Vợ chồng thất nghiệp định về quê nhưng chỉ một câu nói của mẹ chồng khiến nàng dâu ‘quay xe’ trong tức tưởi
Thái độ của người chồng cũng khiến người vợ ra quyết định mà không hề đắn đo, do dự.
Tôi và chồng quen nhau khi cả hai cùng làm công nhân cho một xí nghiệp. Yêu nhau hơn 1 năm thì chúng tôi cưới chạy bầu.
Tôi biết bố mẹ chồng không thích tôi nhưng tôi vẫn làm tròn phận làm con dâu của mình. Để hạn chế việc va chạm, “xa thơm gần thối” và cũng để tiện cho công việc nên cưới xong vợ chồng tôi thuê trọ trên thành phố, cách vài tháng mới về quê một lần.
Tôi và chồng bảo nhau cùng cố gắng làm việc để có một cuộc sống tốt hơn cho con cái sau này nên tôi vẫn vác bụng bầu đi làm cho đến sát ngày sinh mới nghỉ.
Ngày tôi sinh con, mẹ chồng chỉ lên ngó mặt cháu rồi về luôn chứ không có ý định chăm sóc hay giúp đỡ vợ chồng tôi. Còn nhà ngoại thì có mặt không thiếu một ai. Mẹ tôi còn ở lại để giúp tôi chăm con trong thời gian ở cữ vì tôi lần đầu có con nên còn bỡ ngỡ.
Chồng tôi là người thương vợ, yêu con nên cố gắng tăng ca, kiếm thêm tiền bỉm sữa cho con. Tan làm anh không la cà nhậu nhẹt với bạn bè mà về phụ tôi chăm con hay làm công việc nhà.
Khi con cứng cáp hơn, tôi quyết định thuê người trông để quay lại làm việc để có thêm thu nhập, giảm gánh nặng kinh tế cho chồng. Tuy nhiên, khi tôi vừa quay lại được hơn 1 tháng thì cũng là lúc dịch bệnh bùng phát, công việc không còn nhiều nên công ty cắt giảm nhân sự. Tôi lại đành ở nhà trông con. Chi tiêu trong gia đình đã eo hẹp nay còn eo hẹp hơn.
Đỉnh điểm khi công ty tôi tuyên bố phá sản, cả hai vợ chồng đều không có việc làm, dịch càng ngày càng căng thẳng nên để tìm một công việc trong lúc này là vô cùng khó khăn. Chúng tôi quyết định lấy tiền tích cóp bấy lâu để chi trả cho sinh hoạt hằng ngày.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Từ sau khi thất nghiệp, tính khí chồng tôi ngày càng trở nên thất thường. Anh suốt ngày lang thang hết chỗ này đến chỗ kia bảo là tìm việc nhưng tôi biết là anh đến nhà bạn để nhậu. Về nhà thì cằn nhằn vợ con, cái gì cũng không vừa mắt. Tôi cố nhẫn nhịn, chịu đựng vì biết anh đang bị stress vì mất việc.
Chỉ sau 2 tháng cầm cự, chúng tôi cạn ví, vì không thể đóng nổi tiền trọ nên chồng tôi quyết định về quê nội. Trước hôm về chồng tôi gọi điện về cho mẹ để thông báo. Mẹ chồng ngay lập tức sốt sắng hỏi định về bằng gì, mấy đứa về….
Nghe chồng tôi bảo rằng cả nhà cùng về và đi bằng taxi cho an toàn thì mẹ chồng tôi phán ngay một câu: “Thằng bé cũng cứng cáp rồi thì đi xe khách đi. Bày đặt taxi tốn tiền. Mà mẹ chỉ nhận cháu thôi. Thân già này không nuôi nổi con dâu đâu. Bảo nó ở lại trên ấy đi”.
Tôi bàng hoàng, đứng không vững còn chồng tôi ngay lập tức cúp máy.
Tôi hỏi chồng định tính sao thì anh chỉ nói rằng “Mẹ bảo sao thì làm vậy đi”. Tôi lại càng chết sững vì câu nói ấy.
