Hà Nội: Nhiều sản phụ F0 chưa tiêm vaccine chuyển nặng
Nhiều trường hợp sản phụ tại Hà Nội chưa tiêm vaccine Covid-19 đã chuyển biến nặng sau khi nhập viện, phải kết thúc thai kì sớm.
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cơ sở Cảm Hội hiện là đơn vị thu dung, điều trị các sản phụ F0 trên địa bàn Thủ đô. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đang điều trị cho hơn 100 sản phụ F0. Trước tình hình dịch bệnh đang có diễn biến phức tạp và lây lan nhanh trong cộng đồng, số lượng thai phụ mắc Covid-19 nhập viện ngày càng tăng cao, ngày 16/1, cơ sở này đã tăng số lượng giường lên 140 để đáp ứng kịp thời chăm sóc và điều trị các bệnh nhân F0.
Chị P.T.T.H., sinh năm 1984, địa chỉ tại Hoàng Mai mắc Covid-19 khi đang mang thai, trước đó chưa được tiêm vaccine Covid-19. Do có tình trạng suy hô hấp tiến triển, các bác sĩ Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội chỉ định kết thúc thai kì ở tuần 30. Tuy nhiên, vài ngày sau ca mổ, tình trạng suy hô hấp của bệnh nhân vẫn diễn tiến nặng lên. Kết quả chụp X-quang cho thấy phần phổi trái của bệnh nhân này trắng xóa. Bệnh nhân nhanh chóng được chuyển sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Một sản phụ bị tổn thương phổi nặng (Ảnh: Mạnh Quân).
Theo TS.BS Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, tỷ lệ sản phụ F0 không tiêm vaccine Covid-19 mà cơ sở này tiếp nhận chiếm đến 70%. Đáng chú ý, phần lớn các sản phụ chuyển nặng phải kết thúc thai kì sớm là trường hợp chưa tiêm vaccine Covid-19 hoặc tiêm chưa đủ liều.
“Có thể một phần nguyên nhân là do tâm lý còn hoang mang và chưa nhận thức đúng đắn về vaccine của các sản phụ và cả gia đình, nên số lượng sản phụ chưa tiếp cận vaccine Covid-19 tương đối nhiều”, BS Hà phân tích.
Video đang HOT
Đáng chú ý, trong những ngày qua, đơn vị đã tiếp nhận và điều trị một số thai phụ mắc Covid-19 chuyển nặng do tự theo dõi sức khỏe tại nhà sau khi test nhanh dương tính với SARS-CoV-2. Một trường hợp là sản phụ con lần 2, thai 30 tuần 6 ngày, chưa tiêm vaccine Covid-19. Ngày 14/1, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng ho, sốt, tự test nhanh Covid-19 và tự theo dõi tại nhà. Ngày 20/1, bệnh nhân được chuyển vào khu điều trị thai phụ F0 tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cơ sở 2, lúc 21h30 trong tình trạng khó thở, tần số thở 37 lần/phút, SpO2 88%, nhịp tim nhanh 137 lần/phút, huyết áp 110/60mmHg, sốt 39,2 độ, tim thai dao động 160-170 lần/phút. Sản phụ được tiến hành cấp cứu thở oxy mặt nạ túi không hiệu quả, chuyển thở máy HFNC, xét nghiệm cho thấy dấu hiệu tăng viêm, bão cytokine. Bệnh nhân được chẩn đoán suy hô hấp cấp thể nặng, sau khi hội chẩn các bác sĩ đi đến quyết định chấm dứt thai kỳ, mổ cấp cứu lấy ra một bé trai 1,6kg. Sau mổ, sản phụ và trẻ sơ sinh tiếp tục được hồi sức, điều trị tích cực theo phác đồ.
Những trường hợp như sản phụ trên đều tự test nhanh cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2, tuy nhiên không nhập viện mà tự theo dõi tại nhà, không hay biết bệnh đang chuyển biến xấu và chỉ nhập viện khi tình trạng đã nặng lên.
Tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nơi điều trị cho các F0 nặng nhất, đa phần các bệnh nhân trẻ tuổi là các sản phụ chưa tiêm vaccine Covid-19.
Theo bác sĩ Phạm Văn Phúc, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, đa phần các trường hợp sản phụ mắc Covid-19 mà khoa Hồi sức tích cực tiếp nhận, tiến triển nặng từ khoảng ngày thứ 7. Đặc biệt, các bệnh nhân diễn biến nặng nhanh.
Theo Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, so với người bình thường, hệ thống miễn dịch của phụ nữ mang thai dễ bị tổn thương hơn nếu nhiễm phải virus đường hô hấp. Phụ nữ mang thai mắc Covid-19 dễ chuyển biến nặng hơn so với phụ nữ không mang thai, tăng nguy cơ cao phải thở máy, dùng kháng sinh liều cao, thai nhi có nguy cơ bị sinh non, nguy cơ lây nhiễm,… thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng.
