Vợ nấu thức ăn chưa chín kỹ, chồng thập tử nhất sinh
Chỉ vài giờ sau khi ăn món huyết xào giá đỗ, nam bệnh nhân bắt đầu lên cơn sốt cao, phải nhập viện trong tình trạng sốc, tụt huyết áp. Qua xét nghiệm bác sĩ xác định bệnh nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn.
Ngày 10/9, ThS.BS Nguyễn Văn Hảo, Trưởng khoa Hồi sức Tích cực Chống độc Người lớn, bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới (TPHCM) cho biết, khoa vừa tiếp nhận một trường hợp bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn do bệnh viện Đa Khoa Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre chuyển tới.
Trước đó, vào ngày 9/9, nam bệnh nhân là B.V.N. (35 tuổi, ngụ tại Châu Thành, Bến Tre) được người nhà đưa vào bệnh viện với bệnh cảnh lơ mơ, sốt cao, đau đầu, chóng mặt, xuất huyết ngoài da…
Chỉ vì ăn món huyết nấu chưa chín kỹ, bệnh nhân rơi vào nguy kịch. Xuất huyết dưới da nổi khắp cơ thể người bệnh.
Sau khi xác định bệnh nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn, bệnh viện Đa khoa Nguyễn Đình Chiểu đã khẩn cấp chuyển bệnh nhân lên bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, TPHCM để được hỗ trợ chuyên môn sâu. Tại đây, qua các kết quả thăm khám, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ ghi nhận, bệnh nhân đã bị sốc, nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ, suy đa tạng.
Bệnh viện tiến hành hồi sức tích cực chống sốc, cho bệnh nhân sử dụng thuốc vận mạch, hỗ trợ thở máy, sử dụng kháng sinh mạnh, chỉ định lọc máu. Sau một ngày nỗ lực cứu chữa, huyết áp bệnh nhân đã tạm ổn, nhưng tri giác còn lơ mơ. Dự kiến, bệnh nhân sẽ phải điều trị tích cực trong thời gian 1 đến 2 tuần. Chi phí điều trị mỗi ngày có thể tốn khoảng 10 triệu đồng.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới đang điều trị tích cực cho người bệnh
Qua thông tin từ chị T.T.M.H (vợ bệnh nhân), ngày 7/9, chị đi chợ mua huyết heo (lợn) cùng thịt heo về chế biến làm món huyết xào giá đỗ và lá hẹ, thịt heo làm món kho. “Huyết heo tôi mua tại chợ đã được luộc sẵn thành từng cục. Nghĩ là huyết đã chín nên khi làm món xào, tôi chỉ đảo qua rồi cho rau vào. Cả 2 vợ chồng tôi cùng ăn món huyết, còn con gái 17 tháng tuổi thì ăn thịt kho. Sau khi ăn bữa trưa và bữa tối, đến nửa đêm ngày 7/9 anh ấy bắt đầu than mệt. Tôi lấy thuốc cho uống nhưng tình trạng sốt cao, li bì không thuyên giảm. Đến ngày thứ 2 các mảng xuất huyết ngoài da bắt đầu xuất hiện khắp người. Vợ chồng tôi cùng ăn món huyết, nhưng chẳng hiểu sao chỉ có anh ấy bị nhiễm bệnh”, chị H. nói.
Phân tích chuyên môn của ThS.BS Nguyễn Văn Hảo cho thấy, liên cầu khuẩn từ lợn mang bệnh có thể lây sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, các chất bài tiết của lợn (vi khuẩn xâm nhập qua các vết thương, vết xước trên cơ thể người) hoặc ăn những sản phẩm từ lợn chưa được nấu chín, đặc biệt là tiết canh. Vi khuẩn sẽ xâm nhập vào đường máu rồi tấn công lên não, gây ra tình trạng viêm màng não mủ.
Có 2 thể nhiễm liên cầu khuẩn lợn thường gặp là viêm màng não mủ, tỷ lệ bệnh nhân tử vong chỉ khoảng 2% đến 3%; thể nhiễm trùng huyết tối cấp, nếu có biểu hiện sốc, tụt huyết áp, trụy mạch, tỷ lệ bệnh nhân tử vong lên tới 80% đến 90%.
Đây là bệnh cảnh nhiễm trùng, nếu may mắn thoát khỏi nguy kịch, người bệnh gần như sẽ bình phục sức khỏe hoàn toàn như trước khi mắc bệnh. Tuy nhiên, việc điều trị khá khó khăn và rất tốn kém.
ThS.BS Hảo cho rằng, liên cầu khuẩn lợn là bệnh nguy hiểm, nguy cơ nhiễm bệnh rất cao; tuy nhiên người dân vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức về bệnh, nhiều người vẫn chế biến món tiết canh từ huyết tươi của lợn, thậm chí món ăn chứa cả ổ vi trùng này còn được bán tại các quán ăn, nhà hàng.
Thống kê tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới cho thấy, từ đầu năm đến nay tại bệnh viện đã tiếp nhận 10 trường hợp mắc phải căn bệnh nguy hiểm trên. 2 bệnh nhân trong số đó đã không thể qua được cơn nguy kịch do sốc nhiễm trùng, suy đa cơ quan.
