VNPT tuyên bố làm chủ công nghệ lõi của cách mạng 4.0
Trong thời gian qua, VNPT đã tập trung vào xây dựng nhiều bài toán về cách mạng 4.0 như bài toán AI về thị giác, công nghệ nhận dạng quang, xử lý ngôn ngữ tự nhiên NLP, dữ liệu lớn BigData, IoT, Blockchain…. được ứng dụng trong các sản phẩm cung cấp cho khách hàng.
VNPT đã tập trung vào xây dựng nhiều bài toán về cách mạng 4.0 như bài toán AI về thị giác, công nghệ nhận dạng quang, xử lý ngôn ngữ tự nhiên NLP, dữ liệu lớn BigData, IoT, Blockchain…. được ứng dụng trong các sản phẩm cung cấp cho khách hàng.
Với tác động mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, cụm từ cách mạng công nghiệp 4.0 được liên tục nhắc tới trong các hội thảo, hội nghị trong nước cũng như các chỉ đạo của Chính phủ, bộ, ngành, địa phương trong thời gian qua. Là một doanh nghiệp công nghệ lớn, để đón đầu cuộc cách mạng này, Tập đoàn VNPT đã sớm bắt tay vào nghiên cứu, đầu tư và hiện đã làm chủ các công nghệ cốt lõi của cách mạng 4.0 như AI, IoT, Blockchain….
VNPT cho biết, các công nghệ này đã được ứng dụng trong các sản phẩm nội bộ của VNPT và nhiều giải pháp công nghệ thông tin mà VNPT đang cung cấp cho khách hàng.
Được nhiều người biết đến nhất hiện nay có lẽ là nền tảng IoT Smart Connected Platform (SCP) mà VNPT tự phát triển. SCP đang được sử dụng rộng rãi trong các giải pháp về nông nghiệp thông minh, giao thông thông minh, ngôi nhà thông minh… mà VNPT đang cung cấp cho khách hàng. Với những ưu điểm nổi bật về tính năng, hiệu quả, SCP đã vượt qua nhiều đối thủ tên tuổi trong ngành công nghệ khu vực như: M800 Limited (Hồng Kông), Telkom (Indonesia), MATRIXX Software (Hoa Kỳ), Ooredoo (Myanmar)… để giành Cúp Vàng ở hạng mục Đổi mới sáng tạo trong Phát triển công nghệ thuộc lĩnh vực Công nghiệp viễn thông của Giải thưởng Stevie Châu Á – Thái Bình Dương năm 2018.
Một số giải pháp khác ít được biết đến hơn hiện đang được sử dụng phục vụ nhu cầu cụ thể của khách hàng như Giải pháp nhận dạng ảnh sử dụng công nghệ AI, đối chiếu ảnh chứng minh thư nhân dân và ảnh chân dung phục vụ việc cập nhật thông tin khách hàng theo Nghị định 49 của Bộ TT&TT, hệ thống quản lý văn bằng chứng chỉ dựa trên công nghệ Blockchain, giúp giải quyết nạn bằng giả…
Video đang HOT
Hiện các công nghệ này đang tiếp tục được VNPT đưa vào các giải pháp khác, phục vụ cho nhiều lĩnh vực khác nhau như: hành chính công, quản lý học sinh sinh viên, quản lý giấy tờ, văn bằng chứng chỉ cho các trường học, đo lưu lượng giao thông…
Trong năm 2018, VNPT cũng hợp tác với nhiều đối tác có kinh nghiệm trên thế giới như Fujitsu (Nhật Bản), EON Reality (Mỹ) để tiếp cận nhanh hơn với những công nghệ 4.0 mới, rút ngắn thời gian đưa dịch vụ tới khách hàng. Theo dự kiến, ngay trong năm nay VNPT và công ty EON Reality sẽ thành lập Trung tâm kỹ thuật số tương tác. Trung tâm này sẽ được đầu tư phần mềm và các thiết bị AR/VR chuyên dụng, thực hiện giảng dạy chuyên nghiệp theo chuẩn quốc tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển các công nghệ thực tế ảo, thực tế tăng cường (AR/VR) tại Việt Nam.
Không dừng ở đó, trong năm 2019, VNPT sẽ xây dựng và phát triển hệ sinh thái số thông minh ( Innovative Digital Ecosystem) dựa trên các công nghệ cốt lõi của CMCN 4.0…. Với hệ sinh thái này, khách hàng của VNPT sẽ nhanh chóng triển khai được các tận dụng các công nghệ tiên tiến để triển khai các ứng dụng và tập trung vào hoạt động kinh doanh mà không cần bận tâm tới nền tảng kỹ thuật phía dưới.
Theo itc news
VNPT đã và đang làm chủ công nghệ cốt lõi trong CMCN 4.0
Đón đầu cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đang đầu tư rất nhiều cũng như đã và đang làm chủ các công nghệ mới như: AI, IoT, Block chain....
Đó là chia sẻ của Tổng Giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) - ông Phạm Đức Long khi trả lời phỏng vấn báo giới.
