập hội đồng kiểm thảo nguyên nhân
Ngày 4-7, ông Nay Phi La, giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, cho biết đã lập hội đồng chuyên môn đánh giá quy trình khám, chữa bệnh của Bệnh viện Đại học Buôn Ma Thuột đối với trường hợp bệnh nhi Tô Ngọc H. (4 tháng tuổi).
Thông cáo báo chí ban đầu, Bệnh viện Đại học Buôn Ma Thuột nói cháu bé điều trị ở bệnh viện khác, trở nặng mới đến điều trị tại đây – Ảnh: TR.TÂN
Theo đó, tiến sĩ – bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Văn Hùng, phó giám đốc Sở Y tế, làm chủ tịch hội đồng.
Hội đồng có trách nhiệm xem xét, đánh giá quy trình khám, chữa bệnh đối với trường hợp bệnh nhi Tô Ngọc H. (sinh ngày 9-2-2022, ở xã Ea Kênh, huyện Krông Pắk). Bệnh nhi đã khám và điều trị tại Bệnh viện Đại học Buôn Ma Thuột từ ngày 24 đến ngày 27-6 và tử vong tại viện.
Như Tuổi Trẻ Online đã phản ánh, theo chị Nguyễn Thị Thu Hà (mẹ cháu H.), ngày 24-6, gia đình đưa cháu vào Bệnh viện Đại học Buôn Ma Thuột điều trị do bị viêm phổi nhẹ. Sau 2 ngày điều trị, đến chiều 26-6, sức khỏe của con chị đã bình thường, chơi ngoan và ăn ngủ đúng giờ.
Đến khoảng 13h40 cùng ngày, trong lúc cháu H. đang ngủ thì điều dưỡng vào cho thở khí dung. Lúc này, H. khóc ré lên, mặt tím tái nên gia đình gỡ bộ thở ra khỏi miệng cháu.
Thấy nhân viên y tế đang đứng đó, chị Hà đã bế con bỏ chạy ra ngoài thì bị nhân viên kéo lại, tiếp tục bắt thở khí dung mặc cho gia đình van xin.
Đến khoảng 14h30, cháu H. yếu dần, người tím tái hơn rồi mất lúc 9h27 ngày 27-6.
Video đang HOT
Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột – Ảnh: TR.TÂN
Liên quan vụ việc, một lãnh đạo Công an thành phố Buôn Ma Thuột cho biết đơn vị cùng Viện KSND cùng cấp thụ lý tin báo để điều tra. Công an thành phố Buôn Ma Thuột đã đến bệnh viện thu thập hồ sơ bệnh án để xác minh, sau đó liên lạc gia đình nạn nhân đề nghị khám nghiệm tử thi cháu bé nhưng gia đình không chấp nhận.
Cũng theo vị này, Công an thành phố đã phân công lãnh đạo phụ trách điều tra vụ việc. Hiện đơn vị phối hợp với ngành chức năng điều tra.
Hoảng hốt khi con 4 tuổi dậy thì
Một bé trai 4 tuổi được mẹ hoảng hốt đưa vào Bệnh viện Nhi đồng thành phố (TP.HCM) khám vì dương vật to bất thường. Một bé gái 4 tuổi đã có chiều cao vượt trội, ngực sưng to. Bác sĩ kết luận các bé dậy thì sớm.
Vậy dậy thì sớm là gì, có nguy hiểm? Cách điều trị, phòng tránh như thế nào?
Thế nào là dậy thì sớm ?
Chị C., phụ huynh trú Q.8, TP.HCM, lo lắng gọi điện cho bạn: "Trời ơi con bé nhà tui có kinh nguyệt rồi. Thế này sớm quá, biết làm sao bây giờ". Bé gái nhà chị C. mới 8 tuổi, đang học lớp 3. Chị hoảng hốt gọi điện khắp bạn bè xem có con ai gặp tình trạng tương tự con mình không.
