Virus SARS-CoV-2 có lây truyền từ mẹ sang con?
Việc công bố kết luận chính thức SARS-CoV-2 có lây truyền từ mẹ sang con hay không vẫn là thách thức.
Theo TS Nguyễn Thị Sim, Phụ trách Trung tâm Can thiệp Bào thai, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cho biết COVID-19 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố là đại dịch từ năm 2020. Vũ Hán (Trung Quốc) là nơi có lượng công dân mắc COVID-19 nhiều nhất ở thời điểm đó.
Thời điểm đó tại Vũ Hán, với hơn 10.000 thai phụ, trong đó 65 trường hợp bà bầu dương tính với SARS-CoV-2. Khi kiểm tra máu cuống rốn, nước ối, nhau thai, mẫu dịch họng của các trẻ sơ sinh, hầu hết kết quả đều âm tính với SARS-CoV-2. Giai đoạn đó, được công bố là virus SARS-CoV-2 không lây từ mẹ sang con.
Tuy nhiên, mới đây khi tổng hợp từ 38 nghiên cứu trên toàn thế giới, các nhà nghiên cứu cho rằng, dường như SARS-CoV-2 có khả năng lây từ mẹ sang con nhưng với tỷ lệ rất thấp.
“Thông qua việc lấy mẫu xét nghiệm từ mũi họng, tỷ lệ trẻ sơ sinh dương tính với SARS-CoV-2 là 2,9%. Trong khi đó, kết quả phân tích từ nhau thai được lấy sau khi thai phụ sinh cho thấy 7,7% mẫu dương tính với SARS-CoV-2. Đối với máu cuống rốn, tỷ lệ này là 2,9%. Có những trường hợp bị dương tính nhưng tỷ lệ rất thấp. Hàng rào gai nhau là hàng rào bảo vệ tốt cho em bé”- TS Sim phân tích.
Video đang HOT
Cũng theo chuyên gia này, việc công bố kết luận chính thức SARS-CoV-2 có lây truyền từ mẹ sang con hay không vẫn là thách thức. Các nhà nghiên cứu trên thế giới vẫn cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này.
Làm gì để hạn chế?
Tiến sĩ Nguyễn Thị Sim cho biết, trên thực tế, nhiều thai phụ tới khi chuyển dạ mới biết mình mắc COVID-19. Do đó, việc phòng tránh lây nhiễm SARS-CoV-2 cho trẻ sơ sinh trong cơ sở y tế được các y bác sĩ đảm nhiệm.
Một số nghiên cứu phát hiện ra rằng ở một số bà mẹ mắc COVID-19, khi thử bằng các mẫu sữa, một số trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Tuy nhiên, trong số những trường hợp này, không phải trẻ sơ sinh nào cũng mắc COVID-19.
“Theo báo cáo của WHO, trong 46 bà mẹ mắc COVID-19, chỉ 3 mẫu sữa từ 3 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Nhưng trong 3 trẻ sơ sinh là con của những người này, chỉ một trường hợp nhiễm SARS-CoV-2. Các chuyên gia trên thế giới cũng chưa kết luận được trường hợp này nhiễm SARS-CoV-2 do mẫu sữa hay do bà mẹ trực tiếp chăm sóc, tiếp xúc gây nhiễm bệnh”- TS Sim cho biết.
Vì vậy, BS Sim khuyến cáo, nếu các bà mẹ thực sự đủ sức khỏe và nồng độ virus thấp thì có thể tiếp xúc để chăm sóc con. Còn trường hợp sức khỏe yếu, triệu chứng toàn thân vẫn biểu hiện cấp tính, nồng độ virus còn cao, khả năng lây SARS-CoV-2 cho con sẽ khá lớn. Vì vậy, chúng ta cần tạm thời nhờ người nhà chăm sóc em bé vì hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn yếu.
Theo Sciencedaily, kết quả nghiên cứu công bố trên Tạp chí Y khoa Anh cho thấy, chưa đến 2% trẻ sinh ra từ những bà mẹ nhiễm virus SARS CoV-2 cũng có kết quả dương tính với virus. Tuy nhiên tỷ lệ này cao hơn nếu người mẹ mắc COVID-19 nặng hay được chẩn đoán mắc bệnh sau khi sinh con. Các chuyên gia cũng phát hiện ra rằng sinh con qua đường âm đạo và cho con bú không làm tăng khả năng trẻ có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 khi mẹ của chúng bị nhiễm bệnh.
Nhóm nghiên cứu quốc tế do Trung tâm hợp tác vì sức khỏe phụ nữ toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Đại học Birmingham (Anh) dẫn dầu đã công bố kết quả sau khi kiểm tra dữ liệu của hơn 14.000 trẻ sinh ra từ những bà mẹ mắc COVID-19 từ khắp nơi trên thế giới. Theo trưởng nhóm nghiên cứu Shakila Thangaratinam, chuyên gia về sức khỏe bà mẹ và chu sinh tại Đại học Birmingham, đây là nghiên cứu toàn diện đầu tiên về nguy cơ lây nhiễm virus SARS- CoV-2 từ mẹ sang con khi còn trong bụng mẹ, trong và sau khi sinh.
