Vụ án Vạn Thịnh Phát: Nhiều bị cáo tiếp tay gây họa vì được trả lương rất cao
Phiên tòa sơ thẩm ngày 27/3/2024 xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, gọi tắt là Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng 85 đồng phạm tiếp tục phần tranh tụng.
Nhiều bị cáo hối hận vì phải trả giá quá đắt khi được thuê và chấp nhận làm theo chỉ đạo của cấp trên, giúp sức cho bà Trương Mỹ Lan rút tiền từ Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
Khó thoát vòng lao lý
Trong vụ án này, nhiều bị cáo vốn là người làm công ăn lương, thực hiện công việc theo chỉ đạo của cấp trên. Trong đó, nhiều bị cáo khi phát hiện sai phạm cũng như lỗ hổng trong hồ sơ vay vốn tại Ngân hàng SCB, đã nhiều lần góp ý lên cấp trên thì bị cho nghỉ việc. Nhiều bị cáo khác thì lo sợ hành vi vi phạm pháp luật của mình sẽ bị phát giác nên từ chức, nghỉ việc, nhưng vẫn phải trả giá đắt.
Bị cáo Trương Khánh Hoàng (nguyên Quyền Tổng giám đốc Ngân hàng SCB) bị Viện kiểm sát cáo buộc đã giúp bà Trương Mỹ Lan rút hàng trăm ngàn tỷ đồng trái luật khỏi Ngân hàng SCB. Hoàng bị truy tố về tội tham ô tài sản, với vai trò là đồng phạm của bà Lan và bị Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) tuyên phạt từ 19 – 20 năm tù. Bị cáo Hoàng làm việc tại ngân hàng này từ tháng 9/2019 đến tháng 8/2022, với các chức vụ: Phó Tổng giám đốc phụ trách Khối tái thẩm định, Phó Tổng giám đốc Thường trực phụ trách quản lý Khối doanh nghiệp; Quyền Tổng giám đốc từ tháng 5/2021 đến tháng 8/2022.
Bị cáo Đỗ Thị Nhàn
Bị cáo Trương Huệ Vân
Bị cáo Trương Mỹ Lan
Theo đó, Trương Khánh Hoàng được bà Trương Mỹ Lan triệu tập tham gia nhiều cuộc họp lãnh đạo cấp hội sở của Ngân hàng SCB, chỉ đạo duyệt phương án cho vay đối với nhiều công ty trong “hệ sinh thái” Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Sau đó, Hoàng trao đổi với Trần Thị Mỹ Dung (nguyên Phó Tổng giám đốc Ngân hàng SCB) để chỉ đạo, giao các bộ phận chuyên môn thực hiện hồ sơ vay và trình Võ Tấn Hoàng Văn (Tổng giám đốc Ngân hàng SCB) phê duyệt. Lãnh đạo cấp hội sở sẽ triển khai phương án, các bước thực hiện để cấp dưới hoàn thiện hồ sơ, thủ tục giải ngân cho kịp thời gian bà Trương Mỹ Lan ấn định. Hồ sơ về tài sản bảo đảm được hoàn thiện sau khi giải ngân.
Các khoản vay của bị cáo Trương Mỹ Lan sẽ không có bộ phận kiểm tra vốn vay mà do Trần Thị Mỹ Dung chỉ đạo cấp dưới theo dõi. Khi đến hạn, họ tự phối hợp với nhóm Tập đoàn Vạn Thịnh Phát để làm các thủ tục, phương án tất toán. Cáo trạng xác định từ năm 2019 – 2021, Trương Khánh Hoàng đã ký 253 tờ trình tái thẩm định, 349 biên bản họp Hội đồng Kinh doanh và đầu tư hội sở, 39 tờ trình của tổng giám đốc, trình HĐQT đồng ý cho 270 khách hàng là cá nhân, pháp nhân thuộc “hệ sinh thái” Tập đoàn Vạn Thịnh Phát vay tiền. Đến ngày 17/10/2022 (cơ quan điều tra khởi tố vụ án), các khoản vay này còn dư nợ hơn 285.000 tỷ đồng. Sau khi cấn trừ giá trị tài sản bảo đảm, các khoản vay này còn nợ gần 183.000 tỷ đồng tiền gốc và gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB 65.000 tỷ đồng tiền lãi.
Video đang HOT
Bị cáo Trương Khánh Hoàng thừa nhận biết rõ các khoản vay của bà Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đều trái quy định của pháp luật, nhưng vì “được cho tiền nhiều lần và được trả mức lương rất cao” nên đã thực hiện theo chỉ đạo. Đến ngày 12/8/2022, Hoàng quyết định xin nghỉ việc vì “lo sợ những hành vi trái pháp luật của mình có nguy cơ bị xử lý”. Không tranh luận về hành vi phạm tội, bị cáo Hoàng và các luật sư bào chữa chỉ xin HĐXX xem xét hoàn cảnh và khoan hồng cho bị cáo này.