Bé gái 8 tuổi có kinh nguyệt, 6 tuổi đã "nhổ giò" hay có "trái tràm" ở ngực (ngực nhú to) hay bé trai 6 tuổi đã phát triển bộ phận sinh dục... là một số trường hợp được đưa tới khám ở bệnh viện (BV) nhi. Bác sĩ chuyên khoa 1 Lê Thanh Bình, Phó trưởng khoa Thận - Nội tiết, BV Nhi đồng thành phố (H.Bình Chánh, TP.HCM) cho hay nhiều phụ huynh đưa con tới khám thường thắc mắc: "Sao trước đây tôi 13, 14 tuổi mới dậy thì, giờ chúng nó sớm vậy". Nhiều cha mẹ lấy kinh nghiệm của mình để phán đoán con dậy thì sớm hoặc trễ, điều đó không chuẩn xác.
Trẻ em được tới khám và tư vấn về dậy thì sớm ở Bệnh viện Nhi đồng thành phố. Ảnh THÚY HẰNG
"Sau 2 thập kỷ thống kê, tuổi dậy thì trung bình hiện nay trên thế giới của con trai là 12 tuổi, con gái là 10 tuổi. Con gái dậy thì sớm nhất từ 8 tuổi, con trai sớm nhất từ 9 tuổi, như vậy là bình thường. Còn dậy thì sớm là như thế nào? Là trẻ gái có dấu hiệu dậy thì từ trước 8 tuổi, trẻ trai trước 9 tuổi", bác sĩ Lê Thanh Bình nói.
"Tui tưởng nó giống cha nó"
Đâu là dấu hiệu của trẻ dậy thì sớm? Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Lê Thanh Bình, bé gái dậy thì sớm là trước năm 8 tuổi bé có "trái tràm" ở ngực, "nhổ giò" - tức là cao lên, sau đó có nổi mụn ở mặt, có mồ hôi cơ thể, có lông nách, lông bộ phận sinh dục. Trung bình từ lúc bắt đầu có các dấu hiệu trên cho tới lúc bé gái có kinh nguyệt là khoảng 2 - 3 năm.
Bệnh viện Nhi đồng thành phố đang theo dõi khoảng 100 trẻ dậy thì sớm. ẢNH MINH HỌA: THÚY HẰNG
Còn bé trai dấu hiệu dậy thì sớm là trước năm 9 tuổi có dấu hiệu như "nhổ giò", hoặc phổ biến hơn là tăng kích thước tinh hoàn, dương vật.
Bác sĩ kể một người mẹ dắt con tới BV khám, bé 4 tuổi mà dương vật to như người lớn. Bác sĩ hỏi sao chị thấy tình trạng này lâu rồi mà giờ mới cho con tới khám, người mẹ thật thà đáp: "Tui đâu biết gì, tui tưởng nó giống cha nó". Việc quan tâm con để sớm phát hiện những bất thường trong cơ thể, đưa đi gặp bác sĩ sớm sẽ giúp điều trị hiệu quả hơn.
Đâu là nguyên nhân của dậy thì sớm? Bác sĩ chuyên khoa 1 Lê Thanh Bình cho hay nguyên nhân gây dậy thì sớm ở bé trai và bé gái khác nhau. 85 - 90% bé gái dậy thì sớm không có nguyên nhân (dậy thì sớm vô căn), trong khi 90% bé trai dậy thì sớm có nguyên nhân, chủ yếu do bé mắc một bệnh gì đó, như trường hợp bé trai 4 tuổi có dương vật lớn kể trên là do bị u não.
Hiện BV Nhi đồng thành phố đang quản lý, theo dõi quá trình điều trị của khoảng 100 trẻ dậy thì sớm trong vòng hơn 3 năm trở lại đây (từ 2018 - 2022). Trong đó 97 bé là con gái, dậy thì sớm vô căn; còn 3 bé trai 6 - 7 tuổi còn lại là dậy thì sớm có nguyên nhân.
