Vô sinh, muộn con do các bệnh lây qua đường tình dục và cách phòng tránh
Vô sinh không chỉ tạo ra gánh nặng chi phí đáng kể cho bệnh nhân mà còn là tác nhân gây căng thẳng tâm lý lớn cho hàng triệu cặp vợ chồng.
I. Vô sinh do đâu?
Trước đây, nếu một cặp vợ chồng vô sinh thì người ta thường nghĩ nguyên nhân là do lỗi của người vợ gây ra (!?). Tuy nhiên khoa học ngày một phát triển không ngừng đã chứng minh rằng, vô sinh không chỉ do nữ giới chịu trách nhiệm mà còn do cả nam giới.
Vô sinh nữ, được định nghĩa là không có khả năng thụ thai sau 12 tháng hoặc lâu hơn khi quan hệ tình dục thường xuyên không sử dụng các biện pháp tránh thai.
Vô sinh nam, liên quan đến các bộ phận sinh dục, số lượng và chất lượng tinh trùng…
Tuy nhiên, vô sinh nữ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, thường được chia thành các nguyên nhân như: yếu tố nội tiết, yếu tố âm đạo, cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng, vòi trứng và bệnh vùng chậu – phúc mạc do các bệnh nhiễm trùng khác nhau, trong đó bệnh nhiễm trùng đường tình dục chiếm vai trò đáng kể.
Vô sinh gây căng thẳng tâm lý cho hàng triệu cặp vợ chồng.
Vô sinh không chỉ tạo ra gánh nặng chi phí đáng kể cho bệnh nhân và hệ thống chăm sóc y tế (khám, chữa vô sinh, thụ tinh nhân tạo…) mà còn là tác nhân gây căng thẳng tâm lý lớn cho hàng triệu cặp vợ chồng.
Ở một số khu vực trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, nơi mà việc sinh con của các cặp vợ chồng được coi trọng và mong đợi, vô sinh có thể dẫn đến kỳ thị, cô lập xã hội, trong khi đó, bệnh lây qua đường tình dục gặp ở các nước này chiếm tỷ lệ đáng kể.
II. Một số bệnh lây qua đường tình dục (ĐTD) có thể gây vô sinh
1. Bệnh lậu
Trước hết phải kế đến bệnh lậu do vi khuẩn lậu (Neisseria gonorrhoeae) gây ra. Bệnh gặp chủ yếu ở bộ phận sinh dục cả nam và nữ giới.
Nếu bị bệnh lậu mà không được phát hiện sớm, điều trị đúng, có thể dẫn đến biến chứng, trong đó biến chứng vô sinh là đáng lo ngại nhất. Hiện nay, phát hiện muộn và điều trị sai không phải hiếm thấy. Bởi vì, các triệu chứng của bệnh lậu cấp dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm đường tiết niệu (cả nam và nữ giới) hoặc nhiễm trùng âm đạo (nữ giới).
Biến chứng của bệnh lậu đối với nam giới ở ĐTD là có thể gây viêm mào tinh hoàn, tinh hoàn. Từ đó việc sản xuất tinh trùng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng rất lớn đến số lượng cũng như chất lượng tinh trùng và gây vô sinh nam.
Đối với nữ giới mắc bệnh lậu ở ĐTD cũng rất dễ nhầm lẫn với bệnh viêm âm đạo, cổ tử cung do những bệnh nhiễm trùng khác. Nếu mắc bệnh lậu không phát hiện sớm và điều trị đúng, kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ vô sinh do vi khuẩn lậu làm tổn thương cổ tử cung, vòi trứng, ống dẫn trứng gây vô sinh. Ngay cả khi vi khuẩn lậu gây viêm âm đạo cũng đã làm cho việc thụ tinh rất khó khăn bởi pH của âm đạo bị thay đổi…
Video đang HOT
2. Bệnh do vi khuẩn Clammydia hoặc Mycoplasma
- Bệnh lây qua ĐTD gây vô sinh cũng phải phải kể đến do mắc bệnh bới vi khuẩn Clammydia (Chlamydia trachomatis) hoặc Mycoplasma (Mycoplasma genitalium). Khi mắc bệnh ĐTD do một trong hai loại vi khuẩn này rất khó phát hiện do kích thước hình thể của chúng vô cùng nhỏ bé không thể soi dưới kính hiển vi quang học thông thường được (kính hiển vi ở các phòng thí nghiệm bệnh viện).
Vi khuẩn lậu, nguyên nhân gây vô sinh.
