“VNPT đã thẳng thắn nhìn vào sự thật”
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son đánh giá lãnh đạo VNPT đã thẳng thắn nhìn vào sự thật, những hạn chế, khuyết điểm và tồn tại của mình để đưa ra các giải pháp khắc phục, đảm bảo vị thế của một trong những tập đoàn CNTT – Truyền thông chủ lực.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son đánh giá VNPT đã nhìn thẳng vào những tồn tại, nhược điểm của mình. Ảnh: Xuân Bách
Chia sẻ tại Hội nghị “Triển khai kế hoạch kinh doanh 2014″ của VNPT sáng 10/1 tại Hà Nội, Bộ trưởng Son đánh giá cao những thành quả mà VNPT đã đạt được trong năm 2013, một năm mà theo ông là hết sức khó khăn của nền kinh tế. Bản thân lĩnh vực viễn thông, CNTT cũng gặp vô số thách thức từ sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà mạng, sự xuất hiện của các dịch vụ nhắn tin, gọi điện miễn phí qua Internet di động, cộng thêm việc người dùng đòi hỏi ngày càng cao từ các doanh nghiệp viễn thông. Trong bối cảnh đó, Tập đoàn đã “có nhiều cố gắng, vượt qua khó khăn để hoàn thành kế hoạch đề ra”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Cụ thể, trong năm 2013, VNPT đạt tổng doanh thu 119.825 tỷ đồng, tổng lợi nhuận đạt 9281 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu đạt 13,7%. Tập đoàn có đã có nhiều giải pháp để tiết kiệm chi phí, thúc đẩy kinh doanh, duy trì tăng trưởng. Mạng lưới của VNPT cũng được Bộ trưởng Son nhấn định là “đi đầu về chất lượng, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, an ninh quốc phòng, thiên tai lũ lụt”. Tập đoàn đã đẩy mạnh phát triển các dịch vụ CNTT, giá trị gia tăng để tìm nguồn thu mới, bù đắp cho thiệt hại mà các dịch vụ OTT gây ra. Có thể kể đến những dịch vụ như Cuộc gọi ma thuật (Magic Call, Magic Voive), kết bạn (Voice Chat), cac ưng dung nghe đài, xem phim, thê thao qua di động (MRadio, MyRadio, Mfilm, Msport, Mstatus), Chữ ký cuộc gọi (Call Signature), Facebook SMS… chuân bi đưa vao cung cấp dịch vụ thanh toán di động Smart Banking va đang tich cưc triên khai thư nghiêm nhiêu dich vu mơi.
Không giấu nhược điểm
Video đang HOT
Tuy nhiên, những tồn tại mà VNPT đang gặp phải là không ít, như chính sự thừa nhận thẳng thắn của Tổng Giám đốc Trần Mạnh Hùng trong bài phát biểu trước đó. Không dông dài về những thành tựu mà Tập đoàn đã đạt được trong năm 2013, ông Hùng đã đi thẳng vào 10 “tồn tại” chủ yếu và dành phần lớn thời lượng của bài phát biểu để nêu ra những hướng giải pháp, những nhiệm vụ trọng tâm cho VNPT trong 12 tháng tới.
Theo đó, doanh thu năm 2013 của VNPT mặc dù hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra nhưng tốc độ tăng trưởng còn chậm (3,09% so với năm 2012). Dù có phân tích về nguyên nhân khách quan là thị trường tiêu dùng ảm đạm và sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp đối thủ, ông Hùng vẫn “nói thật” rằng cơ chế quản lý nội bộ của tập đoàn “chậm đổi mới, không đáp ứng được yêu cầu thực tế của thị trường”.
Sự chậm đổi mới này thể hiện rõ nhất ở việc trong điều kiện kinh doanh các dịch vụ truyền thống gặp nhiều khó khăn, VNPT chưa đưa ra được những dịch vụ mới nào mang tính đột phá. “Việc phát triển các dịch vụ mới còn chậm do đội ngũ nghiên cứu phát triển bi phân tan tai nhiêu đơn vi”.
