Vợ chồng trẻ mua nhà ở Hà Nội khi chỉ có 30 triệu và câu chuyện “tăng xin giảm mua” để trả nợ
Trong tay chỉ 30 triệu nhưng Hương Giang và chồng vẫn “liều lĩnh” vay nợ tới 700 triệu để hiện thực hóa ước mơ sở hữu nhà vẫn đau đáu bấy lâu nay.
Bằng mọi giá phải bỏ cảnh nhà thuê
Hai vợ chồng Hương Giang cưới nhau vào năm 2018 khi cả hai vừa mới ra trường. Lúc đó, Hương Giang đang mang bầu nên không xin được việc đi làm, cũng chưa biết tập tành buôn bán hàng online như hiện tại. Cuộc sống của Hương Giang lúc đó ngoài việc đi chợ, chăm sóc cho gia đình và chồng thì chính là dưỡng thai.
” Lúc đó, mình thấy có ai thuê người làm việc vặt trả công theo tiếng là nhận, nhưng thu nhập không nhiều. Hai vợ chồng thuê nhà trọ, ăn uống đã gần hết lương của anh nên hầu như không mua sắm thêm bất cứ thứ gì ngoài những vật dụng quá cần thiết. Hai vợ chồng mình còn không có cả bình nóng lạnh.
Cuộc sống ở nhà thuê thì ẩm thấp, nhiều chuột. Có khi chuột chui vào cả tủ quần áo rồi đẻ con. Nhà thuê là nhà tạm nên mưa to nước tràn ngập cả nhà, con mình lại hay đau ốm, cuộc sống bí bách và tạm bợ nên vợ chồng mình suy nghĩ dù thế nào cũng phải cố gắng mua nhà cho bằng được” Giang chia sẻ.
Tầm nhìn từ căn hộ của vợ chồng Hương Giang.
Quyết tâm mua nhà dù trong tay chỉ có 30 triệu
Căn hộ mà vợ chồng Hương Giang mua nằm ở khu Ecopark Hưng Yên với diện tích là 60 mét vuông chia làm 2 phòng ngủ, 2 WC và 1 phòng liền bếp. Giá của căn hộ là 600 triệu, tiền chênh 60 triệu, làm nội thất hết 60 triệu. Tính thêm tiền hồ sơ vay ngân hàng, tiền hoa hồng,… tổng cộng hết 730 triệu.
Khi đó hai vợ chồng chỉ có 30 triệu trong tay nhưng vẫn đánh liều vay bạn bè 100 triệu, cắm sổ đỏ ở quê với giá 200 triệu, sau đó làm thủ tục vay ngân hàng bằng cách cắm hợp đồng mua nhà. Đồng thời, hai vợ chồng cũng phải cắm vay thêm sổ đỏ của ông bà nội nộp nốt phần thiếu và làm nội thất. Tổng cộng vay 700 triệu.
Vợ chồng Hương Giang vay ngân hàng với lãi suất 8-9% và trả trong 5 năm, mỗi tháng trả một ít cả gốc và lãi theo số tiền đã giải ngân, nên gánh nặng trả nợ cũng không quá dồn dập. Trên người gánh một khoản vay 700 triệu thì đương nhiên cuộc sống đã khó khăn càng khó khăn thêm nhưng lúc đó Giang luôn cảm thấy có mục tiêu để làm việc và phấn đấu.
Phòng khách trong căn hộ 60 mét vuông ở khu Ecopark Hưng Yên.
Quãng thời gian trả nợ chật vật “tăng xin, giảm mua” và “tiết kiệm là quốc sách”
Sau khi mua, vợ chồng Hương Giang có 2 năm chờ đợi nhận nhà. Đó cũng là khoảng thời gian vợ chồng trẻ có cuộc sống chi tiêu tằn tiện để trả nợ và tích cóp. Trong khoảng thời gian này cuộc sống vô cùng chật vật. Nhưng năm đầu tiên hai vợ chồng vẫn chưa phải trả lãi cho ngân hàng. Mỗi tháng thu nhập của chồng khoảng 15 triệu và của Giang được khoảng 3 triệu.