Dậy thì sớm xảy ra khi bé trai, bé gái mắc u não, có chấn thương ở vùng thần kinh trung ương, khối u ở buồng trứng, u nang buồng trứng... (ở bé gái), hoặc một số bệnh di truyền.
Để kết luận bé dậy thì sớm hay không, bác sĩ sẽ đánh giá sự phát triển ngực (tuyến vú) ở trẻ gái, kích thước tinh hoàn ở trẻ trai, đo chiều cao và đánh giá tốc độ tăng trưởng, thực hiện xét nghiệm định lượng hormone sinh dục trong máu, đánh giá tuổi xương và các xét nghiệm tìm nguyên nhân dậy thì.
"Một sai lầm mà nhiều phụ huynh hay mắc phải là cho rằng con em uống nhiều sữa bột, ăn nhiều thịt gà, thịt bò thì bị dậy thì sớm. Thực tế chưa có một nghiên cứu khoa học nào cho thấy thực phẩm dẫn tới dậy thì sớm ở trẻ em. Nữ giới có nguy cơ dậy thì sớm hơn nam giới. Và những bé gái béo phì có nguy cơ dậy thì sớm hơn. Tuy nhiên không phải cứ béo phì là dậy thì sớm, cũng không phải cứ cân nặng cân đối thì lại không", bác sĩ Thanh Bình cho biết.
Bác sĩ chuyên khoa 1 Lê Thanh Bình (phải), người khám và tư vấn cho nhiều trường hợp trẻ dậy thì sớm.
Khám càng sớm càng tốt
Dậy thì sớm ảnh hưởng như thế nào? Theo Phó trưởng khoa Thận - Nội tiết Lê Thanh Bình, thông thường khi cơ thể đạt tới ngưỡng tăng trưởng thể chất nhất định thì mới dậy thì, do đó dậy thì sớm khiến chiều cao của bé sẽ thấp hơn. Tốc độ tăng trưởng chiều cao bình thường của trẻ từ sau 5 tuổi đến trước dậy thì là 4 - 6 cm/năm. Khi dậy thì tốc độ tăng trưởng có thể đạt 8 - 12 cm/năm trong 1 - 2 năm đầu tiên và giảm dần khi dậy thì hoàn tất.
Những bé gái dậy thì sớm, có kinh nguyệt sớm có thể khó khăn khi hòa nhập với bạn bè, chưa có ý thức để giữ gìn vệ sinh cơ thể cũng như gặp khó khăn trong việc học cách bảo vệ bản thân.
Dậy thì sớm có thể điều trị được. Nếu dậy thì sớm có nguyên nhân, thì trước tiên cần phải điều trị nguyên nhân. Còn nếu dậy thì sớm vô căn thì được chích thuốc mỗi tháng một lần, ức chế quá trình dậy thì sớm lại, khi tới độ tuổi trẻ dậy thì bình thường thì dừng. Thuốc không ảnh hưởng tới quá trình sinh sản của các bé sau này. Dậy thì sớm sau khi được chẩn đoán và chỉ định điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa nội tiết sẽ được bảo hiểm y tế chi trả một phần chi phí điều trị. Song phụ huynh cần lưu ý điều trị càng sớm thì càng hiệu quả.
Liệt mặt vì bấm huyệt ở chỗ gội đầu: Cảnh báo nguy cơ khôn lường khi bấm huyệt sai cách Nhiều người có thói quen gội đầu ở tiệm để được xoa bóp, bấm huyệt cho thư giãn, nhưng có không ít trường hợp đã gặp phải các tổn thương đáng tiếc. Liệt mặt vì bấm huyệt lúc gội đầu Thói quen xoa bóp, bấm huyệt, nắn bẻ khớp là thói quen nhiều người yêu thích vì các tác động này giúp họ...