Bị cáo Nguyễn Phi Long (nhân viên tài chính của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) bị cáo buộc thực hiện chỉ đạo của Trương Huệ Vân, giao nhân viên dưới quyền thành lập 52 công ty “ma”, câu kết với nhân viên Ngân hàng SCB tạo lập 105 hồ sơ vay vốn khống, giúp bà Trương Mỹ Lan và Trương Huệ Vân rút tiền từ Ngân hàng SCB, gây thiệt hại cho ngân hàng này 1.396 tỷ đồng. Khi tự bào chữa, bị cáo Long mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt để mình sớm trở về gia đình, bởi bản thân là lao động chính trong nhà, nuôi mẹ già. Ngoài ra, Long còn xin tòa xem xét giảm nhẹ hình phạt cho Trương Huệ Vân.
Một bị cáo khác là Mai Hồng Chín (nguyên Giám đốc Phòng tái thẩm định – Ngân hàng SCB) đã giúp sức cho bị cáo Trương Mỹ Lan rút tiền của Ngân hàng SCB. Từ ngày 20/9/2018 đến ngày 28/6/2019, Mai Hồng Chín đã ký hợp thức hóa hồ sơ 95 khoản vay, gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền là 94.031 tỷ đồng. Bị cáo Chín tự bào chữa, cho rằng đã làm việc với tinh thần hết lòng cho Ngân hàng SCB. Đến khi nghe mức án đề nghị tuyên phạt mình từ 9 – 10 năm tù, bị cáo này rất bàng hoàng, mong HĐXX xem xét lại và giảm nhẹ.
Chỉ xin được khoan hồng
Một bị cáo khác là Phan Tấn Khôi (nguyên Giám đốc Ngân hàng SCB – Chi nhánh Đông Sài Gòn), trong phần xét hỏi cũng như tranh tụng đều trình bày rằng các hồ sơ vay vốn đã nhận chỉ đạo trực tiếp từ Đinh Văn Thành (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB, đã bỏ trốn và đang bị truy nã). Khi thấy các hồ sơ vay không đủ chứng từ, giải ngân trước, hợp thức hóa sau, Khôi đã 2 lần có văn bản góp ý, yêu cầu Đinh Văn Thành làm đúng thủ tục thì trong năm 2019, Thành buộc Khôi nghỉ việc.
Bị cáo Khôi bị Viện kiểm sát đề nghị mức án từ 6 – 7 năm tù do phạm tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng hoặc vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng. Bị cáo này cũng không tranh luận về hành vi phạm tội, chỉ xin HĐXX khoan hồng vì đã rất hối hận và thành khẩn khai báo.
Tại phiên tòa sáng 27/3/2024, một bị cáo khác cũng bày tỏ sự tiếc nuối trong muộn màng là Mai Văn Sáu Nhở (nguyên Trưởng phòng Tái thẩm định – Ngân hàng SCB), bị Viện kiểm sát đề nghị HĐXX tuyên phạt từ 11 – 12 năm tù. Bị cáo này khai đã nhận ra dấu hiệu vi phạm pháp luật trong các hồ sơ vay vốn, từng từ chối tái thẩm định Dự án Mũi Đèn Đỏ và xin nghỉ việc. Bị cáo rất hối hận, xin HĐXX khoan hồng, tuyên xử mức án nhẹ nhất.
Quang cảnh phiên tòa
Bị cáo Đỗ Thị Nhàn: Đau xót vì chưa tròn chữ hiếu
Bị cáo Đỗ Thị Nhàn (nguyên Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II thuộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là trưởng đoàn thanh tra, người chỉ đạo đoàn thanh tra, chịu trách nhiệm chính về kết quả thanh tra theo chỉ đạo của Nguyễn Văn Hưng (Phó Chánh thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng thuộc NHNN). Bị cáo Nhàn bị Viện kiểm sát đề nghị HĐXX tuyên phạt mức án tù chung thân. Cáo trạng xác định trong quá trình thanh tra, bị cáo Nhàn đã nhận tiền từ Ngân hàng SCB (thông qua Võ Tấn Hoàng Văn – Tổng giám đốc) với số tiền là 5,2 triệu USD, để chỉ đạo cấp dưới báo cáo và ban hành dự thảo kết luận thanh tra không khách quan, không trung thực, không đúng thực trạng tài chính của Ngân hàng SCB, bao che, bưng bít sai phạm của ngân hàng này.
