Vòng đùi và nguy cơ bệnh tim
Các nhà khoa học thuộc Đại học Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc) phát hiện vòng đùi lớn có thể liên quan đến huyết áp ổn định và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người béo phì.
Vòng đùi lớn có thể liên quan đến huyết áp ổn định và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người béo phì – Ảnh minh họa: Shutterstock
Nghiên cứu được công bố trên chuyên san Endocrine Connections cho thấy vòng đùi lớn có thể là dấu hiệu của sức khỏe tim mạch tốt. Theo các nhà khoa học, vòng đùi có thể là chỉ dấu giúp phát hiện sớm huyết áp cao hoặc thấp ở một người.
Để có kết quả trên, các nhà khoa học nghiên cứu mối liên quan giữa vòng đùi và huyết áp đối với 9.250 đàn ông và phụ nữ Trung Quốc từ 40 tuổi trở lên, trong đó 5.348 người thừa cân cùng béo phì và 4.172 người có cân nặng bình thường.
Kết quả cho thấy có mối liên hệ giữa vòng đùi lớn (hơn 55 cm ở nam, 54 cm ở nữ) và tỷ lệ huyết áp cao thấp ở cả nam và nữ. Còn vòng đùi nhỏ (dưới 50 cm đối với nữ, 51 cm đối với nam) có nhiều khả năng bị cao huyết áp.
“Trái ngược với mỡ dạ dày, mỡ ở chân có thể có lợi cho quá trình trao đổi chất. Có thể là do có nhiều cơ đùi và/hoặc mỡ tích tụ dưới da tiết ra nhiều chất có lợi giúp giữ huyết áp ở mức tương đối ổn định”, trưởng nhóm nghiên cứu – tiến sĩ Zhen Yang giải thích.
Những phát hiện này cho thấy có thể dùng chỉ số ở vòng đùi để phát hiện sớm và ngăn ngừa huyết áp cao cùng các biến chứng liên quan khác, như bệnh tim mạch ở người béo phì hoặc thừa cân.
Mai Duyên
[ẢNH] Những điều "đại kỵ" cần tránh khi ăn cá bạn nên biết
Cá là một thực phẩm phổ biến, giàu chất dinh dưỡng thiết, tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý một số điều như: Không ăn cá khi đói, tránh ăn những bộ phận gây độc của cá, hạn chế ăn cá sống... để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Nếu muốn có một trái tim khỏe mạnh đồng thời ngăn chặn những căn bệnh về tim, bạn nên bổ sung cá vào thực đơn ăn uống của mình
Trong cá có chứa chất EPA - một dạng axit béo không no có thể giúp cơ thể phòng chống bệnh xơ vữa động mạnh, ngăn chặn những cơn nhồi máu cơ tim. Mặt khác, hàm lượng dinh dưỡng như khoáng chất, axit béo omega-3 vô cùng dồi dào giúp cải thiện và lưu thông mạch máu, giảm hiện tượng máu bị vón cục dẫn tới tắc nghẽn mạch máu
Video đang HOT
Không chỉ tốt cho tim mạch, cá còn là thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa
So với các loại thịt động vật như lợn, bò... chứa nhiều protein, nếu ăn nhiều có thể gây chứng thừa đạm, béo phì, tiểu đường... thì protein trong cá lại dễ hấp thụ, giảm thiểu gánh nặng cho dạ dày trong quá trình tiêu hóa
Nhiều nghiên cứu chỉ ra, DHA có trong axit béo không no của cá có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng các tế bào não và hệ thần kinh của con người
Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, DHA là một dưỡng chất vô cùng quan trọng và cần thiết để phát triển tế bào não. Với người già thì lượng DHA có trong cá có tác dụng làm chậm lão hóa bộ não
Không chỉ tốt cho sức khỏe, cá còn là thực phẩm dễ chế biến. Bạn có thể giữ cá trong tủ lạnh mà vẫn giữ nguyên được thành phần dầu cá hấp thụ vào cơ thể
