vnEdu Enrollment Tuyển sinh thời 4.0
Khâu tuyển sinh thời nay của các trường có thể đơn giản, dễ dàng rất nhiều nhờ những ứng dụng số hóa như vnEdu Enrollment.
Không còn cảnh xếp hàng dài để lấy số hay hồ sơ tuyển sinh bản giấy chất thành chồng, khâu tuyển sinh thời nay của các trường có thể đơn giản, dễ dàng rất nhiều nhờ những ứng dụng số hóa như vnEdu Enrollment – Hệ thống tuyển sinh đầu cấp do Tập đoàn VNPT phát triển và triển khai.
Đáp ứng đa dạng nhu cầu tuyển sinh
vnEdu Enrollment là giải pháp nằm trong hệ sinh thái vnEdu được ứng dụng mô hình điện toán đám mây SaaS tiên tiến nhất hiện nay cùng kiến trúc Microservice: đảm bảo tính đáp ứng nhanh, dễ dàng nâng cấp và mở rộng. Chỉ với vài thao tác click chuột, nhà trường đã có thể dễ dàng tự khởi tạo một site riêng cho quá trình tuyển sinh của mình, mà không cần đầu tư hạ tầng máy chủ, thiết bị mạng hay nhân lực vận hành.
So với các phương thức truyền thống, vnEdu Enrollment đáp ứng được đa dạng nhu cầu tuyển sinh khác nhau của các trường học và phù hợp với từng địa phương trên cả nước như quá trình nộp và tra cứu hồ sơ online, góp phần thay thế hoàn toàn hồ sơ giấy, số hóa quá trình tuyển sinh, giảm thiểu thời gian, công sức phụ huynh đi lại nộp hồ sơ và nhận kết quả.
Đồng thời, tăng tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong công việc của đội ngũ giáo viên, góp phần minh bạch hóa quá trình tuyển sinh của các trường.
Video đang HOT
ảnh minh hoạ: L.A
Được xây dựng và phát triển từ năm 2019 cùng với đội ngũ cố vấn cao cấp ngành giáo dục, tính đến nay đã có 20/63 tỉnh, thành phố chính thức sử dụng dịch vụ tuyển sinh đầu cấp vnEdu Enrollment của VNPT, với khoảng 4.500 cơ sở giáo dục, giúp 360.000 phụ huynh học sinh tiết kiệt chi phí. Cơ sở dữ liệu tuyển sinh đầu cấp của vnEdu Enrollment cũng chính là một trong những tiền đề quan trọng trong việc chuẩn hóa dữ liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu của ngành, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của nền giáo dục Việt Nam.
Thuận lợi trong triển khai
Hệ thống tuyển sinh đầu cấp vnEdu Enrollment là một phần quan trọng trong hệ sinh thái giáo dục vnEdu đươc VNPT được phát triển trong nhiều năm qua với hơn 30.000 trường học tại 63/63 tỉnh, thành phố. Đó là điều kiện thuận lợi để vnEdu Enrollment được các cơ sở giáo dục biết đến và sử dụng, tạo tính đồng bộ, liên kết và kịp thời. Cùng với các giải pháp khác trong hệ sinh thái giáo dục của VNPT sẽ tạo ra sự chuyển đổi số toàn diện trong hoạt động của nhà trường nói riêng và ngành giáo dục nói chung.
Bên cạnh đó, còn thuận lợi cho đơn vị triển khai tích hợp dịch vụ Tuyển sinh đầu cấp lên Cổng dịch vụ công theo yêu cầu Thủ tướng Chính phủ và Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố. Bên cạnh đó, VNPT luôn có nhân sự kỹ thuật hỗ trợ liên tục 24/7 tại 63 Tỉnh/ Thành Phố, xử lý nhanh chóng, kịp thời bất cứ sự cố nào xảy ra trong quá trình sử dụng.