Quá trình điều tra và tại tòa, bị cáo Đỗ Thị Nhàn thừa nhận hành vi phạm tội, đã nộp lại toàn bộ số tiền nhận hối lộ, phạm tội lần đầu, quá trình công tác có nhiều thành tích nên xin được giảm nhẹ khi lượng hình. Năm luật sư bào chữa của bị cáo này đề nghị HĐXX xem xét, xác định lại tội danh cho bị cáo và giảm nhẹ hình phạt.
Khi tự bào chữa, bị cáo Đỗ Thị Nhàn cho biết rất ân hận, xấu hổ về hành vi của mình. Trong thời gian bị tạm giam, bị cáo không ngủ được vì dằn vặt. “Bị cáo không muốn mang bệnh tật ra, nhưng khi bị tạm giam, bị cáo đã giảm 19kg vì đau xót, hiếu chưa tròn với mẹ đã bị bắt. Bị cáo có những cơn đau tim liên tục, dần hồi phục được như ngày hôm nay. Bị cáo rất cảm ơn HĐXX, Viện kiểm sát cho bị cáo trình bày, mong nhận được sự khoan hồng” – Bị cáo Đỗ Thị Nhàn nói.
Vụ Vạn Thịnh Phát: Đại diện VKS lập luận về tội tham ô tài sản đối với Trương Mỹ Lan
Tại phần đối đáp, đại diện VKS khẳng định bị cáo Trương Mỹ Lan là chủ thật sự của SCB.
Ngày 1-4, TAND TP.HCM tiếp tục xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và 85 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các tổ chức có liên quan.
Hôm nay, phiên tòa sẽ tiếp tục với nội dung VKSND TP.HCM đối đáp lại các quan điểm bào chữa của LS, phần tự bào chữa bổ sung của bị cáo; quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan...
Đã áp dụng nguyên tắc có lợi cho các bị cáo
Bắt đầu phần tranh luận, đại diện VKS cho biết trong quá trình giám sát, giải quyết vụ án luôn tuân thủ nguyên tắc suy đoán vô tội, nguyên tắc tôn trọng sự thật khách quan của vụ án.
"Chúng tôi trân trọng tất cả quan điểm, bài bào chữa, chứng cứ của các LS bào chữa cho các bị cáo và sự thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải của các bị cáo trong những ngày xét xử vừa qua" - đại diện VKS nói.
Về vấn đề đánh giá hậu quả thiệt hại của vụ án, theo đại diện VKS hành vi phạm tội của Trương Mỹ Lan thực hiện xuyên suốt từ năm 2012, bản chất Trương Mỹ Lan coi SCB như một công cụ tài chính, như một nơi giữ tiền, bất cứ lúc nào cần tiền thì Trương Mỹ Lan chỉ đạo các bị cáo khác rút tiền ra khỏi SCB. Việc đưa tài sản đảm bảo cho các khoản vay chỉ là phương thức thủ đoạn phạm tội. Các tài sản này có thể rút ra, thay thế bằng tài sản khác không đủ điều kiện pháp lý dẫn đến các khoản vay không có khả năng thu hồi vốn.
Đại diện VKS trong vụ án xảy ra tại tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các đơn vị liên quan. Ảnh: HOÀNG GIANG
Quan điểm của LS cho rằng việc định giá, xác định thiệt hại của vụ án phải thông qua hội đồng định giá trong tố tụng hình sự, tuy nhiên ngoài việc định giá để xác định thiệt hại thông qua hội đồng định giá thì cơ quan tố tụng có thể áp dụng các biện pháp thu thập chứng cứ khác để xác định thiệt hại của vụ án và trong vụ án này cơ quan tiến hành tố tụng đã áp dụng các biện pháp khác để xác định hậu quả của vụ án mà không cần thông qua hội đồng định giá.
Trong vụ án này VKS không căn cứ vào kết luận định giá của Công ty Hoàng Quân để xác định thiệt hại mà áp dụng các biện pháp điều tra khác để xác định thiệt hại của vụ án. VKS đã áp dụng cách tính tổng dư nợ trừ đi giá trị các tài sản đảm bảo theo định giá của Công ty Hoàng Quân là đã áp dụng nguyên tắc có lợi cho các bị cáo.
Cách tính thiệt hại lấy tổng dư nợ trừ đi giá trị tài sản đảm bảo, VKS cho biết việc xác định này chỉ áp dụng đối với các vụ án hình sự vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng thông thường. Tuy nhiên, trong vụ án này bản chất của Trương Mỹ Lan là chiếm đoạt tài sản, đưa các tài sản đảm bảo vào thế chấp nhưng không đăng ký giao dịch bảo đảm,hoán đổi nhiều tài sản không đủ điều kiện pháp lý... nên VKS không xác định hậu quả của vụ án theo cách tính trên.