Bên cạnh đó thì quy hoach mang di đông chưa đap ưng vơi yêu câu thi trương, vi vây đâu tư phat triên mang lươi chưa kip thơi, lam giam tinh canh tranh cua dich vu di đông. Bằng chứng là sau khi tháo gỡ cơ chế thì chỉ trong 4 tháng cuối năm, có những đơn vị thành viên đã đạt hiệu suất bằng với cả năm, ông Hùng cho hay.
Những yếu kém trong khâu bán hàng, phân phối của VNPT cũng được ông Hùng đề cập khá nhiều trong bài phát biểu của mình. Ông cho rằng VNPT chưa có những sản phẩm chủ lực, chưa có cách tiếp cận chuyên nghiệp với những khách hàng lớn như doanh nghiệp, tổ chức; hệ thống thống kê doanh thu/sản lượng chưa được cập nhật hàng ngày nên lãnh đạo chậm đưa ra các quyết sách về kinh doanh, chiến lược kinh doanh dịch vụ băng rộng triển khai không đồng bộ…. Việc hợp tác kinh doanh quốc tế, đầu tư ra nước ngoài cũng còn giới hạn, chưa xứng với tiềm năng của VNPT, hoạt động thoái vốn gặp khó khăn, Đề án Tái cơ cấu VNPT chưa được phê duyệt….
Duy trì vị thế
Trong tình cảnh đó thì việc tối ưu hóa chi phí, nguồn lực, vốn đầu tư đã được các lãnh đạo của VNPT nhắc đi nhắc lại nhiều lần, như là nhóm giải pháp được ưu tiên số 1 cho mô hình của một Tập đoàn VNPT sau tái cơ cấu.
Năm 2014 này sẽ là năm đầu tiên mà VNPT hoạt động theo mô hình mới, một khi Đề án tái cơ cấu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Việc nhanh chóng ổn định bộ máy kinh doanh và sự sẵn sàng cao để triển khai đổi mới theo chỉ đạo được nhấn mạnh là “tối cần thiết”, bởi VNPT là một trong những trụ cột của ngành CNTT – VT – Truyền thông quốc gia, cũng là một trong những tập đoàn lớn nhất của nền kinh tế.
Trong mô hình mới đó, quyền và trách nhiệm của các đơn vị thành viên sẽ được phân cấp mạnh hơn, rõ ràng hơn để tạo sự linh hoạt cho bộ máy hoạt động. Tuy nhiên, để đảm bảo các đơn vị thành viên hoạt động “đúng pháp luật”, VNPT sẽ phải kiểm soát chặt dòng tiền, tăng cường quản lý về mặt kinh tế đối với các công ty trực thuộc. Ngoài ra, tập đoàn sẽ đẩy mạnh các gói cước linh hoạt, có tính cạnh tranh cao, xúc tiến mạnh đầu tư nước ngoài, xác định “phát triển băng rộng di động để làm nền tảng phát triển các dịch vụ nội dung, giá trị gia tăng, CNTT…”.
Và để cải thiện khâu bán hàng, ông Hùng cho biết VNPT sẽ tập trung xây dựng các chiến lược phân phối mới, tăng cường sự hiện diện của các cửa hàng VNPT tại các địa phương, cập nhật thông tin thị trường theo ngày để có thể ứng phó nhanh với các diễn biến thực tế….
Đồng tình với quan điểm này, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đã chỉ đạo VNPT cần tiếp tục triển khai cắt giảm chi phí, khai thác có hiệu quả nhất những dự án đã đầu tư, đẩy mạnh tối ưu hóa mạng lưới, phát triển các dịch vụ mới và chú trọng phủ sóng biển đảo. Bộ trưởng cũng khẳng định VNPT là một tập đoàn trọng điểm của Nhà nước nên cần đẩy mạnh đầu tư, trở thành Tập đoàn đi đầu trong lĩnh vực phát triển công nghiệp CNTT, tạo ra nhiều sản phẩm CNTT mang thương hiệu Việt.