Các bà nội trợ có thể biến tấu cá thành những món ăn khác nhau, vừa ngon miệng, vừa tốt cho sức khỏe cho của các thành viên trong gia đình
Cá có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi ăn cá, bạn cần tránh một số điều sau
Cá là nguồn thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, tuy nhiên, chúng ta không nên ăn cá khi đói, đặc biệt đối với những người mắc bệnh gout
Nguyên nhân là do, chất purine có trong cá sẽ làm acid uric trong cơ thể tăng lên, gây tổn thương mô. Lượng acid uric tăng, tích tụ trong các khớp chính là nguyên nhân gây ra bệnh gout vô cùng nguy hiểm
Để đảm bảo sức khỏe, chúng ta không nên ăn một số bộ phận ở cá như: Mật cá, ruột cá, trứng cá... bởi đây là những bộ phận dễ bị nhiễm các loại độc tố và vi sinh vật dưới nước hoặc ký sinh trùng như trứng sán, trứng giun và giun xoắn
Nếu ăn ruột cá, chúng ta phải rửa thật sạch bằng muối và nấu chín để tránh nguy cơ mắc bệnh ký sinh trùng
Đặc biệt, nhiều người còn "nuốt" mật cá bởi theo quan niệm dân gian, mật cá giúp thanh nhiệt, giải độc, giúp mắt sáng và giảm ho. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm bởi theo nghiên cứu khoa học, mật cá cung cấp các men, enzyme song cũng chứa rất nhiều độc tố như tetrodotoxin, tác hại lên hệ thần kinh, gây mệt mỏi, suy hô hấp và rối loạn hành vi
Không chỉ vậy, ăn mật cá cũng có thể bị trúng độc, sốc nhiễm khuẩn, chảy máu cấp thậm chí tử vong. Vì thế, lưu ý khi chế biến nên tránh làm vỡ mật cá, tránh để dịch mật cá bắn vào mắt
Để bảo vệ sức khỏe, chúng ta nên hạn chế ăn cá sống
Theo PGS. TS Nguyễn Xuân Ninh (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), cá sống dưới nước, ăn tạp nên rất dễ bị nhiễm các loại độc tố và vi sinh vật sống dưới nước. Các độc chất này tích lũy lâu ngày trong cơ thể có thể dẫn đến nguy cơ mắc dị ứng, tim mạch, suy gan, thận, bệnh về đường tiêu hóa cho người
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, khi cơ thể không được khỏe và đang bị ho lâu ngày, bạn nên tránh ăn cá, đặc biệt là cá biển để phòng nguy cơ bị dị ứng
Chất histamine có trong cá biển khi được nạp vào cơ thể sẽ xâm nhập vào quá trình tuần hoàn máu, gây ra hiện tượng dị ứng, khiến bệnh tình của bạn trở nên nguy hiểm hơn
Theo nghiên cứu, các bộ phận trên mình cá có hàm lượng thủy ngân cao được xếp theo thứ tự như sau: Đầu cá, da cá, thịt cá và trứng cá
Cá nuôi càng lâu thì hàm lượng kim loại nặng trong não càng cao. Nếu ăn não cá, rất có thể bị ngộ độc. Do đó, chúng ta cần ghi nhớ, cá càng lớn tuổi thì không nên ăn đầu cá để tránh ngộ độc
Cá chép là một thực phẩm quý, ăn rất ngon, có tác dụng an thai, chữa được ho suyễn, mụn nhọt, mồm méo...
Tuy nhiên, khi ăn cá chép, chúng ta không nên ăn cá chép cùng lá tía tô bởi sự kết hợp này dễ gây nóng, sinh mụn nhọt...
Kiều Phương (Tổng hợp)
Làm việc suốt nhiều giờ gây hại tuyến giáp? Nghiên cứu mới được công bố trên chuyên san Journal of the Endocrine Society cho thấy suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém) phổ biến hơn gấp đôi ở những người làm việc 53 - 83 giờ/tuần so với những người làm việc 36 - 42 giờ/tuần. Mối liên hệ nhân quả giữa làm việc nhiều giờ với chứng suy giáp, thì đây...