Các tác giả cũng khuyến cáo rằng, việc tiêm phòng vaccine trong thai kỳ cần được khuyến khích hơn nữa để ngăn ngừa nhiễm trùng và bệnh nặng cho bà mẹ.
TS.BS Nguyễn Thị Sim cũng khuyến cáo, việc tiêm phòng vaccine COVID-19 ở sản phụ là cần thiết, nhằm nâng cao miễn dịch của cơ thể, người bệnh sẽ ít chuyển nặng hơn, nhất là đối với người có nguy cơ cao, trong đó có phụ nữ mang thai.
Hiệp hội Y học Bà mẹ-Thai nhi trên thế giới đã liên tục lên tiếng rằng vaccine phòng COVID-19 nên được sử dụng cho những người chuẩn bị mang thai, đang mang thai và cho con bú.
“Một số nghiên cứu trên thế giới chứng minh rằng tiêm vaccine phòng COVID-19 có thể bảo vệ sản phụ khỏi bị ốm nặng do COVID-19 và giữ cho sản phụ khỏe mạnh nhất có thể trong khi mang thai là điều quan trọng đối với sức khỏe của thai nhi. Hơn nữa tiêm phòng vaccine COVID-19 trong thời kỳ mang thai tạo ra các kháng thể có thể bảo vệ em bé. Vì vậy, các sản phụ nên tiêm vaccine phòng COVID-19 để bảo đảm sức khỏe cho chính bản thân mình và bảo vệ thai nhi tốt nhất”- TS Nguyễn Thị Sim cho biết.
Giới khoa học đánh giá mức độ an toàn của nội tạng người từng mắc COVID-19
Các nhà khoa học Mỹ và Italy nhận định nội tạng do người từng mắc hoặc đang mắc COVID-19 hiến "nhiều khả năng là an toàn".
Một ca phẫu thuật ghép nội tạng tại Mỹ. Ảnh: AP
Hãng thông tấn Reuters (Anh) ngày 24/3 cho biết các nhà khoa học Mỹ và Italy sẽ công bố thông tin này tại Hội nghị vi sinh lâm sàng và các bệnh nhiễm trùng châu Âu (ECCMID) tổ chức vào tháng 4 ở Bồ Đào Nha.
Các bằng chứng cho thấy nội tạng được hiến tặng từ người từng mắc COVID-19 là an toàn và có thể cân nhắc cả nội tạng từ người hiến đang mắc COVID-19 nếu họ không có triệu chứng hoặc qua đời vì nguyên nhân không liên quan đến COVID-19.
Tiến sĩ Cameron Wolfe và Emily Eichenberger tại Trung tâm Y tế Đại học Duke ở North Carolina (Mỹ) dự kiến đưa ra lời khuyên rằng phổi hoặc ruột được ghép chỉ nên sử dụng khi người hiến tạng dương tính với virus SARS-CoV-2 trước đó 20 ngày. Trong khi đó, các cơ quan nội tạng khác có khả năng được cấy ghép an toàn nếu người hiến không tử vong vì COVID-19 hoặc mắc chứng máu đông nghiêm trọng.
Từ tháng 9/2021, Trung tâm Y tế Đại học Duke đã tiến hành đánh giá nội tạng được hiến từ người từng mắc COVID-19. Kết quả cho thấy khoảng thời gian 46 ngày sau khi phẫu thuật, những người được ghép nội tạng không hề mắc COVID-19 từ quá trình này và các nhân viên y tế điều trị họ cũng không mắc COVID-19.
Giáo sư Paolo Grossi của Đại học Insubria (Italy) và các đồng nghiệp đã tiến hành ghép tim, thận và gan từ người hiến tạng dương tính với virus SARS-CoV-2. Ông Grossi nhận định: "Vào năm 2022, cộng đồng ghép tạng sẽ hiểu biết hơn về việc sử dụng nội tạng từ người hiến từng mắc hoặc đang mắc COVID-19". Vị giáo sư này cũng cẩn trọng cho rằng mặc dù các dữ liệu được công bố mang tính khuyến khích nhưng mức độ an toàn từ những người hiến tạng qua đời do mắc COVID-19 hoặc đã từng mắc COVID-19 vẫn chưa được chứng minh bởi quy mô nhỏ của nghiên cứu đã công bố.
Giáo sư Grossi kết luận: "Chúng tôi tin rằng nội tạng từ người hiến từng mắc hoặc đang mắc COVID-19 có thể an toàn đối với người nhận có miễn dịch với virus SARS-CoV-2 từ tiêm vaccine hoặc từng mắc dịch bệnh này".
Xét nghiệm nước bọt phát hiện SARS-CoV-2 nhanh hơn lấy dịch mũi họng Một nghiên cứu được công bố ngày 21/3 trên tạp chí Microbiology Spectrum của Tổ chức Vi sinh vật học của Mỹ cho thấy xét nghiệm gene qua nước bọt phát hiện virus SARS-CoV-2 nhanh hơn xét nghiệm dịch mũi họng. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Đồng tác giả nghiên...