VNPT công bố 2 smartphone ‘made in VN’ giá từ 1,6 triệu
Hai chiếc smartphone Vivas Lotus S2 và S2 Eco hướng đến người dùng trẻ với nhiều màu sắc, cấu hình tầm thấp và giá bán hấp dẫn.
Hơn một năm sau khi trình làng chiếc smartphone đầu tiên được sản xuất hoàn toàn tại Việt Nam là Lotus S1 hồi tháng 8 năm ngoái, VNPT Technology vừa ra mắt mẫu Lotus S2 với thiết kế trẻ trung, nhiều màu sắc sặc sỡ và giá bán khá hấp dẫn.
Vivas Lotus S2 là sản phẩm được thiết kế, phát triển firmware và sản xuất hoàn toàn tại Việt Nam.
Vivas Lotus S2 được trang bị màn hình 4 inch WVGA IPS, chip xử lý lõi kép tốc độ 1 GHz, RAM 512 MB, dung lượng lưu trữ 4 GB , camera sau 5 megapixel, tự động lấy nét, pin 1.400 mAh và thiết kế 2 SIM 2 sóng. Model này sở hữu nhiều màu như đỏ, xanh cyan, cam, đen và trắng.
Lotus S2 sẽ chính thức được bán ra thị trường từ ngày hôm nay (25/11) với giá 1.590 triệu đồng. Người mua máy sẽ được tặng 1 SIM VinaPhone, tặng kèm 1,6 triệu đồng trong một năm tiếp theo, trong đó 50.000 đồng cộng trực tiếp vào tài khoản, 50.000 đồng để sử dụng gói 3G dung lượng 650 MB của VinaPhone. Sản phẩm này hướng tới khách hàng dùng trẻ và những người lần đầu nâng cấp lên smartphone.
Đại diện VNPT cho biết, họ rất tự hào vì là người đi tiên phong trong việc ra mắt một sản phẩm smartphone made in Vietnam.
Ngoài Lotus S2, VNPT Technology cũng giới thiệu thêm mẫu S2 Eco với chip xử lý lõi tứ tốc độ 1,3 GHz, kèm pin 1.700 mAh. Những thông số còn lại của máy gần như tương đồng với S2. S2 Eco được bán với giá 2,19 triệu đồng.
Theo đại diện VNPT Technology, đơn vị này kỳ vọng sẽ đạt doanh số 50.000 máy/tháng nhờ kênh phân phối khổng lồ của VNPT. Cũng trong khuôn khổ buổi ra mắt, ông Tô Mạnh Cường – Phó tổng giám đốc VNPT Technology cũng nhấn mạnh, toàn bộ các khâu thiết kế, phát triển firmware, sản xuất của các smartphone dòng Lotus đều được thực hiện tại nhà máy của VNPT Technology, trong khi linh kiện được chọn từ các nhà cung cấp lớn trên thế giới”.
Video đang HOT
Vivas Lotus S2 (phải) và chiếc S2 Eco (trái) cấu hình cao hơn.
Về phần mềm, bộ đôi sản phẩm của VNPT Technology được tích hợp sẵn nền tảng Android 4.2.2 Jelly Bean với nhiều phần mềm độc quyền do chính đơn vị này phát triển như TVoD – truyền hình Internet theo yêu cầu, Ipradio – nghe radio trực tuyến hay kho ứng dụng VNPT Appstore.
Thành Duy
Theo Zing
Giả danh nhân viên VNPT và công an lừa đảo qua điện thoại
"Họ liên tục gọi và yêu cầu máy di động của tôi phải luôn để trong chế độ kết nối với số máy này để bảo vệ cho tôi khỏi sự nguy hiểm, đồng thời làm theo những chỉ dẫn của họ. Sau khi tôi chuyển tiền, các đối tượng cắt đứt liên lạc"...
Ngày 10/11, PV Dân trí tìm gặp chị Võ Thị Như Nguyệt (SN 1984, trú đường Núi Thành, phường Hòa Cường Bắc, Hải Châu, Đà Nẵng), nan nhân mơi nhât cua bon lưa đao qua mang.
Sau khi đưa cho chung tôi xem 2 tơ giây chuyên tiên vao tai khoan cua môt ca nhân ơ Ha Nôi vơi tông sô tiên 50 triêu đông va môt tơ đơn trinh bao gởi Công an TP Đà Nẵng, chị kể: "Lúc 14h15 ngày 5/11 vừa qua, tôi đang ở nhà và nhận được cuộc gọi điện thoại từ số điện thoại bàn thông tin là thuê bao của nhà đang nợ tổng đài VNPT số tiền là 8,93 triệu đồng, và cũng từ số điện thoại thông tin rằng muốn nghe lại và kiểm tra thông tin thì bấm phím 0".
Chị Nguyệt trình bày sự việc với PV
Tưởng thật, chị Nguyệt liền làm theo lời hướng dẫn. Trong điện thoại là một giọng nữ nói là nếu có thắc mắc gì thì hỏi tổng đài là 081080 và họ tự kết nối để chị gặp nhân viên tổng đài này để vì sao chị lại nợ số tiền nhiều như vậy trong khi từ trước đến giờ chị chưa từng nợ của VNPT số tiền quá 100 ngàn đồng.
Lúc này, giọng nữ trong điện thoại nói là vụ việc của chị sẽ được chuyển qua cho Công an TPHCM vì số đăng ký thuê bao của chị được đăng ký từ giấy chứng minh nhân dân cũng mang họ tên trùng khớp với giấy chứng minh nhân dân hiện đang có ở nhà.