Hai vi khuẩn này trước đây được xếp vào loại trung gian giữa vi khuẩn và virus (bây giờ được xếp vào họ vi khuẩn) bởi đặc điểm sinh học của chúng vừa giống virus (giống virus vì kích thước vô cùng nhỏ bé và chưa có môi trường nuôi cấy nhân tạo), nhưng lại chịu tác dụng của kháng sinh lại giống với đặc tính của vi khuẩn.
Trong khi đó, triệu chứng lâm sàng của một trong hai vi khuẩn này gây nên rất giống bệnh lậu, cho nên trên thế giới, các nhà khoa học gọi là “bệnh lậu, không phải lậu”, tức là triệu chứng rất giống bệnh lậu nhưng tác nhân gây bệnh không phải do vi khuẩn lậu mà do Chlamydia hoặc do Mycoplassma.
Cả hai loại vi khuẩn này khi gây bệnh ĐTD cho một ai đó vừa khó phát hiện lại vừa khó điều trị, trong khi đó khi mắc bệnh ĐTD chúng vẫn gây tổn hại đến các cơ quan sinh dục tương tự như vi khuẩn lậu và có thể gây vô sinh (cả nam nữ).
3. Bệnh giang mai
Một loại vi khuẩn khác gây bệnh ĐTD gặp chủ yếu ở các nước kém phát triển và đang phát triển, trong đó có nước ta là bệnh giang mai.
Bệnh giang mai do vi khuẩn giang mai (Treponema palidum) gây ra. Tùy theo từng giai đoạn phát triển của bệnh, vi khuẩn giang mai có thể gây tổn thương nhiều cơ quan và hậu quả xấu nếu không phát hiện, chữa trị đúng. Mắc bệnh giang mai có thể gây vô sinh cho cả nam hoặc nữ.
Tuy nhiên, bệnh giang mai so với bệnh do Chlamydia hoặc Mycoplassma, việc phát hiện dễ dàng hơn, điều trị thuận lợi hơn vì vi khuẩn giang mai chưa kháng thuốc kháng sinh, đặc biệt vẫn còn nhạy cảm tốt với kháng sinh họ Penicillin, nếu người bệnh đến phòng khám chuyên khoa sớm.
4. Bệnh do trùng roi
Có một số ký sinh trùng gây bệnh ở đường sinh dục – tiết niệu có thể gây vô sinh, điển hình như loại trùng roi Trichomonas vaginalis (trùng roi âm đạo).
Loại trùng roi này gặp chủ yếu ở nữ giới do tiếp xúc với môi trường nước bẩn (ngâm mình dưới nước để lao động, tắm ở ao hồ…). Khi mắc bệnh viêm âm đạo, cổ tử cung nếu không được điều trị dứt điểm có thể gây vô sinh. Phụ nữ mắc bệnh này rất dễ lây cho nam giới khi sinh hoạt tình dục và có thể ảnh hưởng xấu đến sinh sản của nam giới.
5. Nhiễm virus Herpes
Ngoài các bệnh kể trên, nhiễm Herpes sinh dục có thể liên quan đến giảm số lượng tinh trùng khiến cơ thể nam giới khó sản xuất tinh trùng hơn có thể gây vô sinh nam.
III. Cách phòng tránh bệnh lây qua đường tình dục
Các bệnh lây qua ĐTD có thể phòng tránh được bằng cách có ý thức bảo vệ mình và bạn đời khi am hiểu các kiến thức về tình dục an toàn bằng cách:
Quan hệ một vợ một chồng, không quan hệ tình dục bừa bãi, đặc biệt là gái mại dâm;Có sử dụng bao cao su khi quan hệ;Vệ sinh thân thể, bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ;Không sử dụng các chất kích thích như ma túy, rượu…;Kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện và điều trị kịp thời.
Chậm có con, hãy lưu ý các dấu hiệu vô sinh ở 2 giới
Vô sinh là khi không thể có thai sau khi quan hệ tình dục thường xuyên từ sáu tháng đến một năm, tùy thuộc vào độ tuổi. Một cặp vợ chồng không có lý do gì để nghi ngờ mình có thể bị vô sinh cho đến khi họ muốn thụ thai mà vẫn không được.
Có rất nhiều nguyên nhân có thể góp phần gây vô sinh ở nam giới và phụ nữ. Các dấu hiệu và triệu chứng của mỗi loại có thể khác nhau. Các triệu chứng phổ biến của vô sinh bao gồm những điều sau đây.
1. Các dấu hiệu thường gặp của vô sinh ở phụ nữ
Kinh nguyệt không đều có thể là dấu hiệu vô sinh
Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ trung bình dài 28 ngày. Nhưng bất cứ điều gì trong vòng vài ngày sau đó đều có thể được coi là bình thường, miễn là các chu kỳ đó nhất quán. Ví dụ, một phụ nữ có chu kỳ 33 ngày một tháng, chu kỳ 31 ngày vào ngày tiếp theo và chu kỳ 35 ngày sau đó, có thể là có kinh bình thường.