Để tránh nguy cơ nhiễm liên cầu khuẩn lợn, ThS.BS Hảo khuyến cáo những hộ gia đình chăn nuôi loài động vật này nên chú ý vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, vệ sinh cơ thể, rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch sau khi tiếp xúc với lợn. Tuyệt đối không ăn tiết canh, chỉ ăn những món chế biến từ thịt lợn, các sản phẩn từ lợn khi đã được nấu chín.
Vân Sơn
Email: vansondantri@gmail.com
Theo Dantri
Giấc mơ được tới trường của em bé 6 tuổi bị suy tủy
6 tuổi, bệnh viện đã trở thành ngôi nhà thứ 2 của bé Thúy Vy. Nằm viện mà nửa đêm giật mình thức giấc em lại ngơ ngác quay sang hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Bao giờ mình được về với ba và anh hai hả mẹ? Con muốn được về đi học!".
Cảnh sống bần cùng của gia đình cô bé 6 tuổi mắc bệnh suy tủy mơ ước đến trường
Câu hỏi hồn nhiên của em khiến bà mẹ trẻ ít học đau nhói lòng cất tiếng khóc rấm rứt giữa căn phòng bệnh chật hẹp chen chúc đầy người lớn và trẻ nhỏ. Bởi ước mơ lớn nhất của chị lúc này cũng chỉ là cho con được mạnh khỏe đến trường.
Với nhiều người, điều ấy thật đơn giản. Nhưng với Vy, ước mơ ấy thật xa vời và quá sức với người mẹ nghèo ít học. Bởi em đang mang trong mình căn bệnh suy tủy quái ác, thường xuyên gây biến chứng nhiễm trùng máu, xuất huyết nội nên phải nhập viện liên miên.
Toàn thân bé Thúy Vy lúc nào cũng đầy vết tím bầm vì nhiễm trùng máu, dễ xuất huyết
Video đang HOT
Em là Mai Thị Thúy Vy, sinh ngày 23/1/2009, hiện ngụ tại ấp Vàm Lịch, xã Chánh An, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long. 5 tuổi Vy đã phát bệnh. Trường lo sợ em phát bệnh khi đang học đành trả em về. Từ ngày đó, bệnh viện đã thay trường học, trở thành ngôi nhà thứ 2 của em.
Chị Bùi Thị Tú Quyên, mẹ của bé Vy buồn bã chia sẻ: "Hồi chưa đầy tháng thì cơ thể bé Vy đã có hiện tượng lạ, đụng vào tay chân bé là nổi lên vết bầm tím. Lúc ấy gia đình quá khó khăn, đâu có tiền đưa đi khám chữa gì đâu, cứ nghe ai bày cho phương thuốc nào thì cứ làm theo. Đến bây giờ bệnh tình cháu nặng thì gia đình mới ráng đưa đến viện".
Dù quanh năm suốt tháng phải điều trị ở viện, mỗi ngày đều phải tiêm thuốc và truyền máu nhưng bé rất lạc quan và hoạt bát
Hiện gia đình anh Mai Văn Cường chỉ có mình anh đi nuôi cá thuê, mỗi ngày công được 100.000 đồng. Suốt 5 năm nay, gia đình anh sống tạm bợ trong căn chòi chỉ rộng bằng 2 chiếc giường tre ghép lại, được cất bên cạnh những cái ao cá mà anh nhận chăm sóc.
Ông Nguyễn Văn Bé Tư, Phó trưởng ban nhân dân ấp Vàm Lịch (xã Chánh An), cho biết gia đình anh Cường đã tạm trú tại xã hơn 10 năm nay, chưa nhập khẩu vì gia đình không có mảnh đất cắm dùi, hoàn cảnh quá khó khăn. Nay con anh bệnh nặng thì gia cảnh thêm phần bi đát.
Anh Mai Văn Cường, cha bé bùi ngùi tâm sự: "Ngày đó nó bị nổi chấm đỏ toàn thân, sốt hoài không dứt. Ra bệnh viện tỉnh Vĩnh Long, bác sĩ chẩn đoán sốt xuất huyết mà trị hoài không hết. Sau các bác sĩ cho bé chuyển viện lên bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM), xét nghiệm máu, đo tủy đồ cho bé mới biết bé suy tủy dẫn đến nhiễm trùng huyết".
Anh kể ngày đó cả nhà không còn lấy một đồng cho con lên thành phố, các bác sĩ ở bệnh viện đa khoa Vĩnh Long phải góp nhau được ít tiền cho cha con anh chuyển viện. Không có tiền đi xe, anh đưa con về nhà lấy
Chiếc xe cà tàng đèn tối om đang lần mò đi trên những con đường ven ruộng chật hẹp thì bị một nhóm thanh niên chặn lại xin tiền. Anh chỉ biết khóc mà van xin: "Giờ em chỉ có mấy trăm ngàn các bác sĩ cho em đổ xăng đưa con lên thành phố khám, các anh có lấy cũng thương tình chừa cho em một ít đổ đầy bình xăng...". Thấy cái xe cà tàng cùng hai cha con quần áo nhàu nhĩ, nhóm thanh niên này cũng ngại ngần, không "xin đểu" đồng nào mà cho cha con anh qua.chiếc xe máy cà tàng bong tróc hết dè bửng chạy lên thành phố. Tính hôm sau đi sớm mà đêm đó bé lên cơn sốt cao không hạ, anh hoảng hồn ôm con chạy thẳng ra viện.