Tôi cứ tưởng chồng sẽ nghĩ cách thuyết phục mẹ để có thể đưa tôi cùng về nhưng không ngờ anh lại thờ ơ như thế. Cả đêm tôi nằm khóc trong tức tưởi.
Sáng hôm sau, tôi quyết định khăn gói ôm con về ngoại chứ không về nội như dự tính ban đầu. Chồng tôi cũng chẳng có lấy một lời giữ chân tôi lại. “Tùy cô” là hai từ mà chồng hững hờ nói với tôi rồi quay vào trong nhà mặc kệ hai mẹ con.
Chắc chắn sau việc này tôi sẽ suy nghĩ lại về cuộc hôn nhân này của mình. Làm mẹ đơn thân sẽ có nhiều khó khăn nhưng còn hơn sống với một người chồng và gia đình chồng như thế này.
Định quỳ 2 chân để trao nhẫn cho vợ, anh chàng bị nhạc phụ cho một "cước" nhưng đám đông lại gật gù: "Đúng bố vợ vàng 10 rồi"
Hóa ra bố vợ Trung đã cứu anh khỏi một màn suýt thì "tẽn tò".
Nếu như mẹ chồng nàng dâu là sự khó dung hòa giữa hai người phụ nữ có phần ích kỷ khi không chịu thấu hiểu cho nhau. Đôi khi mâu thuẫn này trở nên dai dẳng hoặc căng thẳng đến cực điểm chỉ vì những tính toán, so đo hay hiểu lầm vụn vặt... Thì có một mối quan hệ có vẻ đơn giản hơn, dễ chịu hơn nhiều, đó là bố vợ - chàng rể. Đối với một ông bố vợ mà nói, khi con gái được gả cho người ta, chỉ cần chàng rể có thể đối tốt với con gái họ, đủ bản lĩnh để bảo vệ chăm lo cho con gái họ, lúc rảnh rỗi có thể cùng họ "cà kê" nhắm rượu nói vài ba câu chuyện, vậy là đã đủ hài lòng. Trong thực tế cuộc sống, tồn tại khá nhiều mối quan hệ bố vợ - con rể khá dễ thương, như câu chuyện sau là một ví dụ.
Tâm sự của một chàng rể dành cho bố vợ:
"Tôi là Trung, năm nay 26 tuổi. Tôi gặp vợ - Liên - tại nơi làm việc. Lúc đó chúng tôi không ở cùng một công ty mà là đại diện được hai công ty đối tác cử gặp nhau để đàm phán hợp đồng. Trong công việc chúng tôi khá hợp và thông cảm cho nhau nên việc xử lý các đơn hàng được giải quyết nhanh chóng, tôi được sếp khen thưởng khá to. Sau khi hoàn thành công việc, để tri ân, tôi mời Liên đi ăn một bữa, cô ấy cũng sẵn sàng đồng ý.
Lúc đó tuy đã cộng tác một lần với nhau nhưng còn chưa thân quen lắm, sau này chắc sẽ còn nhiều lần hợp tác nữa nên tôi nghĩ cùng nhau ăn một bữa sẽ thuận tiện hơn cho công việc của mình. Dùng bữa tối xong, tôi còn cẩn thận đưa Liên về tận nhà và giữ liên lạc với cô ấy. Tối hôm đó chúng tôi nói chuyện online rất muộn. Tôi cảm thấy mình và Liên có không ít sở thích chung, hơn nữa cô ấy còn là người rất có chủ kiến, độc lập. Về sau chúng tôi làm chung nhiều dự án khác nữa. Một thời gian khá dài sau thì trở nên khá hân thiết.