Nhưng một phụ nữ có chu kỳ thay đổi nhiều đến mức không thể ước tính thời điểm kinh nguyệt của mình. Điều này có thể liên quan đến các vấn đề về hormone hoặc hội chứng buồng trứng đa nang. Cả hai điều này đều có thể góp phần gây vô sinh.
Đau hoặc kinh nguyệt ra nhiều
Hầu hết phụ nữ bị co thắt khi có kinh. Nhưng những cơn đau do kinh nguyệt gây cản trở cuộc sống hàng ngày có thể là một triệu chứng của bệnh lạc nội mạc tử cung.
Không có kinh
Không có gì lạ khi phụ nữ bị ngừng kinh một tháng. Các yếu tố như căng thẳng hoặc tập luyện nặng có thể khiến kinh nguyệt ngừng. Nhưng nếu bạn không có kinh trong nhiều tháng, thì nên đi kiểm tra khả năng sinh sản.
Các triệu chứng của sự biến động hormone
Các dấu hiệu về sự dao động hormone ở phụ nữ có thể cho thấy các vấn đề tiềm ẩn với khả năng sinh sản. Cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa sản nếu thấy vấn đề về da, giảm ham muốn tình dục, mọc lông ở mặt, tóc rụng và mỏng đi hay bị tăng cân.
Nếu có dấu hiệu vô sinh cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.
Đau khi quan hệ tình dục
Một số phụ nữ thường xuyên bị đau khi quan hệ tình dục, có thể liên quan đến các vấn đề về hormone, lạc nội mạc tử cung hoặc các tình trạng tiềm ẩn khác cũng có thể góp phần gây vô sinh.
2. Các dấu hiệu thường gặp của vô sinh ở nam giới
Thay đổi ham muốn tình dục
Khả năng sinh sản của một người đàn ông cũng liên quan đến sức khỏe hormone. Những thay đổi về khả năng sinh dục, thường do hormone chi phối, có thể chỉ ra các vấn đề về khả năng sinh sản.
Đau hoặc sưng tinh hoàn
Có một số tình trạng khác nhau có thể dẫn đến đau hoặc sưng tinh hoàn, nhiều tình trạng trong số đó có thể góp phần gây vô sinh.
Vấn đề duy trì sự cương cứng
Khả năng duy trì sự cương cứng của một người đàn ông thường liên quan đến nồng độ hormone. Hormone giảm có khả năng dẫn đến khó thụ thai.
Các vấn đề về xuất tinh
Không thể xuất tinh là một dấu hiệu cho thấy đã đến lúc phải đi khám.
Tinh hoàn nhỏ, săn chắc
Tinh hoàn là nơi chứa tinh trùng của đàn ông, vì vậy sức khỏe của tinh hoàn là điều quan trọng đối với khả năng sinh sản của nam giới. Tinh hoàn nhỏ hoặc chắc có thể chỉ ra các vấn đề tiềm ẩn cần tìm ra nguyên nhân.
Điều trị càng sớm càng tốt
Khoảng 15 - 20% các cặp vợ chồng cố gắng thụ thai sẽ gặp rắc rối với vô sinh. Vô sinh do yếu tố nữ thường gây ra 40%, trong khi vô sinh do yếu tố nam là nguyên nhân gây ra các vấn đề từ 30 - 40%. Sự kết hợp của các yếu tố này dẫn đến vô sinh từ 20 - 30%.
Nếu có dấu hiệu vô sinh và đã cố gắng thụ thai hơn một năm (hoặc 6 tháng nếu trên 35 tuổi) cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ chẩn đoán. Ngay cả khi được chẩn đoán là vô sinh, bạn vẫn có thể có cơ hội thụ thai. Bởi vì đôi khi có thể có những cách đơn giản để điều chỉnh lối sống nhằm cải thiện khả năng sinh sản, trong khi các nguyên nhân cơ bản khác có thể cần điều trị.
Chuyên gia nam học chỉ rõ "kẻ thù" của tinh trùng gây vô sinh nam SKĐS - PGS.TS Nguyễn Quang - Giám đốc Trung tâm Nam học, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, giãn tĩnh mạch tinh là nguyên nhân gây ra các trường hợp vô sinh nam nguyên phát và thứ phát. Đây là bệnh thường gặp trong nhóm vô sinh nam, song rất may, bệnh có thể điều trị được. Mới đây, Trung tâm...