VNPT đang trong quá trình tổ chức triển khai Chiến lược phát triển giai đoạn 2017 - 2025 và tầm nhìn 2030 - Chiến lược VNPT 4.0, chuyển đổi từ một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống sang nhà cung cấp dịch vụ số, với mục tiêu trở thành nhà cung cấp hàng đầu Việt Nam và là Trung tâm giao dịch số của khu vực châu Á, cụ thể hóa 10 chương trình, 34 dự án chiến lược. Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại tổ chức hoạt động theo Quyết định số 2129-QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển.
VNPT cũng đã hoàn thành việc tái cấu trúc khối công nghệ thông tin, thành lập Công ty VNPT-IT, trụ cột của VNPT về sản xuất phần mềm và các ứng dụng công nghệ, tạo sức mạnh cho Tập đoàn bứt phá mạnh mẽ trong quá trình chuyển đổi số.
Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT - Ông Phạm Đức Long. Ảnh VNP
Theo đó, ông Phạm Đức Long cho biết, Tập đoàn VNPT đã chọn một số công nghệ cốt lõi trong Cách mạng công nghiệp 4.0 như AI, IoT, Block chain, điện toán đám mây, thực tế ảo, thực tế ảo tăng cường và Cyber Security để nghiên cứu.
VNPT đã hoàn thiện được IoT platform và hiện đang triển khai cung cấp dịch vụ trên nền tảng đó. Tại khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc, Tập đoàn đã sử dụng platform này để xây dựng một trang trại nông nghiệp thông minh.
Ngoài ra, khi làm roadshow ở các trường đại học, VNPT sẽ cung cấp platform này để các sinh viên cũng như thí sinh tham dự phát triển các sản phẩm, ứng dụng mới trên đó. Trước đây tổ chức cuộc thi, mọi người có sản phẩm sẽ đem đến dự thi, thì nay ban tổ chức sẽ đưa ra nền tảng và các thí sinh sẽ phát triển ứng dụng trên đó, đánh giá các sản phẩm, dịch vụ đó để trao giải cuộc thi.
Về AI và Block chain, hiện VNPT cũng đã có phòng nghiên cứu để phát triển các công nghệ này...
Cũng theo Tổng Giám đốc VNPT, Tập đoàn đang tập trung phát triển các ứng dụng, giải pháp cụ thể phù hợp với nhu cầu thực tế tại Việt Nam cũng như ứng dụng các công nghệ đó vào các sản phẩm sẵn có để giải quyết các bài toán của các địa phương, các bộ ngành.
Ông Phạm Đức Long nói: "Tựu chung, nghiên cứu về công nghệ thì VNPT đã thực hiện từ lâu và hiện đã và đang làm chủ được những công nghệ cốt lõi".
Cụ thể, trong thời gian qua, VNPT đã tập trung vào xây dựng nhiều bài toán về công nghệ 4.0 như bài toán AI về thị giác (Vision), công nghệ nhận dạng quang (AI/OCR), xử lý ngôn ngữ tự nhiên NLP, Dữ liệu lớn BigData.... Các công nghệ này đã ứng dụng trong các sản phẩm nội bộ của VNPT và nhiều dòng sản phẩm công nghệ thông tin mà VNPT đang cung cấp cho khách hàng.
Tiêu biểu có thể kể đến như Ứng dụng nhận dạng hướng dẫn viên du lịch giả; Ứng dụng đo đếm phương tiện giao thông; ứng dụng nhận dạng chứng minh thư nhân dân và ảnh chân dung phục vụ việc cập nhật thông tin khách hàng theo Nghị định 49, ứng dụng số hóa tài liệu, văn bản trong các cơ quan, tổ chức...
Theo kế hoạch năm 2019, VNPT sẽ tập trung đẩy nhanh việc nghiên cứu, triển khai các công nghệ 4.0 cốt lõi, cung cấp ra thị trường dịch vụ nền tảng tương tác số dựa trên công nghệ thực tại ảo, thực tại tăng cường (AVR), nhằm đưa công nghệ AVR trở nên phổ thông và bình dân ở thị trường Việt nam, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
Không dừng ở đó, trong năm 2019, Tập đoàn VNPT còn xây dựng và phát triển hệ sinh thái số thông minh (Innovative Digital Ecosystem) dựa trên các công nghệ cốt lõi như AI, BigData, BlockChain, Cloud, Cyber Security... mà VNPT đã và đang phát triển.
VNPT sẽ ứng dụng các công nghệ trong hệ sinh thái số của mình để chuyển đổi số trong nội bộ Tập đoàn, áp dụng công nghệ này vào các sản phẩm dịch vụ đang cung cấp cho khách hàng như Y tế, Giáo dục, Chính quyền điện tử...
Theo VNMedia
VNPT đặt mục tiêu đẩy mạnh chuyển đổi số trong năm 2019 VNPT sẽ chuyển đổi dần từ một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống sang một nhà cung cấp dịch vụ số, hướng tới trở thành nhà cung cấp dịch vụ số hàng đầu tại Việt Nam và Trung tâm giao dịch số của khu vực châu Á. Theo Tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT...