Vitamin và khoáng chất: Từ lầm tưởng đến tác dụng diệu kỳ tới sức khỏe
Cơ thể con người được ví như một cỗ máy, luôn cần năng lượng để vận hành. Vitamin và khoáng chất là những chất xúc tác không thể thiếu cho quá trình tạo ra nguồn năng lượng ấy. Tuy cần thiết là vậy, vẫn còn khá nhiều lầm tưởng liên quan đến các vitamin và khoáng chất.
Trong khảo sát về nhu cầu sử dụng vitamin thực hiện trên 445 người(IPSOS), có đến 31% người tin rằng bữa ăn hàng ngày đã cung cấp đầy đủ nhu cầu về vitamin và khoáng chất.
Thực tế, nếu không biết cách chế biến, có đến 90% lượng vitamin trong rau xanh sẽ bị mất đi. Nhiệt độ cao, ánh sáng mặt trời và ẩm thấp là điều kiện gây nên quá trình oxy hóa, làm tiêu hao vitamin. Rau để càng lâu, lượng vitamin hao hụt càng nhiều.
Các nghiên cứu cho thấy rau rửa sạch để trong tủ lạnh rất dễ hỏng. Nếu để bên ngoài một ngày, lượng vitamin C mất đi 26%. Lượng vitamin hao hụt khi rửa chỉ khoảng 1% nhưng nếu cắt nhỏ, để lâu thì mất đến 14%.
Một số vitamin tan nhiều trong nước. Khi luộc, nấu, nếu cho rau vào ngay từ khi nước lạnh sẽ làm mất đi phần lớn các vi chất này. Cụ thể, khoai tây bỏ vào nước lạnh mất tới 40% vitamin C, còn khi bỏ vào nước đã sôi chỉ mất 10%. Nếu sơ chế rau nhưng không nấu ngay, lượng vitamin cũng sẽ mất đi. Đặc biệt khi thái nhỏ, chỉ một giờ, rau mất đến 35% vitamin.
Rau xào, luộc rồi ăn ngay chỉ hao hụt chừng 15% vitamin, nấu xong để sau một giờ sẽ bị mất 25%, sau 2 giờ lượng vitamin mất từ 34-57%. Khi chế biến sẵn rồi đem lên bếp hâm lại thì vitamin mất đi tới 90%. Nếu luộc rau mà mở nắp thì cũng có đến 32% lượng vitamin bị bốc hơi.
Lầm tưởng tiếp theo, chính là việc chỉ bổ sung vitamin, khoáng chất từ trái cây, rau xanh. Có đến 30% người tham gia khảo sát ủng hộ quan điểm này. Thực tế, cũng từ các con số trên, nếu chỉ sử dụng nguồn thực phẩm tự nhiên nhưng việc chế biến, bảo quản sai cách hoặc rau quả mốc, héo úa sẽ khiến cơ thể bạn không nhận đủ lượng vitamin, khoáng chất cần thiết mỗi ngày.
Thêm vào đó, vitamin và khoáng chất không chỉ đến từ thực vật. Vitamin nhóm B (đặc biệt là vitamin B2, B3 và B12), kẽm, sắt… có nhiều trong hải sản như cá hồi, trứng, nghêu, sò… Vitamin C cũng có trong thịt, gan cá, sữa, trứng…
Vitamin B12 chỉ có trong các thức ăn có nguồn gốc động vật như gan cá, dầu gan cá, trứng, sữa bò, sữa dê…. Nếu chỉ ăn một nhóm thực phẩm, bạn rất dễ gặp tình trạng thiếu dưỡng chất.
Theo thống kê, có 3 nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng thiếu vitamin và khoáng chất. Thứ nhất là việc cung cấp thiếu, đến từ việc chất lượng của thực phẩm không đảm bảo, ăn không đủ nhóm chất.
Thứ hai là do rối loạn hấp thu, bị các bệnh như tiêu chảy kéo dài, nghiện rượu, dạ dày – tá tràng, mệt mỏi, chán ăn… Ở những người cao tuổi, sự giảm chức năng của cơ quan tiêu hoá như giảm tiết dịch mật, dịch tụy, dịch dạ dày kết hợp với tình trạng giảm nhu động ruột, táo bón cũng cản trở việc hấp thu các chất dinh dưỡng.