Kết quả tủy đồ cho thấy tủy của bé Vy nghèo tế bào, lẫn ít mô mỡ; cả 3 dòng tế bào tủy phát triển kém; tỉ lệ lymphocytes cao. Từ chứng suy tủy dẫn đến bé thường xuyên bị nhiễm trùng huyết, xét nghiệm huyết đồ cho thấy hồng cầu thay đổi về kích thước và hình dạng, tiểu cầu thì rất ít so với bình thường.
Ngày em phát bệnh, người cha nghèo không có được 100.000 đồng đổ xăng để chở em đi khám bệnh
Kết quả tủy đồ và xét nghiệm huyết đồ của bé Thúy Vy do bệnh viện Nhi đồng 1 thực hiện
Theo thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng khoa Sốt xuất huyết - bệnh viện Nhi đồng 1, người trực tiếp theo dõi bệnh tình của bé Vy thì bé bị suy tủy nhiễm trùng huyết. Suy tủy là căn bệnh làm suy giảm các tế bào máu, không tạo ra được các tế bào như hồng cầu, tiểu cầu, gây ra các triệu chứng xuất huyết nhiễm trùng máu.
Bệnh viện đã chỉ định chuyển bé sang bệnh viện Huyết học để điều trị. Do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, khi nghe báo chi phí chữa trị lên đến cả tỷ đồng, vợ chồng anh Cường đành đưa con về quê trông chờ may rủi.
Nhưng được chưa đầy một tuần thì toàn thân bé Vy lại bầm tím, sốt cao, chảy máu chân răng nên gia đình lại đưa bé lên bệnh viện Nhi đồng 1 cấp cứu. Tại đây, bé được vào máu để duy trì sức khỏe. Triệu chứng hết thì bé được về nhà 1 tuần, phát bệnh lại vào viện điều trị.
"Căn nhà" mà gia đình Vy tá túc suốt 5 năm qua
Những tài sản hiếm hoi trong "căn nhà" nhỏ bé
Bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn nói: "Bệnh tình cháu Vy đã nặng rồi, thường xuyên xảy ra nhiễm trùng, xuất huyết. Căn bệnh này chỉ điều trị được tận gốc khi được đưa vào các trung tâm chuyên điều trị về huyết học. Tại đây, người ta sẽ cấy vào các tế bào để kích thích tạo ra các tế bào máu, hoặc ghép tủy. Còn chúng tôi chỉ có thể điều trị phần ngọn của căn bệnh, thiếu cái gì thì bổ sung vào chứ không thể điều trị được tận gốc".
Chỉ cần con khỏe mạnh là giấc mơ của người cha nghèo, nhưng quá khó...
Nhìn con mỗi đêm lại xuất huyết mũi, máu chảy ra tận miệng khi còn đang chìm trong giấc ngủ, chị Quyên chỉ biết ôm con khóc. Có lúc chị khóc lớn tiếng khiến bé giật mình thức giấc hỏi mẹ: "Mẹ ơi, bệnh con nặng lắm hả mẹ?".
Những lúc như vậy, người mẹ nghèo chỉ biết nói dối con: "Do mẹ hay lo quá đó mà, bác sĩ bảo bệnh con đã đỡ nhiều rồi, sắp được về quê với ba và anh hai rồi đó!".
Vậy là bé quay sang hỏi: "Bao giờ mình được về với ba và anh hai hả mẹ? Con muốn được về đi học!".
Nghe lời con trẻ, người mẹ nghèo chỉ biết ậm ừ cho qua mà trong lòng đắng ngắt!
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1900: Anh Mai Văn Cường (cha bé Thúy Vy), ấp Vàm Lịch, xã Chánh An, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Hoặc: phòng 303 lầu 3, khoa Sốt xuất huyết, bệnh viện Nhi đồng 1, TPHCM (gặp chị Bùi Thị Tú Quyên, mẹ bé Thúy Vy)
Điện thoại: 091.339.44.35
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:
- Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí
- Số tài khoản VND: 1400206027950.
- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank:
- Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
- Account Number: 1400206027966
- Swift Code: VBAAVNVX402
- Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Tùng Nguyên - Xuân Duy
Theo Dantri
Kỳ diệu chữa khỏi bệnh "thập tử nhất sinh" bằng thiền xông hơi Nhiều người lâm bệnh nặng được bệnh viện trả về nhưng, khi tìm đến phương pháp chữa bệnh bằng thiền xông hơi của anh Tứ, bệnh tình đã khỏi hoàn toàn. Điều đáng nói, bệnh nhân được điều trị hoàn toàn miễn phí, nếu bệnh nặng thì ở lại vài ngày anh sẵn sàng hỗ trợ thêm mọi thứ từ ăn uống cho...