” Mình xin được cho 2 con đi học trường mẫu giáo công lập cả ăn và học hết 1,5 triệu/2 bạn. Tổng chi tiêu gia đình hết khoảng 10 triệu. Xe máy chỉ có một cái nên mình đi làm bằng xe bus, đưa con đi học bẳng xe bus. Di chuyển bằng phương tiện công cộng giúp mình tiết kiệm được chi phí đi xe cho cả 2 con.
Chồng mình thì chăm chỉ đi làm công trình, sáng sớm 5 giờ dậy ăn sáng mì tôm rồi đi lên công ty có xe chở đi công trình tận Hải Dương, Hải Phòng. Đôi khi cả tuần chồng mình mới về 1 lần hoặc đi từ 5 giờ sáng đến 12 giờ đêm nên đỡ một khoản ăn uống. Mỗi tháng mình chi tiêu khoảng 12 triệu cả tiền sữa bỉm còn lại tiết kiệm. Có những tháng mình đi công tác thì gửi con về bà ngoại, bà đỡ cho bỉm sữa, thỉnh thoảng bà cũng gửi đồ ăn từ quê ra.
Căn hộ là thành quả của hai vợ chồng cố gắng.
Nghĩ lại khoảng thời gian lúc đó, thèm ăn cái gì cũng không dám mua. Có chăng là khoản quần áo cả nhà là đỡ tốn nhất vì mình rất chịu khó đi nhặt đồ cũ của mọi người. Đến giờ 2 bạn nhà mình vẫn chủ yếu mặc đồ cũ, còn anh đi công trình thì có đồng phục. Vì vậy tiền tiêu chủ yếu nhất là bỉm sữa và tiền đi viện của 2 con.
Video đang HOT
Có một thời gian nhà bên cạnh phòng trọ của hai vợ chồng không có người ở mình còn kiếm củi đun bếp và hầm xương, nấu nước tắm bằng than tổ ong để đỡ tốn ga và điện. Với phương châm “tăng xin, giảm mua” và “tiết kiệm là quốc sách” thì mình không bao giờ mua cái gì không cần thiết. Cả những món đồ đạc trong nhà từ xoong nồi cũng rất tích cực đi xin.
Ngay đến bản thân mình, kể cả quần áo cũng đi xin. Hồi đó hình như mình không mua bất kỳ 1 bộ đồ nào ngoài đổ lót. Ngoài công việc nhà nước ra, mình còn bán online thêm cam Vinh, tranh thủ đi ship cam khắp Hà Nội để có thêm tiền. Vì thế tính thêm cả tiền làm thêm của anh và mình thì mỗi tháng cũng tiết kiệm được khoảng 5-10 triệu “.
5 điều khó khăn nhất mà các gia đình vay tiền mua nhà cần biết
Theo Hương Giang, điều khó khăn đầu tiên là người trong cuộc chưa đủ quyết tâm và chưa dám quyết. Hồi đó khi chồng bảo mua nhà thì Giang cứ nằm khóc vì suy nghĩ đắn đo cả đêm. Giang nghĩ, nếu mua nhà rồi lấy tiền đâu mua bỉm sữa cho con, tiền đâu mà chi tiêu. May mắn chồng Giang là người có chí hướng nên anh quyết định rất sớm và chắc chắn. Giang tôn trọng và cũng nghe theo quyết định của chồng.
Điều khó khăn thứ 2 là sắp xếp và lên kế hoạch chi tiêu hợp lý. Giống như đã chia sẻ ở trên, khoảng thời gian sống tiết kiệm, chắt bóp để trả nợ của hai vợ chồng rất tằn tiện mà nếu không có quyết tâm sẽ khó mà thực hiện được.
Điều khó khăn thứ 3 là hoàn cảnh gia đình. Nhà Giang may mắn là con cái cũng khỏe mạnh, bố mẹ 2 bên khỏe mạnh và có lương, 2 vợ chồng chỉ cần lo cho gia đình nhỏ chứ không phải lo lắng nhiều cho bố mẹ. Như trường hợp gia đình khác nhiều gánh nặng thì mua nhà ở Hà Nội là điều rất khó.