Bị cáo Trương Mỹ Lan. Ảnh: HOÀNG GIANG
Đối với quan điểm cho rằng việc SCB bán nợ cho Công ty VAMC là được NHNN cho phép nhưng vẫn quy kết dư nợ đã bán cho VAMC vào hậu quả của vụ án.
Theo đại diện VKS, dù pháp luật cho phép các tổ chức tín dụng được quyền áp dụng các biện pháp bán nợ, cấn trừ nợ...để xử lý nợ xấu nhưng trong vụ án này các bị cáo dùng biện pháp bán nợ, cấn trừ nợ đây là thủ đoạn, phương thức để che giấu nợ xấu, che dấu hành vi phạm tội để chiếm đoạt tiền rút ra từ SCB nên các bị cáo vẫn phải có trách nhiệm đối với các khoản nợ này.
Vì sao Trương Mỹ Lan bị truy tố hai tội?
Theo đại diện VKS, mặc dù hành vi của Trương Mỹ Lan là xuyên suốt trong một thời gian dài với cùng phương thức, thủ đoạn nhưng VKS truy tố về hai tội danh khác nhau. Vì trong giai đoạn từ năm 2012-2018 hành vi phạm tội của Trương Mỹ Lan và đồng phạm thỏa mãn cấu thành tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng BLHS năm 1999.
Đến giai đoạn 2018 trở về sau, lúc này BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) có hiệu lực, đồng thời căn cứ vào các văn bản hướng dẫn thi hành thì trong giai đoạn này hành vi của Trương Mỹ Lan đã đủ yếu tố để cấu thành tội tham ô tài sản. Do đó VKS truy tố về hai tội danh là có căn cứ.
Những bị cáo có chức vụ quyền hạn trong SCB là những bị cáo thân cận và giúp sức tích cực cho Trương Mỹ Lan chiếm đoạt tài sản, rút tiền ra khỏi SCB nên VKS truy tố các bị cáo này về tội tham ô tài sản. Các bị cáo cấp dưới là người làm công ăn lương, làm theo chỉ đạo của cấp trên, không quyết định được các vấn đề nên VKS không xác định là đồng phạm với Trương Mỹ Lan về tội tham ô tài sản mà truy tố các bị cáo này về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng BLHS năm 1999.
Các bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các đơn vị liên quan. Ảnh: HOÀNG GIANG
Đối với quan điểm các LS cho rằng bị cáo Trương Mỹ Lan không nắm giữ chức vụ, không có quyền quyết định hoạt động của SCB nên không phải là chủ thể của tội tham ô tài sản, đại diện VKS cho rằng, quan điểm này của các LS không đúng với luật doanh nghiệp, luật các tổ chức tín dụng... và không phù hợp với các tình tiết khách quan, chứng cứ có trong vụ án.
Tuy Trương Mỹ Lan không phải là thành viên HĐQT SCB, không có quyền quyết định trong SCB nhưng tài liệu, chứng cứ trong vụ án và kết quả thẩm vấn của các bị cáo khác đều xác định Lan là chủ thực sự, có quyền quyết định điều hành chi phối toàn bộ hoạt động của SCB.
Hồ sơ có trong vụ án đã thể hiện rất rõ Trương Mỹ Lan đã sở hữu trên 91% vốn điều lệ của SCB từ đó điều hành mọi hoạt động của SCB. Rất nhiều người làm việc với CQĐT đều nói rằng đứng tên mua cổ phần giúp Trương Mỹ Lan, ngay chính Trương Mỹ Lan cũng xác nhận đã nhờ người thân, bạn bè mua cổ phần của SCB.
Đối với việc bị cáo Trương Mỹ Lan và LS cho rằng không sử dụng quyền hạn để sắp xếp, bố trí nhân sự chủ chốt tại SCB nhưng các tài liệu thể hiện Trương Mỹ Lan chính là người bố trí, sắp xếp nhân sự và đây là thủ đoạn, phương thức phạm tội để Trương Mỹ Lan trong quá trình rút tiền ra khỏi SCB.
Cạnh đó, lời khai của các bị cáo chủ chốt tại SCB như Võ Tấn Hoàng Văn, Trương Khánh Hoàng... đều thể hiện khi được bổ nhiệm đến lúc xin nghỉ đều phải thông qua Trương Mỹ Lan. Cạnh đó, trong quá trình điều tra và xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan cũng nhớ rất rõ từng nhân sự, lý do của việc sắp xếp từng nhân sự chủ chốt trong SCB.
Cháu gái bà Trương Mỹ Lan mong được khoan hồng để sớm trở về Tự bào chữa, bị cáo Trương Huệ Vân - cháu gái bà Trương Mỹ Lan mong HĐXX khoan hồng và xin giảm nhẹ cho cấp dưới. Ngày 21-3, TAND TP.HCM tiếp tục xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (cựu chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng 85 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát,...