Hiện vnEdu Enrollment vẫn đang tiếp tục được đầu tư, cải tiến theo hướng tối ưu nhất trải nghiệm của người dùng là phụ huynh học sinh, sinh viên và nhà trường, các cấp quản lý sở, ngành…và thường xuyên nâng cấp tính năng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhu cầu đặc thù của Sở/Phòng Giáo dục và Đào tạo.
Với những nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc triển khai, cung cấp dịch vụ, đem lại tiện ích cho khách hàng, mới đây, vnEdu Enrollment đã được vinh danh tại Giải thưởng Công nghệ Thông tin thế giới (IT World Awards 2022) và là một trong số 5 giải Vàng mà Tập đoàn VNPT vinh dự đạt được.
vnEdu Enrollment được đánh giá là dịch vụ còn có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai. Việc triển khai sâu rộng và hiệu quả hệ thống tuyển sinh đầu cấp vnEdu Enrollment không những góp phần tạo sự đột phá trong hoạt động giáo dục, đào tạo mà còn từng bước thu hẹp khoảng cách số, cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu các thủ tục hành chính, giấy tờ,thúc đẩy chuyển đổi ngành số giáo dục tại Việt Nam.
Khuyến cáo các trường đại học không xét tuyển sớm năm 2023
Bộ GD-ĐT cho biết đang xem xét việc khuyến cáo các trường ĐH không xét tuyển sớm và bỏ bớt phương thức không hiệu quả, gây rối cho thí sinh.
Năm 2022, có trường phát hiện hàng nghìn sai sót của thí sinh trong đăng ký nguyện vọng vì nhầm lẫn phương thức xét tuyển
Thông tin thay đổi trong kỳ tuyển sinh ĐH 2023 đang thu hút sự quan tâm của phụ huynh, học sinh đặc biệt với Bộ GD-ĐT sẽ xem xét khuyến cáo các cơ sở đào tạo không tổ chức xét tuyển sớm như năm 2022, mà tất cả các phương thức xét tuyển sẽ được tổ chức cùng thời điểm với đợt xét tuyển căn cứ theo kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Bên cạnh đó, Bộ cho biết sẽ chỉ đạo, hướng dẫn các trường ĐH rà soát để bỏ bớt các phương thức tuyển sinh không phù hợp trong năm tới. Đó cũng là những phương thức không hiệu quả, không đủ cơ sở khoa học, có thể gây nhiễu hệ thống cũng như khó khăn, vướng mắc cho thí sinh.
Năm 2022, Bộ GD-ĐT đã quy định mã của 19 phương thức xét tuyển cơ bản và một mã chung cho các phương thức tuyển sinh khác còn lại. Tuy nhiên, do tính phức tạp của các phương thức tuyển sinh khiến nhiều thí sinh đã nhầm lẫn khi đăng ký nguyện vọng trên hệ thống trực tuyến.
Việc các trường quy định xác nhận nhập học với phương thức xét tuyển sớm với các thí sinh, sau đó thí sinh lại bắt buộc thao tác lần nữa với phương thức này trên hệ thống khiến việc tuyển sinh khá rối khi nhiều thí sinh dù xác nhận với nhà trường nhưng lại không đưa vào hệ thống hoặc không xếp vào nguyện vọng cao nhất.
Cùng với đó, đối với công tác xét tuyển ĐH 2023, Bộ GD-ĐT cho biết sẽ tăng cường các giải pháp, nhằm hỗ trợ tốt hơn cho cơ sở giáo dục và đào tạo, tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh, nâng cấp các chức năng cần thiết của phần mềm hỗ trợ tuyển sinh chung, tăng cường các giải pháp để kiểm tra các thông tin thí sinh nhập lên hệ thống nhằm giảm sai sót.
Hơn 100.000 thí sinh trúng tuyển đại học bỏ nhập học Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, trong 620.477 thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học trên hệ thống chung, 567.018 thí sinh trúng tuyển đợt 1, đạt tỷ lệ 91,4%. Có 463.440 thí sinh đã hoàn thành xác nhận nhập học (đạt tỷ lệ 81,7%) và 103.578 thí sinh không xác nhận nhập học. Theo quy chế tuyển sinh, nếu...