Điều khó khăn thứ 4 là chịu khó. Vì muốn trả hết nợ thì cần tiết kiệm hết sức trong mọi hoàn cảnh. Và khó khăn cuối cùng là vợ chồng có đồng sức đồng lòng không. Điều này rất quan trọng trong các quyết định lớn của gia đình chứ không chỉ riêng việc mua nhà.
” Đối với gia đình mình thì 5 điều khó khăn chị nêu trên không cản trở nhiều. Hai vợ chồng mình đều từ quê miền Trung ra Hà Nội lập nghiệp, khi đến với nhau 2 bàn tay trắng đều nghĩ sẽ phải cố hết sức để tồn tại.
Từ lúc sinh 2 con ra là mình đã luôn định hướng rõ ràng gia đình chỉ ở Hà Nội, lấy đó làm kim chỉ nam cho mọi hành động. Thực ra thời điểm 2012 khi chồng mình xuống tiền cọc nhà là cơ quan mình có quyết định chuyển hẳn vào Đà Nẵng. Ý của mình lúc đó cũng muốn vào trong để công việc ổn định, có nhà tập thể, có đất đai rộng để trồng rau, nuôi gà, đồ ăn rẻ. Nhưng anh không đi nên mình đành chọn gia đình thay cho sự nghiệp, từ bỏ công việc và ở Hà Nội cùng anh chung lưng đấu cật, vượt quan gian khổ “, Hương Giang chia sẻ.
Lời khuyên: Mua nhà nên phù hợp với điều kiện kinh tế
Hương Giang đã đọc một quyển sách trong đó viết rằng: “Mọi thứ phù hợp với mình là hạnh phúc”. Theo Gian, việc mua nhà cũng vậy. Ngoài ý nghĩa là mua một nơi để an cư, thì ngôi nhà còn là tổ ấm, còn là chốn đi về của gia đình. Vì vậy nếu kinh tế của hai vợ chồng eo hẹp thì nên tìm những căn nhà phù hợp điều kiện kinh tế, nhỏ thôi nhưng có thể chi trả với khả năng tài chính của mình.
Vay mượn cũng được nhưng có kế hoạch trả nợ rõ ràng, không nên vì mua nhà mà trở thành gánh nặng, vợ chồng căng thẳng sẽ rất không vui. Vì một khi đã không vui thì không còn có động lực kiếm tiền trả nợ. Quan trọng nhất vẫn là đồng vợ đồng chồng tát biển đông cũng cạn, còn mọi vật chất đều là phù du.
Ghi theo lời kể của nhân vật – Ảnh: NVCC
Tư duy "khác người" giúp hai vợ chồng dân văn phòng tại Hà Nội "tay trắng" nhưng mua được nhà tiền tỷ mà không phải o ép tài chính
Anh Hùng cho rằng các cặp vợ chồng trẻ chỉ có một nguồn thu nhập duy nhất thì mức độ tăng tiến thu nhập tích lũy sau từng năm sẽ không thay đổi nhiều.
Chính vì thế, cố gắng mua nhà càng sớm càng tốt, bởi ở thời điểm này hay ở thời điểm khác sẽ không có nhiều khác biệt.
Hai bàn tay trắng, mới lấy nhau đã "liều" mua nhà
Anh Hùng (30 tuổi) và chị Hằng (24 tuổi) hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội. Tuổi trẻ, mức độ tiêu pha so với tiền tiết kiệm của hai vợ chồng gần như cân bằng với nhau. Chính vì thế, cũng như nhiều cặp vợ chồng trẻ khác thời gian đi làm và tài chính tích lũy của vợ chồng không nhiều.
" Mình là người ở tỉnh lẻ nên chưa có nhà ở Hà Nội. Hai vợ chồng mới lấy nhau nữa. Chủ yếu nhu cầu mua nhà lúc đó của mình là muốn ổn định cuộc sống sau khi lấy vợ. Mình mua nhà là vào tháng 2 năm 2019 và đã xác định được nhu cầu muốn mua ở khu vực nào nên chỉ cần đi tìm chỗ phù hợp thôi.
