Vốn hóa dưới 600 tỉ USD giúp Facebook tránh được giám sát chống độc quyền
Vốn hóa thị trường vừa bị thu hẹp của Facebook có thể sẽ mang lại lợi thế đáng kể cho gã khổng lồ công nghệ, đó là khả năng tránh được giám sát chống độc quyền.
Theo CNBC, cổ phiếu giảm 2,1% hôm 8.2 đã đưa mức vốn hóa thị trường của Facebook xuống còn 599,32 tỉ USD. Đây là lần đầu tiên hãng công nghệ Mỹ có mức vốn hóa thị trường dưới 600 tỉ USD kể từ tháng 5.2020.
Tuy nhiên, 600 tỉ USD vốn hóa thị trường cũng là con số mà các nhà lập pháp Hạ viện Mỹ chọn làm ngưỡng cho một “nền tảng được bảo hiểm”, trong một gói các dự luật cạnh tranh được thiết kế đặc biệt nhắm mục tiêu đến Big Tech. Nếu duy trì ở dưới ngưỡng đó, Facebook có thể tránh được rào cản bổ sung từ các dự luật, trong khi những hãng công nghệ có vốn hóa lớn hơn như Amazon, Alphabet, Apple và thậm chí là Microsoft phải tuân theo quy tắc mới.
Vốn hóa thị trường của Facebook lần đầu tiên giảm xuống dưới mức 600 tỉ USD hôm 8.2
Video đang HOT
Có thể sẽ mất khá nhiều thời gian để bất kỳ dự luật nào trở thành luật. Ngay cả khi được thiết lập từ ban đầu, mọi thứ vẫn có thể được sửa đổi. Các nền tảng công nghệ có khả năng tiếp tục đi theo luật cũ trong một khoảng thời gian, sau khi có quy định mới về ngưỡng vốn hóa thị trường. Một dự luật của Thượng viện, gần đây đã được Ủy ban Tư pháp thông qua, thực sự có ngưỡng vốn hóa thị trường thấp hơn so với dự luật của Hạ viện, ở mức 550 tỉ USD.
Phiên bản của Hạ viện về dự luật nói rằng khi các nhà quản lý liên bang chỉ định một nền tảng theo quy định của pháp luật, công ty đó phải có doanh thu ròng hằng năm hoặc vốn hóa thị trường là 600 tỉ USD, được điều chỉnh theo lạm phát, tại thời điểm đó hoặc trong 2 năm trước khi chỉ định hoặc tố tụng được đưa ra.
Trong khi đó, phiên bản của Thượng viện cho biết vốn hóa thị trường đối với một nền tảng được bảo hiểm phải dựa trên “mức trung bình đơn giản của giá đóng cửa giao dịch trên mỗi cổ phiếu phổ thông, do người đó phát hành cho những ngày giao dịch trong khoảng thời gian 180 ngày kết thúc vào ngày ban hành dự luật”.
Hiện có một dự luật có thể tác động đáng kể đến Facebook, nếu công ty được coi là nền tảng được bảo hiểm vào thời điểm dự luật thông qua, đó là Đạo luật cơ hội và cạnh tranh nền tảng (Platform Competition and Opportunity Act). Dự luật này sẽ khiến những nền tảng được bảo hiểm khó thâu tóm đối thủ tiềm năng trẻ hơn.
Facebook đang đấu tranh với một vụ kiện chống độc quyền theo luật hiện hành của Ủy ban Thương mại Liên bang, cáo buộc công ty đã sử dụng việc mua lại Instagram và WhatsApp để duy trì quyền lực độc quyền. Nếu Đạo luật cơ hội và cạnh tranh nền tảng trở thành luật, thì Facebook thậm chí khó thực hiện các thương vụ mua lại tương tự trong tương lai.
Apple cảnh báo nguy cơ khi cài ứng dụng ngoài App Store
Apple chỉ trích dự thảo của EU, trong đó yêu cầu cho phép cài phần mềm bên ngoài App Store, sẽ khiến thiết bị của người dùng gặp nguy hiểm.
Margrethe Vestager, Giám đốc chống độc quyền của Liên minh châu Âu (EU), trước đó đã đề xuất bộ quy tắc nhằm kiềm chế các hãng công nghệ lớn là Apple, Amazon, Facebook và Alphabet - công ty mẹ của Google. Trong đó, Apple phải mở cửa hệ thống iOS để người dùng cài đặt các chương trình bên ngoài kho ứng dụng của hãng, tức hỗ trợ các ứng dụng sideloading.
Logo Apple bên ngoài một cửa hàng Apple Store.
Dựa trên nhận xét của CEO Tim Cook về rủi ro đối với quyền riêng tư và bảo mật của iPhone hồi tháng 6, Apple công bố một báo cáo, phân tích các mối đe dọa khi cho cài ứng dụng bên thứ ba không thông qua App Store.
Cụ thể, nếu phải hỗ trợ tính năng sideloading, nhiều ứng dụng có hại sẽ tiếp cận được người dùng hơn. Tội phạm mạng sẽ dễ dàng nhắm vào các nạn nhân, ngay cả khi tính năng sideloading chỉ giới hạn ở các cửa hàng ứng dụng của bên thứ ba. Báo cáo cũng khuyến cáo người dùng sẽ có ít quyền kiểm soát hơn đối với những ứng dụng đã tải xuống này.
Apple cũng trích dẫn số liệu từ công ty bảo mật Kaspersky cho thấy trung bình gần 6 triệu cuộc tấn công ảnh hưởng đến các thiết bị di động Android mỗi tháng.
Apple cũng trấn an các nhà quảng cáo sau khi hãng đưa ra biện pháp kiểm soát quyền riêng tư, hạn chế nhà quảng cáo theo dõi người dùng iPhone. Trong khi đó, các công ty dựa vào quảng cáo online phàn nàn rằng họ bị mất doanh thu do tính năng bảo mật mới của Apple, nên có thể phải phân phối ứng dụng thông qua sideloading để vượt qua tầng bảo vệ này.
Các quy tắc do Vestager đề xuất sẽ cần được các nhà lập pháp và các nước EU thông qua trước khi có thể trở thành luật, dự kiến là vào năm 2023.
Các Big Tech và cuộc chiến cáp quang dưới lòng đại dương Trong chưa đầy một thập niên, bốn gã khổng lồ công nghệ - Microsoft, Alphabet (công ty mẹ của Google), Meta (trước đây là Facebook) và Amazon, đã thống lĩnh ưu thế về dung lượng cáp quang dưới đại dương. Trước năm 2012, tỷ lệ công suất cáp quang quốc tế dưới biển mà các công ty này sử dụng là dưới 10%,...