Với mục đích xét tốt nghiệp, đề thi không nên có mức vận dụng cao
Khi độ khó của đề giảm xuống, thời gian và số lượng câu hỏi giảm xuống, liệu kỳ thi tốt nghiệp có phân loại thí sinh để trường đại học sử dụng xét tuyển?
Do kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020 mục đích chính là để xét tốt nghiệp, bên cạnh đó, kết quả của kỳ thi cũng có thể được các trường đại học, cao đẳng sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến sẽ công bố đề thi minh họa trong tháng 5 theo tiêu chí mới để học sinh, giáo viên yên tâm có định hướng ôn tập, thay thế cho đề thi minh họa công bố hồi đầu tháng 4/2020.
Theo lãnh đạo Bộ, những nội dung được tinh giản (không dạy, không làm, không thực hiện, khuyến khích học sinh tự học) sẽ không được đưa vào đề thi. Về tổng thể, đề thi sẽ được điều chỉnh độ khó, mức độ phân hóa theo hướng nhẹ hơn so với năm 2019.
Trước thông tin này, nhiều người băn khoăn vì khi độ khó của đề giảm xuống, thời gian và số lượng câu hỏi giảm xuống, liệu kỳ thi này có phân loại thí sinh để dựa trên cơ sở đó nhiều trường đại học có thể sử dụng để xét tuyển?
Khi độ khó của đề giảm xuống, thời gian và số lượng câu hỏi giảm xuống, liệu kỳ thi tốt nghiệp có phân loại thí sinh để trường đại học sử dụng xét tuyển? (Ảnh minh họa: TTXVN)
Chia sẻ với phóng viên Giáo dục Việt Nam, một hiệu trưởng một trường liên cấp tại Hà Nội (đề nghị không nêu tên) đề xuất, đề thi tốt nghiệp chỉ nên ra ở 3 mức: nhận biết, thông hiểu và vận dụng chứ không cần vận dụng cao.
Video đang HOT
Hiệu trưởng này lý giải, căn cứ vào mục đích của kỳ thi tốt nghiệp là xác định chuẩn đầu ra và đánh giá quá trình dạy và học 12 năm phổ thông, không đặt nặng yêu cầu “phân hoá mạnh” như tuyển sinh, nên ra đề thi tốt nghiệp chỉ cần 3 mức như vậy là đủ.
Hơn nữa, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông những năm gần đây không còn phân biệt tốt nghiệp loại nào (giỏi, khá, trung bình) do đó theo Hiệu trưởng này, nếu học sinh nào đủ điều kiện tốt nghiệp thì cấp cho mỗi em một cái bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, tất cả các bằng như nhau.
Tuy nhiên kỳ thi tuyển sinh thì việc ra đề để phân hoá học sinh là yêu cầu số 1. Nếu đề thi quá dễ thì phổ điểm dồn về “cực bên phải” (điểm cao). Ngược lại, đề quá khó dồn về “cực bên trái” (điểm thấp). Cả hai trường hợp này đều gây khó cho việc tuyển sinh. Vì vậy ra đề phục vụ công tác tuyển sinh phải đủ 4 mức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.
Trước những băn khoăn này cho thấy, những người ra đề thi tốt nghiệp cần phải có nhiều kinh nghiệm, am hiểu chương trình và nắm rõ được tình hình học sinh phổ thông trong năm học nhiều biến động này.
Linh Hương
Thí sinh tự do đăng ký vào đại học phải tự liên hệ với trường để xét tuyển
Với các thí sinh đã có bằng tốt nghiệp THPT từ những năm trước, có thể tham gia xét tuyển đại học với nhiều hình thức khác nhau, các em liên hệ với các trường ĐH mà mình yêu thích để tìm hiểu.
PGS-TS Nguyễn Thu Thủy, Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học - Bộ GD&ĐT đã trả lời như vậy với trường hợp các thí sinh đăng ký thi lại đại học thì năm nay trong buổi tư vấn trực tuyến thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học do báo Tuổi Trẻ tổ chức ngày 27-4.
Bà Thủy cho biết, với những thí sinh đã hoàn thành chương trình đào tạo THPT mà chưa tốt nghiệp hoặc chưa thi tốt nghiệp, các em vẫn tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 - năm nay bình thường để có bằng tốt nghiệp, sau đó là sử dụng kết quả thi theo mong muốn, nguyện vọng cá nhân.