Mình tìm nhà dựa trên hai yếu tố: Chủ đầu tư dự án uy tín và chi phí mà có thể chịu được. Nhu cầu tài chính là dưới 2 tỷ. Sau khi tìm hiểu, đi xem nhà mẫu và tìm kiếm chủ đầu tư thì mình đã lựa chọn căn hộ hiện tại hai vợ chồng đang ở với giá bán là 1,7 tỷ. Diện tích sử dụng là 55 mét vuông, thông thủy khoảng 59 mét vuông ".
Ngôi nhà hiện tại của hai vợ chồng anh Hùng có diện tích thông thủy khoảng 59 mét vuông, chi phí mua là 1,7 tỷ đồng.
Ở dự án của anh Hùng có hỗ trợ mua vay trong 1 năm đầu chỉ cần trả tiền trước theo tiến độ. Cứ 3 tháng 1 lần và trả đủ 30% giá trị căn hộ trong 1 năm. Sau đó có thể lựa chọn các hình thức thanh toán khác.
Sau 1 năm tích cóp và hoàn thành chỉ tiêu đóng tiền theo tiến độ, anh Hùng tiếp tục lựa chọn hình thức vay ngân hàng. Chủ đầu tư gia hạn cao nhất trong vòng 35 năm và anh chị cũng lựa chọn phương án này để dễ xử lý hồ sơ.
Mức lãi suất được hỗ trợ là 0% trong 1 năm tính từ thời điểm ký hợp đồng vào tháng 2 cho đến thời điểm nhận nhà. Tức là đến tháng 11 là hết hỗ trợ lãi suất.
" Khi hết hỗ trợ lãi suất của dự án thì lãi suất ngân hàng thả nổi lúc này là khá cao, tới 11,5%. Không chỉ mình và cư dân đều trao đổi với nhau về các phương án để xử lý tất toán và tìm ngân hàng khác cho vay với lãi suất thấp hơn có chuyển đổi với dự án này. Nhưng sau khi tính đi tính lại mình quyết định vay người nhà.
Thời điểm nhận nhà, bố mẹ cũng có hỗ trợ hai vợ chồng. Cộng với tiền tích lũy và tiền giúp đỡ của gia đình mình trả được 1,3 tỷ đồng, thiếu 400 triệu nữa ".
Với số tiền này hai vợ chồng anh Hùng đứng trước hai sự lựa chọn:
- Thứ nhất: Tiếp tục vay ngân hàng. Lãi suất: 11,5% là mức lãi suất thả nổi gần như cao nhất trên thị trường.
- Thứ hai: Vay ngoài để tất toán với chủ đầu tư, ngân hàng rồi tính phương án hợp lý hơn.
"Sau khi tính toán nhiều phương án mình đã lựa chọn cách thứ hai. Mình tiếp tục đi vay thêm người nhà 400 triệu trong vòng 1 tháng để tất toán với chủ đầu tư và ngân hàng để hoàn thành xong hồ sơ. Sau đó, mình tiếp tục làm hồ sơ sang ngân hàng khác có gói vay phù hợp tại thời điểm đó khi cho phép vay bằng hợp đồng mua bán gốc mà không cần sổ đỏ. Mình vay 400 triệu để bù vào khoản vay của người nhà. Và hiện tại, vợ chồng mình đang nợ ngân hàng 400 triệu, mức lãi suất là 8,4%.
Vợ mình cũng đang bầu nên không làm được quá nhiều việc, tương ứng với thu nhập không được nhiều. Mỗi tháng, hai vợ chồng mình đang phải trả nợ khoảng hơn 7 triệu/tháng cả gốc và lãi. Hiện tại có thể xoay xở được nhưng khi có con thì chưa biết như thế nào ", anh Hùng cho biết.
Trước khi mua nhà từng có thêm một lựa chọn khác và cách xử lý cực khôn khéo
Tổ ấm của anh chị đơn giản, hiện đại, không quá cầu kỳ nhưng là niềm ao ước của nhiều cặp vợ chồng trẻ hiện nay.
Trước khi quyết định mua căn nhà hiện tại, anh Hùng đã có một sự lựa chọn khác để so sánh. Đó là căn chung cư gần địa điểm làm việc của anh với giá bán cao hơn 300 triệu. Khi đó anh Hùng cũng có suy nghĩ vay ngân hàng trong khoảng thời gian dài, nên vay thêm 300 triệu cũng không có sự khác nhau nhiều.