Theo Vietnamnet
Tổng giám đốc VNPT giải thích việc lợi nhuận VNPT tăng 4.000 tỷ đồng
Ông Trần Mạnh Hùng, Tổng giám đốc VNPT cho biết lợi nhuận của VNPT trong năm 2013 tăng 4.000 tỷ đồng so với năm 2012, do điều chỉnh cơ chế hạch toán doanh thu giữa các đơn vị, thực hiện tiết kiệm và phát triển các dịch vụ di động, và băng rộng.
Ông Trần Mạnh Hùng, Tổng giám đốc VNPT cho biết, dự kiến 2014 lợi nhuận của VNPT tăng 7 - 10% và doanh thu cũng sẽ tăng khoảng 10% so với năm 2013
Phát biểu tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2014 của Bộ TT&TT diễn ra sáng nay (26/12), ông Trần Mạnh Hùng, Tổng giám đốc VNPT cho biết, năm 2013, dù kinh tế khó khăn, Tập đoàn đã chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp tối ưu hóa mạng lưới, tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận năm 2013 đạt 9.300 tỷ đồng, tăng 4.000 tỷ đồng so với 2012. Ông Trần Mạnh Hùng cho biết, sau khi ông giữ vị trí "chèo lái con thuyền VNPT" sau 5 tháng thì doanh thu của tập đoàn này tăng 1%, nhưng lợi nhuận tăng tới tăng 76% so với năm 2012.
Ông Trần Mạnh Hùng cho rằng, sở dĩ trong năm 2013, VNPT có mức tăng trưởng lợi nhuận cao vì 3 lý do. Thứ nhất, do điều chỉnh của Kiểm toán Nhà nước đối với việc hạch toán doanh thu giữa các đơn vị trong VNPT nên đã có được con số lợi nhuận là 1.500 tỷ. Thứ hai là VNPT đã thực hiện tiết kiệm chi phí được 1.000 tỷ đồng. Thứ 3 là VNPT đã đạt thêm lợi nhuận khoảng 1.500 tỷ đồng từ việc phát triển các dịch vụ di động, và băng rộng. Đặc biệt trong năm 2013, mạng VinaPhone có tốc độ tăng trưởng tốt với tốc độ tăng trưởng là 8%, thậm chí tốc độ tăng trưởng doanh thu mạnh hơn cả MobiFone. Dịch vụ băng rộng của VNPT trong năm 2013 cũng đạt mức độ tăng trưởng doanh thu khoảng 14% , trong đó riêng thuê bao cáp quang tăng trưởng 36% so với 2012.
Ông Trần Mạnh Hùng cho biết, trong năm 2014 VNPT sẽ bám sát thị trường và xu hướng công nghệ mới, thực hiện tái cơ cấu sau khi đề án được phê duyệt. VNPT cũng sẽ tiến hành thay đổi cơ chế sản xuất kinh doanh, đảm bảo quay vòng vốn nhanh và phát triển bền vững. Dự kiến lợi nhuận năm 2014 của VNPT sẽ tăng 7 - 10% và doanh thu cũng sẽ tăng khoảng 10% so với năm 2013.
Theo ICTnews
HN sẽ quyết liệt trảm đầu số nhắn tin rác, lừa đảo Chỉ riêng trong năm 2013, Sở Thông tin & Truyền thông Hà Nội đã yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông ngừng cung cấp dịch vụ đối với 3677 số điện thoại quảng cáo rao vặt vi phạm quy định, 31 đầu số và 208 số điện thoại phát tán tin nhắn rác, lừa đảo. Báo cáo Tổng kết 2013 của Sở TT&TT...