(Ảnh minh họa)
Gần nửa năm trò chuyện rất vui vẻ, công ty lại hợp tác nhiều nêncó nhiều thời gian bên nhau, đến ngày lễ tình nhân, tôi tỏ tình, Liên đồng ý với vẻ ngượng ngùng. Trong công việc, chuyện nhân viên của hai công ty đối tác trở thành người yêu của nhau không quá nhiều vì nó liên đến việc bảo mật một số bí mật trong ngành. Mặc dù vợ chồng tôi luôn giữ đúng cam kết trong nghề, các sếp cũng không có ý kiến gì nhưng thực tế là chúng tôi ít có cơ hội làm việc với nhau hơn. Tôi hiểu điều này, suy cho cùng thì công ty cũng cần phát triển, họ như muốn nhắn nhủ với tôi rằng: "nếu không ở lại được thì anh có thể thay đổi công việc". Dần không còn được trọng dụng và bị loại khỏi một số dự án, tôi quyết định xin nghỉ, công việc này có vẻ không còn phù hợp với tôi nữa. Khi biết chuyện, Liên đã chủ động giới thiệu tôi vào làm việc trong công ty của cô ấy. Điều khiến tôi thấy lạ là ngày đầu đến chỗ Liên, sếp ở công ty mới đã đợi tôi sẵn, như thể một sự chào đón đã được chuẩn bị trước. Dù trong lòng phân vân nhưng tôi cũng không suy tính nhiều, quan trọng là giờ tôi đã làm cùng một nơi với bạn gái. Cảm giác này thật tuyệt!
Sau một năm hẹn hò, tôi đến nhà Liên ra mắt bố mẹ vợ tương lai. Lần đầu gặp, bố vợ có ấn tượng tốt với tôi, rất hài lòng về thái độ làm việc. Lúc đó tôi cũng mới biết gia đình vợ sắp cưới là cổ đông của công ty hiện tại. Nhưng quả thực mà nói, tôi cũng không bận tâm lắm về việc này. Trong đám cưới, khi tôi định quỳ 2 gối xuống để trao nhẫn cưới cho vợ thì bị bố vợ cho một "cước", kết cục là thành tư thế quỳ một gối. Bố vợ hài lòng nhìn tôi, trong khi khách khứa cười ồ lên, không ít người nói: "Đúng là bố vợ vàng 10 rồi!". Ai cũng nói tôi may mắn vì có người bố vợ này".
(Ảnh minh họa)
Hóa ra bố vợ Trung đã cứu anh khỏi một màn suýt thì "tẽn tò". Quỳ gối cầu hôn hay trao nhẫn... là hành động thể hiện sự lãng mạn, tin tưởng và phục tùng của đàn ông dành cho người phụ nữ của mình. Tư thế đúng là người đàn ông quỳ một gối, lưng thẳng, dáng vững, ngẩng mặt nhìn đối phương với đôi mắt chân thành và sự quả quyết... Còn tư thế quỳ hai gối lại đem lại cảm giác như quỵ lụy, van xin, cảm giác bị thất thế... thậm chí một số người còn cho rằng như thế là... "mất mặt đàn ông".
Xét trên hoàn cảnh cuộc hôn nhân của Trung và Liên, bản thân Trung không biết gia đình Liên là cổ đông công ty, thực chất anh cũng không quan tâm nhiều đến địa vị của nhà vợ nhưng với những gì đã diễn ra, anh hoàn toàn có thể mang tiếng là dựa vào vợ để dễ dàng có công việc mới hay kết hôn là để đào mỏ, kết hôn vì gia thế đối phương... Việc quỳ hai chân trước vợ có thể khiến nhiều người hiểu nhầm mục đích trong sáng của Trung.
Ngoài ra, bố vợ Trung cũng như muốn nhắc nhở con rể trong đời sống gia đình đừng quá quỵ lụy, sướt mướt, người đàn ông lúc nào cũng phải là chỗ dựa vững chắc cho vợ con.
Thường xuyên bị em chồng "dùng hộ" đồ, nàng dâu cố nhẫn nhịn cho đến khi bị mắng "ki bo" mới quyết vùng lên 1 lần lập lại trật tự Linh chẳng tính toán gì đôi ba cân nhãn với em chồng. Song cái thói tự tiện, không coi ai ra gì của nó mới khiến cô bực mình. Chẳng phải tự dưng mà mọi người nói "giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng". Em chồng thật sự là "một thế lực" khá đáng gờm. Xét về khả năng xảy ra...