" Tuy nhiên khi mình đưa ra so sánh thì lại thấy không nên. Bởi lẽ, sự chênh lệch tiện ích giữa hai căn hộ chỉ là 1 phòng vệ sinh mà thôi. Căn hộ gần chỗ làm là 2 phòng ngủ 2 vệ sinh, còn căn hộ hiện tại là 2 ngủ 1 vệ sinh. Thì với 300 triệu chênh lệch đó mình vừa có thể tiết kiệm lại đỡ phải lo lắng hơn cho việc chi tiêu sau này không cần quá chắt bóp.
Trong trường hợp mình có kế hoạch mua xe (vì lựa chọn mua căn hộ ở xa) sẽ dễ di chuyển tới thành phố, nơi mình làm thì 300 triệu cũng giúp mình yên tâm hơn tới phương án này.
Còn việc có thêm 2 nhà vệ sinh, với cặp vợ chồng trẻ như mình và tối đa lắm là thêm 1-2 con còn nhỏ thì theo mình không quá cần thiết. Đặc biệt, việc bạn bè tới thăm nhà với tần suất không nhiều đến mức mình cần phải có WC cho khách. Nên đây không phải là lý do để mình tăng ngân sách mua nhà lên ".
Tự lên kế hoạch hoàn thiện nhà, không thuê thiết kế để tiết kiệm tối đa
Vợ chồng anh Hùng là ví dụ điền hình cho các cặp vợ chồng trẻ tự lực mua nhà. Thu nhập không phải quá cao nên sau khi mua nhà anh chị đã lựa chọn cách tự làm nội thất, đơn giản nhất có thể. Phương án đưa ra là không thuê đơn vị thiết kế cũng không theo concept nào cả. Hai vợ chồng tự tìm mẫu, thuê xưởng gia công làm.
" Theo mình, thiết kế căn hộ của vợ chồng mình đang ở mức ở tốt. Chúng mình chưa có nhu cầu cao hơn về không gian sống phải đẹp như một khách sạn, resort. Bởi sau khi nhận nhà có rất nhiều thứ phải quan tâm nên mình lựa chọn cách tối giản nhất liên quan tới nhà cửa, đồ gia dụng. Điều này giúp khoảng thời điểm mới nhận nhà xong thấy thoải mái, đỡ bị áp lực tâm lý và tài chính ".
Theo anh Hùng quan sát, nhiều bạn bè sau khi nhận nhà, chuẩn bị sinh em bé, vừa phải trả nợ ngân hàng, lại muốn nhà đẹp, đồ tốt nên bị dồn quá nhiều việc. Nhưng với anh, cần cân đối theo thu nhập tài chính của mỗi gia đình mới là điều quan trọng.
Quan điểm của hai vợ chồng cũng thống nhất từ đầu, là chung cư không thể ở quá 10-15 năm được. Đến thời điểm đó cần phải thay đổi vì diện tích sử dụng, không gian cần tăng lên khi có con lớn, nhất là với nhà tầm tiền thấp.
Nên nội thất được anh làm cực đơn giản. Mặt bằng thô khi nhận chỉ có thiết bị vệ sinh. Hai vợ chồng phải sắm từ đầu gồm 3 điều hòa, mua bếp, tủ bếp, bát đũa, ghế sofa, bàn uống nước, bàn ăn, tivi, giường, tủ,... nhưng tổng chi phí chỉ 150 triệu đồng.
" Số tiền khi nói ra nhiều người cảm thấy không hiểu sao có thể set-up full như thế vì với người khác sẽ cần khoảng hơn 200 triệu trở lên. Trong khi vợ chồng mình còn mua đồ điện máy, gia dụng khác. Tuy nhiên đó là cách vợ chồng mình cố gắng xoay xở để tiết kiệm chi phí. Bởi hai vợ chồng xác định trong từng khoảng thời gian sẽ có việc được ưu tiên hơn.
Sau khi cưới và biết vợ có bầu thì khoảng thời điểm này mình muốn tập trung vào vợ và con trước. Thứ hai là khoản nợ ngân hàng. Những thứ liên quan tới sức khỏe hay tiến độ trả nợ ngân hàng là không thể thay đổi được nên mình đặt 2 cái đó phải là mối quan tâm ưu tiên. Việc đồ đạc có thể sắm sửa sau khi mình ổn định hơn ".
