VNPT được đánh giá đáp ứng hồ sơ để trở thành nhà cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử
Vượt qua sự thẩm định khắt khe của Tổng cục Thuế về mặt hồ sơ, VNPT sẽ trở thành một trong số ít nhà cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử toàn diện trên thị trường, bao gồm cả giải pháp Hóa đơn điện tử VNPT Invoice và dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu Hóa đơn điện tử.
Tổng cục Thuế vừa có thông báo danh sách các tổ chức được đánh giá đáp ứng về mặt hồ sơ đề nghị hợp đồng của tổ chức cung cấp dịch vụ dẫn, truyền và lưu trữ dữ liệu hoá đơn điện tử. Theo đó, VNPT nằm trong số những nhà cung cấp tốp đầu có số lượng khách hàng sử dụng giải pháp hóa đơn điện tử lớn nhất.
Thông tin kể trên từ Tổng cục Thuế không nằm ngoài dự đoán của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực bởi VNPT Invoice trong suốt nhiều năm qua luôn là một trong những nhà cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử hàng đầu chiếm lĩnh thị trường tại Việt Nam với tệp khách hàng rộng lớn. Với lợi thế về hạ tầng, công nghệ và mạng lưới phủ rộng toàn quốc, VNPT đã cung cấp hàng loạt dịch vụ phục vụ cho quá trình số hóa doanh nghiệp một cách mạnh mẽ. Trong đó hóa đơn điện tử VNPT Invoice là dịch vụ cốt lõi, giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí vận hành, kiểm soát được mạch máu tài chính hiệu quả. Dịch vụ này cũng được đánh giá cao nhờ sự thông minh, linh hoạt, hiệu quả cũng như tính pháp lý cao, an toàn, bảo mật.
Video đang HOT
Việc triển khai áp dụng hóa đơn điện tử là một nhu cầu ngày càng cấp bách với các doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thị trường Việt Nam đang có sự vận động không ngừng, quá trình số hóa diễn ra ở mọi lĩnh vực. Đây cũng được xem là một đòn bẩy tài chính, là lợi ích kép không chỉ với cá nhân, doanh nghiệp mà còn cả với công tác quản lý của ngành thuế khi các thông tin liên quan được công khai, minh bạch, tránh tình trạng gian lận, mập mờ nghĩa vụ tài chính với Ngân sách Nhà nước.
VNPT Invoice giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí vận hành, kiểm soát được mạch máu tài chính hiệu quả
Theo VNPT, hiện nay doah nghiệp này đã hoàn toàn sẵn sàng về giải pháp, nhân sự cũng như các chính sách và đang phối hợp với 06 Cục thuế: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Thọ, Bình Định để triển khai các hoạt động tập huấn, hướng dẫn cũng như hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp trong quá trình triển khai Hóa đơn điện tử theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Thông tư số 78/2021/TT-BTC và kế hoạch triển khai của các Cục thuế cho tất cả các khách hàng hiện đang sử dụng VNPT Invoice cũng như các khách hàng khác có nhu cầu sử dụng dịch vụ Hóa đơn điện tử.
Boeing tham gia Internet vệ tinh
Hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới Boeing được Mỹ phê duyệt dự án phủ sóng Internet bằng vệ tinh.
Dự án Internet vệ tinh của Boeing được trình lên Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) lần đầu năm 2017. Kế hoạch của công ty là phóng 132 vệ tinh vào quỹ đạo thấp của Trái đất ở độ cao 1.056 km, và 15 vệ tinh khác vào quỹ đạo phi địa tĩnh ở độ cao 27.355 - 44.221 km.
Boeing đã sản xuất vệ tinh nhiều năm, nhưng chỉ mới được cấp phép tham gia thị trường Internet vệ tinh.
Tất cả 147 vệ tinh sử dụng băng tần V, có tần số cao hơn so với băng tần Ka và Ku đang được Starlink của SpaceX hay dự án Kuiper chuẩn bị triển khai của Amazon sử dụng. Hiện băng tần Ka và Ku cũng được sử dụng bởi các vệ tinh cung cấp Internet trên máy bay của các hãng hàng không thương mại.
Theo Boeing, "chòm sao" vệ tinh mới sẽ mang đến dịch vụ Internet băng thông rộng cho khu dân cư, chính phủ và doanh nghiệp ở Mỹ, cũng như Puerto Rico và Quần đảo Virgin sau khi hoàn thành.
Tài liệu trên FCC cho thấy, Boing có 6 năm để phóng một nửa số vệ tinh trong mạng lưới của mình và có 9 năm để hoàn tất "chòm sao". Công ty đã xin FCC nới lỏng các yêu cầu, trong đó muốn phóng 5 vệ tinh trong 6 năm đầu tiên và 12 năm để phóng toàn bộ, nhưng không được đồng ý.
SpaceX từng bày tỏ sự lo ngại khi ngày càng nhiều công ty tham gia Internet vệ tinh. Theo công ty này, việc đưa quá nhiều vệ tinh lên quỹ đạo thấp sẽ gây nhiễu sóng và có thể làm tăng nguy cơ va chạm với các vệ tinh khác. Năm 2019, công ty viết đơn lên FCC nói rằng mạng lưới của Boeing sẽ tạo ra "nguy cơ gây nhiễu có hại rõ ràng", theo Reuters.
Các vệ tinh Starlink của SpaceX hiện quay quanh trái đất ở độ cao khoảng 550 km. Đây cũng là nơi "chòm sao" của OneWeb - một nhà cung cấp Internet vệ tinh tương tự của Anh - đang hoạt động. Hồi đầu năm, vệ tinh SpaceX và OneWeb suýt va chạm với nhau.
So với SpaceX, Kuiper hay OneWeb, số vệ tinh của Boeing chỉ ở mức nhỏ. SpaceX hiện phóng hàng nghìn vệ tinh lên quỹ đạo và dự kiến phóng nhiều vệ tinh khác. Theo thống kê, lĩnh vực Internet vệ tinh có thể mang về hơn 50 tỷ USD năm 2031.
VNPT chính thức được cấp phép cung cấp dịch vụ chữ ký số từ xa Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) sẽ cung cấp dịch vụ ký số từ xa . Dự kiến sẽ mở ra cơ hội ứng dụng chữ ký số trong nhiều hoạt động giao dịch hơn đặc biệt với người dùng cá nhân. Ngày 28.10, Bộ TT-TT đã phê duyệt cấp phép về việc Cung cấp dịch vụ chứng thực chữ...