Vụ 5 triệu Yên: Lời khai lạ của người bán thùng loa chứa tiền
Khi hỏi về đặc điểm của người mua ve chai, ông H. nói: “Lúc đó buổi trưa vợ tôi bán cho một bà ve chai đi xe đạp, nói giọng bắc ngay tại hẻm này. Người phụ nữ cao, da trắng nhưng mặt bịt kín nên không nhớ rõ”.
Trả lời trên báo Thanh niên, ông H. (đường Hương Lộ 2, P.Bình Trị Đông A, Q.Bình Tân, TP.HCM) cho biết tên đầy đủ của mình là P.Đ.H. (52 tuổi, quê H. Đức Linh, tỉnh Bình Thuận). Ông H. xác nhận, mình là anh con nhà chú bác với bà P.T.Ng., (40 tuổi, ngụ H.Hóc Môn) và cũng là người xin cái loa từ nhà bà Ng. về phòng trọ của mình, chiếc loa mà bà Ng. cho rằng có chứa số tiền Yen Nhật do chồng bà cất giữ.
Ông H. đang diễn tả lại hình dáng cái loa mà ông xin của bà Ngọt và đem bán ve chai.
Ông H. cho biết, khoảng tháng 10/2013 ông lên nhà bà Ng. tại xã Xuân Thới Đông, H.Hóc Môn để chở hàng. Xong công việc, ông H. phát hiện cái loa cũ để bên ngoài nên có nhã ý xin về nghe nhạc và được bà Ng. chấp nhận. Ông H. Cũng cho biết, ông không hề đi sửa loa hay mở ra xem bên trong có gì.
Tuy nhiên, khi về nhà, ông H. cắm điện vô sử dụng nhưng loa không hoạt động. Tưởng loa hư nên khoảng tháng 11/2013 thì bà V. (vợ ông H) đem bán ve chai.
Cho đến đầu tháng 4/2015, trong lúc ông H. đang đi làm tại Bình Thuận thì bà Ng. gọi điện hỏi và đòi lại cái loa đã cho trước đó. Ông Hòa nói đã bán ve chai từ lâu rồi nên không nhớ.
Ngày 14/4, ông H. được điều tra viên Q. Tân Bình mời lên để lấy lời khai. Tại đây ông H. Khai nhận: “Tôi khẳng định tôi không biết cái gì trong cái loa đó cả, việc công an mời lên tôi vẫn hợp tác bình thường và kể những gì tôi biết”.
“Tôi nhớ chính xác đó là cái loa nghe nhạc chứ không phải máy nghe đài như cô Ng. nói”, ông Hòa khẳng định.
Khi được hỏi về đặc điểm của người mua ve chai, ông H. nói: “Lúc đó buổi trưa vợ tôi bán cho một bà ve chai đi xe đạp, nói giọng bắc ngay tại hẻm này. Người phụ nữ cao, da trắng nhưng mặt bịt kín nên không nhớ rõ”.
Theo lời vợ chồng ông H., thì việc số tiền yen Nhật cấu giấu trong loa như thế nào đều chỉ nghe bà Ng. kể lại qua điện thoại chứ không biết chuyện gì.
Video đang HOT
“Lúc trước tôi cũng nghe nhiều người đồn có bà mua ve chai về đập thùng sắt phát hiện nhiều tiền Nhật trong đó nhưng chúng tôi không quan tâm. Mãi đến đầu tháng sau, Ng. gọi điện nói là nghi số tiền đó của chồng nó giấu trong loa mà quên. Nghe Ng. nói vậy, chứ vợ chồng tôi có biết gì đâu”, bà V. nói.
Liên quan đến vụ việc, báo Pháp luật TP.HCM dẫn lời bà Ng., được biết chồng tên Efolayan Caleb gốc Nigeria, giảng viên dạy tiếng Anh và từng lao động ở Nhật. Năm 2012, khi bà Ng. dọn về sống chung với ông Caleb tại địa chỉ trên thì bà thấy ông Caleb có ba chiếc loa, không biết mua lúc nào. Trong đó có hai chiếc loa lớn và một loa nhỏ.
Tới tháng 6/2013, ông Caleb nhận tin từ Negiria báo mẹ ông (86 tuổi) đang lâm bệnh rất nặng. Ông đã một mình về nước chăm sóc mẹ đến bây giờ. Trước khi đi, ông Caleb cho vợ biết có dành giụm được 6 triệu Yên Nhật cất trong một hộp, nhưng giấu hộp đựng tiền ở đâu.