Cặp vợ chồng trẻ chỉ có nguồn thu nhập chính nên mua nhà càng sớm càng tốt
Theo anh Hùng, mỗi gia đình sẽ có một hoàn cảnh khác nhau. Tại thời điểm mua nhà anh cũng có hai luồng suy nghĩ: " Có nhất thiết mình phải mua nhà vào thời điểm này không vì kinh tế của gia đình mình không có gì. Nhưng mình vẫn quyết định mua vì nhận thấy khi đi thuê mức độ ổn định không cao.
Mình đã từng đi thuê nhà trọ, chung cư mini hay chung cư dự án để ở thì đều nhận thấy như vậy. Nên việc chuyển nhà, chuyển nơi ở sau đó khiến cuộc sống của mình không được ổn định, bị ảnh hưởng dẫn đến không thể tập trung vào công việc và các mối quan hệ khác ".
Cũng ở cùng trường hợp nhưng một số người bạn của anh Hùng lại lựa chọn phương án nói không vì cho rằng có khoảng 3-4 trăm triệu trong tay sẽ chưa là gì nếu so với số tiền gần 2 tỷ đồng mua nhà. Khi vay tiền mua nhà, số tiền lãi hàng tháng phải trả là khá cao, vào khoảng mười mấy triệu. Nên đa phần muốn cầm số tiền tiết kiệm đó tiếp tục làm đến khi nào dư dả mới mua nhà hoặc sử dụng số tiền đó để đầu tư.
Nhưng với anh Hùng, suy nghĩ lại khác. " Theo mình, đối với các cặp đôi trẻ có một nguồn thu nhập duy nhất ở công ty hay làm công việc văn phòng thì mức độ tăng tiến thu nhập tích lũy sau từng năm sẽ không thay đổi nhiều. Chính vì thế, mua ở thời điểm này hay ở thời điểm khác thì nó không khác biệt nhau.
Thứ hai, tùy vào môi trường và nhu cầu của mỗi người nên suy nghĩ kỹ nhu cầu của bản thân. Đa số mọi người đi mua nhà sẽ có mong muốn nhà to đẹp, gần chỗ làm, trung tâm, địa điểm vui chơi giải trí. Tuy nhiên phải xác định nhu cầu mình muốn ở cho bao nhiêu người, ở trong bao lâu, ví tiền của mình đáp ứng nhu cầu là vừa trả gốc vừa trả lãi là như thế nào mà đưa ra lựa chọn ".
Cũng theo anh Hùng, việc mua được căn hộ chung cư tốt cần đặt mục tiêu tìm chủ đầu tư uy tín ngay từ đầu. Bởi có quá nhiều trường hợp nhận nhà vào ở được mấy năm nhưng vẫn chưa được nhận sổ. Với các vợ chồng trẻ, quá nhiều thứ khi mình mới bắt đầu lập gia đình và mới ra ở riêng phải tự làm. Vậy thì khi mình mua ở một nơi có chủ đầu tư tốt, xây dựng nhà ở đầy đủ tiện ích thì thay vì phải lo giấy tờ nọ kia, lo liệu có vấn đề gì không thì chỉ cần tập trung cho việc phát triển công việc, cho cuộc sống và gia đình của mình. Thế nên càng ít mối lo sau khi mua nhà càng tốt, vì sẽ giúp cuộc sống sẽ dễ thở hơn.
Ảnh: NVCC
Nhờ 1 khoản vay "đặc biệt", trai độc thân mạnh dạn mua căn hộ 3,2 tỷ, tỉ mỉ chọn từng món đồ nhỏ nhất Căn hộ được thiết kế theo phong cách tối giản phù hợp với cuộc sống độc thân. Anh Thế Anh tốt nghiệp Đại học Ngoại thương và hiện tại đang công tác trong lĩnh vực ngân hàng. Thời điểm ngồi trên ghế nhà trường, quan điểm về nơi ở của anh cũng giống với đa số các sinh viên khác: " Khi ấy...