Với các thí sinh đã có bằng tốt nghiệp THPT từ những năm trước, có thể tham gia xét tuyển đại học với nhiều hình thức khác nhau (do trường ĐH tự chủ, tự xác định và công bố), trong đó có:
Xét kết quả học bạ THPT;
Tham gia kiểm tra đánh giá năng lực nếu các trường có tổ chức để đáp ứng thêm 1 số yêu cầu mà các trường cần;
Sử dụng các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, kỳ thi chuẩn hóa quốc tế;
Tham gia các phương thức xét khác: hồ sơ dự tuyển của thí sinh, phỏng vấn... mà trường quy định
Phối hợp nhiều phương thức trên;
Theo bà Thủy, dự thảo quy chế tuyển sinh cũng khuyến khích các trường ĐH tự chủ, tự nguyện, có dành 1 phần chỉ tiêu tuyển sinh để xét điểm thi THPT quốc gia các năm trước. Do vậy, các em liên hệ và xem trên website các trường ĐH mà mình yêu thích để tìm hiểu rõ nhất Đề án, phương thức tuyển sinh của họ.
Đăng ký xét tuyển vào đại học năm 2020 không thay đổi so với năm 2019
Mỗi thí sinh chỉ cần làm 1 bộ hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học
Cũng trong buổi tư vấn tuyển sinh trực tuyến này, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, bà PGS-TS Nguyễn Thu Thủy cho biết, GD-ĐT tiếp tục hỗ trợ các trường trong công tác tuyển sinh và lọc ảo đợt 1 năm 2020 như năm 2019.
Do đó nếu thí sinh có sử dụng kết quả thi THPT để xét tuyển, sẽ đăng ký xét tuyển tại trường THPT, cùng thời điểm đăng kí dự thi THPT, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển vào nhiều ngành, nhiều trường. Tuy nhiên các nguyện vọng phải xếp theo thứ tự ưu tiên (khâu này không có thay đổi so với 2019).
Thí sinh đăng ký vào trường có sơ tuyển (các trường Công an, Quân đội) hoặc xét tuyển vào các ngành có tổ hợp môn năng khiếu thì cần phải thực hiện theo các quy định của trường (tham dự sơ tuyển, tham dự các kỳ thi do năng khiếu do trường tổ chức).
Đối với các trường tổ chức thi hoặc xét tuyển theo phương thức khác, thí sinh sẽ phải thực hiện theo quy định riêng của từng trường, có thể đăng ký xét tuyển online, nộp hồ sơ xét tuyển qua bưu điện hoặc nộp tại trường ĐH. Thí sinh cần theo dõi đề án tuyển sinh của trường để nắm được các quy định về thời gian và phương thức tuyển sinh.
Như vậy, với việc Bộ GD-ĐT tiếp tục hỗ trợ về cơ sở dữ liệu và quy trình xét lọc ảo, điều này giúp các thí sinh và các nhà trường giảm chi phí, thời gian, công sức, đi lại đăng ký, tiếp nhận các hồ sơ nguyện vọng...
Một thí sinh có nhiều nguyện vọng chỉ cần làm 01 bộ hồ sơ nộp đăng ký 01 nơi, thống nhất một kiểu mẫu hồ sơ đăng ký xét tuyển, kinh phí, điều kiện nộp HS xét tuyển.
"Thí sinh không phải tốn thời gian, công sức, kinh phí đi lại, nộp hồ sơ dự tuyển nhiều nơi, rồi lại đi rút hồ sơ nếu không đúng nguyện vọng... từ đó góp phần ổn định cả xã hội" - bà Thủy nhấn mạnh.
Hồng Hạnh
Bộ GD-ĐT: 'Đề thi tốt nghiệp THPT vẫn phân hóa chứ không cào bằng' 'Đề thi tốt nghiệp THPT vẫn có độ phân hóa phù hợp chứ không phải cào bằng. Do đó, sẽ phục vụ tốt cho xét công nhận tốt nghiệp THPT, đánh giá chất lượng giáo dục và cả cho tuyển sinh đại học' Các khách mời tham gia giao lưu trực tuyến sáng nay - Ảnh: NAM TRẦN Đó là khẳng định của...