Đến tháng 9/2013, bà Ng. dọn dẹp nhà thì thấy ba chiếc loa thùng cũ. Trong số đó có một loa thùng bị hỏng nên mang tới cho người anh họ. Trước khi đưa cho người này, bà Ng. còn dặn dò sữa chửa lại để sử dụng.
Đến tháng 3/2015, bà Ng. đọc một số thông tin trên báo mới hay về việc người mua ve chai (vợ chồng chị N.T.A.H., tạm trú tại căn nhà trọ trong hẻm 84 Trần Văn Quang, phường 10, quận Tân Bình – PV) nhặt được 5 triệu Yên trong thùng loa cũ. Bà chợt nhớ lại chiếc loa cũ đang cho anh họ vội tìm hiểu sự việc. Khi hỏi, bà biết được anh trai sau khi nhận chiếc loa bà mang tới đã cho thợ sửa nhưng không được, ông này đã bán lại cái loa cho một người phụ nữ mua ve chai, nói giọng Bắc.
Lúc này, bà Ng. mới nghi ngờ đó là món tiền đó có thể chính là số tiền chồng bà từng đề cập nên mới làm đơn trình báo sự việc, muốn chứng thực chiếc loa đó là của mình.
Đưa tin vụ việc, tờ Dân trí cho hay, theo bà Ng., khi bà Ng. lên công an quận Tân Bình trình báo, các cán bộ đã hướng dẫn thủ tục để bà Ng. và chồng chứng minh là chủ sở hữu số tiền 5 triệu yên.
“Tôi với chồng vẫn thường liên lạc qua mạng, hiện tôi đã thông báo về số tiền mà anh ấy đã từng nói trước đó có thể là số tiền mà người mua ve chai nhặt được để anh ấy về Việt Nam giải quyết, tất cả bằng chứng anh ấy đang giữ. Tuy nhiên, chồng tôi đang bận nên chưa thể về đây được ngay. Nếu không về được chồng tôi sẽ viết giấy ủy quyền gửi về”, bà Ng. nói.
Khi được hỏi về phương thức vận chuyển số tiền khoảng 6 triệu yên mà chồng bà từng nói trước đó, bà Ng. khẳng định chỉ nghe chồng kể chứ chưa bao giờ thấy hoặc hỏi về số tiền này.
Hiện vụ việc đang Công an Q.Tân Bình tiếp tục xác minh làm rõ.
Theo Tri Thức
Chị ve chai được hưởng trọn 5 triệu yen nhặt được?
Chỉ còn hơn một tháng nữa là hết thời hạn một năm "neo giữ" hơn 5 triệu yen nhưng chưa có ai lên tiếng là chủ nhân số tiền này. Nhiều người mong muốn số tiền trên sẽ được giao cho bà ve chai - người nhặt được - hưởng trọn.
Liên quan đến vụ người mua phế liệu phát hiện 5 triệu yen trong thùng loa cũ, ngày 7-3, Đại tá Lê Hoàng Châu, Trưởng Công an quận Tân Bình (TP.HCM), cho biết hồ sơ vụ việc được chuyển cho TAND quận Tân Bình xử lý.
Chưa xác định được chủ sở hữu
Ngày 21-3-2014, hai vợ chồng chị Huỳnh Thị Ánh Hồng, người thu mua ve chai, phế liệu ở đường Trần Văn Quang (phường 10, quận Tân Bình), mở thùng loa cũ trong đống phế liệu thì phát hiện một cục tiền yen Nhật. Nhiều người biết tin đã đến xin "chia" khiến an ninh trật tự khu vực và an toàn của vợ chồng chị Hồng bị đe dọa.
Trước tình thế đó, vợ chồng chị Hồng đã giao số tiền phát hiện cho Công an quận Tân Bình giữ. Những ngày đầu công an quận mới tiếp nhận số tiền trên, có hàng chục trường hợp đến xin nhận là chủ sở hữu số tiền. Tuy nhiên, không ai chứng minh được mình là chủ sở hữu hợp pháp của số tiền này.
Tổng cộng số tiền là 5.240.000 yen Nhật, tính theo tỉ giá hiện tại tương đương hơn 900 triệu đồng. Khi tiếp nhận, Công an quận Tân Bình đã gửi số tiền trên vào kho bạc. Ngày 28-4-2014, Công an quận Tân Bình ra thông báo tìm chủ sở hữu, được đăng tải công khai trên các phương tiện truyền thông.
Chị Huỳnh Thị Ánh Hồng bên xe mua ve chai thường nhật.