Giọng nữ trong điện thoại nói họ sẽ kết nối với điện thoại của Công an TPHCM để chị Nguyệt trình báo rõ sự việc. Ngay sau đó, điện thoại được chuyển đến người khác là một giọng nam nói là công an sẽ vào cuộc để tìm giúp chị và yêu cầu chị thành thật khai báo số tài khoản và số tiền mặt đang giữ.
Giấy chuyển tiền của chị Nguyệt đến các đối tượng lừa đảo
"Người giọng nam nói tôi đang nợ trong ngân hàng Vietcombank cũng mang họ và tên trùng khớp với giấy chứng minh nhân dân của tôi tại Đà Nẵng và yêu cầu tôi giữ bí mật không được tiết lộ bất cứ thông tin cuộc gặp điện thoại giữa tôi cho gia đình và người thân biết vì nếu tôi tiết lộ ra người thân trong gia đình và tôi sẽ gặp nguy hiểm, tài sản của tôi tất cả sẽ bị đóng băng .Vì tin công an đang vào cuộc nên tôi nghe theo sự hướng dẫn của giọng nam bên đầu dây điện thoại. Cuộc gọi điện thoại của người nam bên đầu dây điện thoại kết thúc trước 16h cùng ngày", chị Nguyệt trình bày.
Đến sáng ngày 6/11, người nam trong điện thoại nói chị Nguyệt sẽ gặp ông Phong (là Trung tá công an TPHCM) và nói ông là chuyên gia về lĩnh vực trong ngân hàng đang theo dõi một số cán bộ ngân hàng có dính đến đường dây làm giả chứng minh nhân dân trong đó có chị là nạn nhân.
Ông Phong yêu cầu chị nộp tiền vào số tài khoản của ông Mai Văn Cường vào ngân hàng Techcombank Cầu Giấy (Hà Nội). Vì sợ nên chị Nguyệt mang số tiền 20 triệu đồng nộp vào tài khoản mang tên Mai Văn Cường.
Đến chiều cùng ngày, các đối tượng yêu cầu chị nộp tiếp số tiền là 30 triệu đồng để thuận tiện trong việc điều tra và chị lại tiếp tục đến ngân hàng nộp số tiền trên mà không mảy may hoặc nghi ngờ gì vì tin tưởng rằng có công an TPHCM đang vào cuộc giúp cho tôi tìm ra và minh oan mình vì không nợ bất kì một khoản tiền nào.
"Trong quá trình liên lạc với tôi, các đối tượng dùng số điện thoại 83838..., họ liên tục gọi và yêu cầu máy di động của tôi phải luôn để trong chế độ kết nối với số máy này để bảo vệ cho tôi khỏi sự nguy hiểm, đồng thời làm theo những chỉ dẫn của họ. Sau khi tôi chuyển tiền đi thì đến chiều các đối tượng im lặng và cắt đứt liên lạc", chị Nguyệt cho biết.
Trao đổi với PV Dân trí, Thượng tá Trần Phước Hương - Trưởng phòng tham mưu Công an TP Đà Nẵng - cho biết vụ việc đã được Công an quận Hải Châu chuyển đến Phòng Cảnh sát kinh tế (PC46) để điều tra làm rõ.
Thượng tá Nguyễn Mạnh Sơn - Phó trưởng phòng PC46 Công an TP Đà Nẵng
Thượng tá Nguyễn Mạnh Sơn - Phó trưởng phòng PC46 cho biết, thời gian qua đơn vị cũng đã tiếp nhận gần 10 trường hợp, lập chuyên án và đã bắt giữ một số đối tượng. Theo ông Sơn, có 3 hình thức lừa đảo thuộc dạng "công nghệ cao" được các đối tượng áp dụng. Thứ nhất là lập trang web mua bán trực tuyến rồi dụ dỗ người nhẹ dạ vào nộp tiền mua sản phẩm, sau không đưa sản phẩm cho người mua mà bỏ trốn, đóng cửa trang web.
Loại thứ 2 là có một số trang mạng, website bán hàng tổ chức trúng thưởng xe máy, tặng quà... Nhưng muốn trúng thưởng thì người mua phải nộp phí. Sau khi nộp qua tài khoản ngân hàng thì xóa trang.
Thứ 3 là các đối tượng giả danh nhân viên của VNPT, Công an, VKS... gọi điện đến nạn nhân hù dọa có dính dáng đến vụ án ma túy, thiếu nợ... để nạn nhân hoảng loạn rồi bọn chúng hướng dẫn nạn nhân gởi tiền vào tài khoản về điều tra xác minh như trường hợp của chị Nguyệt. Nếu không tỉnh táo, nạn nhân sẽ bị mất tiền một cách oan uổng.
Thượng tá Nguyễn Mạnh Sơn khuyến cáo: Quy chế làm việc của cơ quan Công an là không làm việc qua điện thoại. Nếu muốn làm việc với người dân phải có giấy mời gởi đến địa phương để mời đối tượng lên làm việc. Ngoài ra việc thu giữ tài sản của cá nhân phải có quyết định của cơ quan có thẩm quyền, không có chuyện bắt người dân gởi vào tài khoản ngân hàng của một cá nhân nào. Hiện nay, nhiều vụ lừa đảo qua điện thoại, qua mạng nên người dân hết sức cảnh giác, nếu không sẽ bị mất tiền oan.
Công Bính
Theo Dantri
Đứt cáp quang AAG làm mất 40% dung lượng Internet đi quốc tế VNPT cho biết, ngày 15/9, tuyến cáp quang biển quốc tế đi Hong Kong, Mỹ bị đứt làm mất 40% dung lượng băng thông Internet quốc tế. Vào lúc 23h26 ngày 15/9, trên hệ thống cáp quang biển quốc tế AAG từ Việt Nam, hướng chủ yếu đi Hong Kong, Mỹ, đoạn S1I thuộc vùng biển gần Hong Kong đã xảy ra sự...