Thứ ba, có những trường hợp nhu cầu về vitamin và khoáng chất của cơ thể tăng cao, ví dụ như phụ nữ có thai, cho con bú; thiếu niên tuổi dậy thì, sau khi bị bệnh nặng; hoạt động thể lực tăng cao… Trong trường hợp này, lượng vitamin, khoáng chất còn thiếu khó có thể bổ sung, bù đắp bằng chế độ ăn uống thông thường. Lúc đó, cần có biện pháp bổ sung trực tiếp, tức thời.
Cũng từ khảo sát trên, có đến 28% người khẳng định bản thân rất khỏe mạnh và không cần bổ sung thêm vitamin, khoáng chất.
Thực tế, với vai trò là chất xúc tác, vitamin giúp đồng hoá và biến đổi thức ăn, tạo năng lượng cần cho hoạt động sống của các tế bào trong cơ thể. Vitamin còn bảo vệ tế bào khỏi bị tấn công nhờ đặc tính chống lại quá trình oxy hóa và chống nhiễm trùng, khử độc, sửa chữa các cấu trúc bị tổn thương. Tất cả đều cần thiết cho sự phát triển, tăng trưởng bình thường của cơ thể.
Việc thiếu vitamin và khoáng chất rất khó phát hiện nếu không thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu, nên dễ bị nhiều người bỏ qua. Cho đến khi sự thiếu hụt diễn tiến trong thời gian dài, khiến sức khỏe suy giảm nhiều và trở thành bệnh lý.
Video đang HOT
Vitamin được biết đến từ năm 1905, khi các nhà nghiên cứu phát hiện trong sữa có “một số chất không được công nhận với số lượng rất nhỏ, cần thiết cho sự tăng trưởng và nuôi dưỡng bình thường”.
Năm 1912, trong khi nghiên cứu gạo, nhà nghiên cứu Casimir Funk đã tách một yếu tố hữu cơ mà ông miêu tả là amin (giống như axit amin). Bởi vì nó rất quan trọng với cuộc sống, nên ông kết hợp hai từ lại, cho ra thuật ngữ vitamin.
Vitamin và khoáng chất chính là những nhiên liệu để các cơ quan trong cơ thể phát triển, hoạt động bình thường. Chúng có thể tạo nên một sự khác biệt rất lớn về cảm nhận cũng như sức khỏe con người.
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện ở những người ở độ tuổi trung bình từ 48-78 tuổi. Sau 4-10 tuần bổ sung vitamin và chất khoáng, những người tham gia nghiên cứu có sự cải thiện rõ rệt về sức khỏe: giảm được mệt mỏi, tập trung tư tưởng tốt hơn, ăn ngon miệng hơn, dễ ngủ, thời gian ngủ kéo dài hơn…
Theo khuyến nghị dinh dưỡng của Bộ Y tế, người trưởng thành (19-50 tuổi) nên tiêu thụ Maggie 205 mg/ngày; với kẽm ở mức hấp thu trung bình, nam giới 19-50 tuổi cần hấp thu 7 mg/ngày; ở nữ giới là 4,9 mg/ngày.
Nhu cầu vitamin C ở nam, nữ 19-50 tuổi là 70 mg/ngày. Trong nhóm vitamin B, mỗi ngày nam, nữ độ tuổi 19-50 chỉ nên tiêu thụ 1,2 mg B1; 1,3 mg B2 (nam), 1,1 mg (nữ); 2,4 mg B12; 1,3 mg B6…
Có đến hơn 90 loại vitamin và khoáng chất, mỗi loại có những vai trò khác nhau trong cơ thể. Để phát hiện kịp thời việc thiếu hụt dinh dưỡng vi lượng, bạn có thể dựa vào các dấu hiệu nhỏ trên gương mặt, sức khỏe.
Ví dụ, khi thiếu khoáng chất, cơ thể dễ mắc cảm cúm, nhiễm khuẩn; tăng huyết áp; trầm cảm, lo âu; không tăng trưởng hoặc xương yếu; đau nhức bắp thịt, khớp xương; rối loạn tiêu hóa như ợ chua, táo bón, buồn nôn…
Nếu bị nứt khóe miệng, có thể bạn đang thiếu vitamin nhóm B (đặc biệt là vitamin B2, B3 và B12), kẽm hoặc sắt. Da mẩn đỏ và rụng tóc là tín hiệu của việc thiếu kẽm, vitamin B7, A, D, E và K. Chuột rút và đau ở cẳng chân, bàn chân có thể cảnh báo bạn bị thiếu kali, canxi, magie và vitamin nhóm B. Cảm giác nóng rát, ngứa và tê bì ở đầu chi nhắc nhở rằng thực đơn hàng ngày thiếu đi vitamin nhóm B (B6, B9, B12).