Theo quy định, hết hạn một năm kể từ ngày thông báo, nếu không có ai được xác định là chủ sở hữu thì số tiền này sẽ được định đoạt theo pháp luật. "Tuy nhiên, đến nay khi đã gần hết thời hạn một năm mà vẫn chưa xác định được ai là chủ sở hữu hợp pháp của số tiền nói trên" - một cán bộ Công an quận Tân Bình cho biết.
Hai luồng quan điểm
Có hai luồng quan điểm trong việc xác lập quyền sở hữu đối với số tiền này.
Quan điểm thứ nhất cho rằng trường hợp này cần áp dụng Điều 239 BLDS về xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định được chủ sở hữu. Cụ thể, số tiền nói trên được coi là vật không xác định được chủ sở hữu theo khoản 2 điều luật này. Theo đó, sau một năm kể từ ngày thông báo công khai mà vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu thì số tiền này thuộc sở hữu của người phát hiện. Tức là khi đó chị Hồng sẽ hưởng trọn số tiền này.
Quan điểm thứ hai cho rằng trường hợp này phải áp dụng Điều 241 BLDS về xác lập quyền sở hữu đối với vật do người khác đánh rơi, bỏ quên. Khi đó sau hạn một năm kể từ ngày thông báo công khai, nếu không xác định được ai là chủ sở hữu thì số tiền này (do hơn 10 tháng lương tối thiểu nên) được phân chia như sau: Chị Hồng sẽ được 10 tháng lương tối thiểu cộng với 50% giá trị của phần vượt quá 10 tháng lương tối thiểu, tính ra trên 50% số tiền yen nói trên. Phần còn lại sẽ thuộc về Nhà nước.
Tuy nhiên, đa số thiên về quan điểm thứ nhất, tức chị Hồng được hưởng trọn số tiền trên là hợp lý, hợp tình.
Thủ tục nhận lại tiền ra sao?
Luật sư Trần Minh San (Đoàn Luật sư TP.HCM) cũng khẳng định vợ chồng chị Hồng hưởng toàn bộ số tiền trên là hợp lý, hợp tình.
Về mặt thủ tục, luật sư San cho biết hết thời hạn thông báo tìm chủ sở hữu (mà không xác định được ai là chủ sở hữu), chị Hồng sẽ đến cơ quan điều tra Công an quận Tân Bình (vì cơ quan này là cơ quan tiếp nhận, tạm giữ số tiền) để nhận kết quả (không) xác định (được) chủ sở hữu. Khi đó công an phải giao lại toàn bộ số tiền tạm giữ cho chị Hồng. Nếu vụ việc đã được công an chuyển cho TAND quận xử lý thì chị Hồng đề nghị tòa xác nhận về việc không có người tranh chấp số tiền trên. Từ đó Công an quận Tân Bình sẽ giao lại toàn bộ số tiền cho chị Hồng.
Sẽ dành trọn để nuôi con ăn học
Trao đổi với PV chiều tối 10-3, chị Huỳnh Thị Ánh Hồng cho biết đang chờ mong đến ngày được nhận số tiền "từ trên trời rơi xuống" mà Công an quận Tân Bình đang tạm giữ giúp. Chị kể từ ngày thông tin về việc hai vợ chồng chị nhặt được tiền thì họ hàng, người thân ai cũng hỏi thăm, chúc mừng cho vợ chồng chị. Chị bảo khi nào cơ quan chức năng mời chị lên thì chị sẽ gọi chồng vào để cùng đi nhận. Bây giờ mới đầu năm, hàng hóa mua bán còn chậm nên chồng chị ở quê (Quảng Ngãi) chăm sóc cho hai cháu.
"Nếu nhận được toàn bộ số tiền, chị có dự định mua đất, xây nhà ở TP.HCM để ở không?". "Tui sẽ gửi ngân hàng để dành cho hai con ăn học" - chị Hồng cười hiền. Chị kể hai vợ chồng chị đều nghèo, ước mong lớn nhất của cả hai là hai con được ăn học nên người. "Tui chỉ nghĩ đơn giản có số tiền đó thì gia đình tui bớt khổ, con tui có cơ hội ăn học nên người".
Theo Pháp Luật
Vụ nhặt được 5 triệu yên Nhật: Lẽ ra phải bác đơn của bà Ngọt? Trước tình tiết bà Ngọt gửi đơn trình báo đến cơ quan công an, cho rằng chủ sở hữu 5 triệu yên Nhật có thể là chồng mình, luật sư Phạm Thanh Bình, Đoàn luật sư TP Hà Nội, cho rằng, cơ quan công an hoàn toàn có thể bác đơn của bà Ngọt. Lý giải về việc có thể bác đơn của...