Cụ thể hơn, dấu hiệu cho thấy việc thiếu vitamin B1 là mất ngủ, mệt mỏi, yếu cơ, trầm cảm có thể đi kèm với dễ bị kích động, sụt cân, các vấn đề về tim mạch và tiêu hóa.
Thiếu B2, mắt dễ bị kích ứng, da dầu, có lỗ rò trong khoang miệng, mẩn đỏ và bị viêm. Bạn dễ đau đầu, thiếu năng lượng, hơi thở hôi, lo âu, viêm loét, các vấn đề về đường ruột và giảm cảm giác thèm ăn khi không có đủ vitamin B3.
Thiếu B5 gây nóng rát cẳng chân, bàn chân, chuột rút, mệt mỏi, nhịp tim bất thường, nôn mửa, mất ngủ. Ăn không đủ B6 khiến mất ngủ, gặp các vấn đề về da, chuột rút, cơ thể giữ nước.
Da nhợt nhạt, mệt mỏi thường xuyên và khả năng ghi nhớ giảm, tiêu chảy, trầm cảm, mất cảm giác ngon miệng, viêm bên trong miệng có thể là lúc bạn cần ăn nhiều vitamin B12.
Cơ thể thiếu vitamin C dễ bị vết thương hở hoặc gãy xương lâu lành, chảy máu mũi, lợi, đau cùng việc phì đại các khớp, khó tiêu, thiếu máu, dễ bị bầm tím.
Ngoài các dấu hiệu về việc thiếu vitamin và khoáng chất, trong một số trường hợp nhu cầu tăng cao, cơ thể cần được bổ sung kịp thời các vi chất này. Đơn cử như cần bổ sung vitamin B1 khi phòng và điều trị bệnh tê phù (Beriberi), tiêu hóa kém, viêm nhiều dây thần kinh, nhiễm độc thai nghén, đầy bụng, chán ăn. Phối hợp với vitamin C để chữa đục thủy tinh thể, co rút cơ, rối loạn tuổi già.
Vitamin C cần bổ sung khi bị chứng bệnh Scorbut và các chứng chảy máu do thiếu vitamin C, giảm sức đề kháng, cơ thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, dị ứng. Vitamin B12 cần bổ sung khi thiếu máu do phẫu thuật, thiếu máu ác tính, thiếu máu do giun tóc, giun móc và các chứng viêm dây thần kinh.
Thông thường, ít có trường hợp thiếu đơn độc một loại vitamin hoặc khoáng chất. Lúc cơ thể vận động cường độ cao, hoạt động thể lực nặng cũng tương tự như vậy. Khi đó việc bổ sung vitamin dưới dạng hỗn hợp sẽ có hiệu quả hơn dùng các loại riêng biệt.
TN – Giang Sơn Hà
Đồ họa: Như Ý
Theo Zing
Bí quyết ăn chay nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng
Ăn chay đúng cách có thể phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý mạn tính như béo phì, cao huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, táo bón, loãng xương.
Cách ăn chay đúng cách đảm bảo dinh dưỡng
Ngũ cốc: 50% rau và trái cây: 33% các loại thực phẩm khác: 17% ăn chay giảm cân.
Có một thực tế là chúng ta hoàn toàn có thể khỏe mạnh mà không cần phải ăn thịt. Nhưng một chế độ ăn kiêng thịt chưa chắc đã mang lại cho chúng ta một thân hình mảnh mai và cơ thể khỏe mạnh. Để có thể thành công trong việc giảm cân, cần phải tuân thủ những điều sau.
- Không ăn vặt. Các thức ăn vặt như bánh ngọt, khoai tây chiên có thể khiến tăng cân vì chúng thường có hàm lượng chất béo cao.
- Không sử dụng quá nhiều chất béo khi chiên, xào đồ ăn.
- Hãy có nhiều món ăn cho mỗi bữa, bởi vì không có loại thực phẩm thực vật nào giàu protein và dưỡng chất như thịt. Nếu không ăn thịt, hãy kết hợp các loại rau củ khác nhau trong một bữa ăn để cơ thể được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Các chất dinh dưỡng có trong thịt mà ít có trong các loại thực phẩm khác bao gồm: sắt, canxi, vitamin D, vitamin B12, kẽm và protein.
- Bổ sung vitamin và các khoáng chất. Một chế độ ăn chay khỏe mạnh phải cung cấp đầy đủ các dưỡng chất mà cơ thể đòi hỏi. Nếu vì một lý do nào đấy mà chế độ ăn không cung cấp đủ chất dinh dưỡng, hoặc cảm thấy mệt mỏi, có thể hỏi ý kiến tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng để dùng thêm một số vitamin hỗn hợp. Nhưng tuyệt đối không dùng chúng thay thế cho các bữa ăn.
Một số thực phẩm ăn chay tốt cho sức khỏe
Các loại hạt
Đây là một trong những nguồn protein thực vật ngon nhất cho người ăn chay, có thể được thêm vào dưới dạng thức ăn nhẹ giữa các bữa ăn. Cứ 1 ounce (tương đương 28gram) hạt hạnh nhân cung cấp khoảng 6 gram protein, trong khi 1 ounce hạt điều có 4 gram protein thực phẩm. Những quả hạch thân thiện với tim cũng là một nguồn cung cấp vitamin E, chất xơ và chất béo tốt. Tuy nhiên, việc tiêu thụ các loại hạt không muối sẽ luôn là một lựa chọn lành mạnh và tốt hơn.
Ngũ cốc
Các loại ngũ cốc nguyên hạt rất giàu dinh dưỡng và thường cung cấp vitamin B12 - một loại vitamin ít xuất hiện trong các loại thực phẩm khác. Thậm chí một số loại ngũ cốc còn có thể cung cấp 100% nhu cầu về vitamin B12 trong ngày chỉ trong một bữa ăn.
Ngoài ra các loại ngũ cốc cũng cung cấp sắt, canxi và nhiều chất dinh dưỡng có lợi khác như các vitamin khác thuộc nhóm B, kẽm và chát xơ không hòa tan giúp làm giảm nguy cơ bị ung thư ruột già và các bệnh về rối loạn tiêu hóa khác.
Các sản phẩm từ sữa
Các sản phẩm từ sữa như sữa, sữa chua, pho mát... là thành phần thiết yếu trong thực đơn ăn uống lành mạnh và đủ chất hàng ngày của người ăn chay. Uống sữa thường xuyên giúp tích lũy đủ vitamin B12 cho cơ thể. Ăn 2 hũ sữa chua mỗi ngày cung cấp cho cơ thể 1,3 g vitamin B12. Ngoài ra sữa chua được làm từ sữa tiệt trùng lên men có lợi cho đường ruột, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Cải bó xôi
Với 5 gam protein mỗi cốc, thức ăn siêu béo này cung cấp gần như một lượng protein tương đương với trứng đã được luộc kỹ. Rau bina cũng giúp giữ được các vitamin và sự hấp thu canxi tốt cho cơ thể.
Các loại rau củ hỗn hợp
Các loại rau củ hỗn hợp khác như cà rốt, cải bắp, súp lơ... và các loại rau lá xanh khác chứa một nguồn protein tuyệt vời và cả các loại chất xơ. Người ăn chay ăn rau củ hỗn hợp mỗi ngày một sẽ không lo bị thiếu chất.
Trứng gà
Tiêu thụ trứng thường xuyên khá tốt cho tim mạch. Nó chứa chất béo bão hòa và các loại vitamin hữu ích cho người ăn chay.
Đậu phụ
Đậu phụ còn được gọi là "Bean curd" (vì nó được làm từ đậu nành) cung cấp gần 15 đến 20 gram protein mỗi nửa chén. Đậu phụ giàu axit béo không bão hòa đa, bao gồm chất béo omega-3, là loại thực phẩm có lợi cho tim và nên có trong thực đơn hàng ngày của người ăn chay.
Trúc Chi t/h
Theo phununews
Nhiều lợi ích của cần tây khiến bạn bất ngờ Cần tây đã được sử dụng vì các tính chất dược liệu của nó từ thế kỷ thứ 9 ở một số nơi trên thế giới. Cần tây giúp phòng chống ung thư - SHUTTERSTOCK Cần tây chắc chắn là một loại thực phẩm giảm cân tuyệt vời, và nó còn có rất nhiều lợi ích và công dụng gần như vô tận...