Theo ThS.BS Vũ Văn Vinh, Trưởng phòng quản lý chất lượng, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, với các sản phụ có dấu hiệu chuyển nặng, nếu không kết thúc thai kì sớm thì bệnh sẽ diễn biến rất nhanh và thường dẫn tới tình trạng nặng và nguy kịch. Điều này đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của cả mẹ và con.
Trước thực tế này, các bác sĩ khuyến cáo các sản phụ (đáp ứng đủ điều kiện tiêm vaccine) cần tiếp cận tiêm vaccine sớm nhất có thể, theo khuyến cáo của nhân viên y tế.
Con gái sụt sùi thương bố mẹ đẻ trong đêm cuối cùng ở cữ nhà ngoại
Năm 2017, câu chuyện của chị Y.H. sống tại Hà Nội kể về tâm trạng đêm cuối cùng ở nhà bố mẹ ruột kết thúc tháng ngày ở cữ nhà ngoại đã nhận được sự quan tâm của đông đảo cộng đồng mạng.
Mặc dù sự việc đã qua lâu, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại câu chuyện vẫn được các mẹ bỉm nhắc đến, chia sẻ lại như một tâm trạng chung mà bất kỳ người mẹ trẻ nào cũng trải qua trong đời.
Chị Y.H. chia sẻ vào thời điểm còn ở cùng với bố mẹ. (Ảnh: Chụp màn hình)
Ở một số địa phương, khi mới sinh con được tròn tháng, sản phụ cùng em bé sẽ về sống tại nhà ngoại, ở cữ một thời gian để tiện bề chăm sóc. Có thể nói, đây là khoảng thời gian được rất nhiều người mong chờ vì có dịp ở nhà với bố mẹ ruột lâu sau thời gian lấy chồng xa, phần vì người vừa sinh sức khoẻ yếu, tinh thần mong manh rất cần những người thực sự hiểu, quan tâm mình chăm sóc.
Ông bà đưa cháu đi tiêm phòng. (Ảnh: Lamchame)
Với tâm lý đó, chị Y.H. cũng ở cữ nhà ngoại được một thời gian và không khỏi xúc động trước ngày về lại nhà chồng, xa rời bố mẹ ruột. Người mẹ trẻ tâm sự: " Còn đêm nay nữa thôi là mai mẹ con Gà phải khăn gói tạm biệt ông bà ngoại để về bên nội rồi. Sẽ chẳng còn ai bế con cho để kích sữa nữa, đêm cũng không còn cảnh ông bà thay nhau ru cháu để mẹ nó nằm cho khỏi đau lưng vì đẻ xong người yếu lắm, như con cua lột.
Chẳng được ăn những món ăn ngon mà mẹ nó thích bà ngoại nấu nữa. Sữa mới kích được từ 30ml lên 120ml thôi, công trình xây dở biết làm sao đây. Hôm qua ông ngoại Gà vừa bế Gà vừa nói chuyện: 'Còn mai nữa thôi là tạm biệt rồi, ông nhớ con lắm nhưng mẹ con phải tự lập thôi'. Đang ngồi hút sữa nghe ông nói thế mà oà khóc. "
Bố mẹ cô đã hết lòng chăm sóc cháu trong thời gian con gái ở cữ. (Ảnh: Lamchame)
Theo lời chia sẻ của chị, mặc dù con gái đã lớn, có gia đình riêng nhưng trong mắt bố mẹ lúc nào cũng vẫn là đứa con nít. 4 năm sau khi kết hôn, hai vợ chồng mới có được con đầu lòng nên khi về ông bà cũng rất lo lắng, liên tục dặn dò con gái. Thời gian ở cữ, bất kỳ việc gì bố mẹ cũng giúp đỡ con và cháu, từ chuyện cháu tắm rửa thường ngày đến những buổi cháu đi tiêm phòng.
Chị nhớ ngày bố mẹ đón con gái về ở cữ vẫn còn rất hào hứng, hôm nào cũng gọi điện nhắc đã dọn phòng cho hai mẹ con. Thế nhưng giờ cả hai đi, căn phòng rộn tiếng cười ngày nào cũng đã không còn. Bố mẹ chị không có con trai, vì vậy sau khi con gái rời đi, ông bà lại tiếp tục lủi thủi ở nhà với cụ.
" Giờ nằm ôm con ngủ mà cứ khóc thôi, bao nhiêu tình cảm giữ trong lòng nhưng chưa bao giờ nói với bố mẹ. Bên bố mẹ con lúc nào cũng là trẻ con thôi. Kiếp sau mong cho ông bà được làm ông bà nội ", chị Y.H. xúc động.
Có lúc bà ngoại còn ngủ khi đang chăm cháu. (Ảnh: Lamchame)
Được biết, hiện tại con gái của chị Y.H. đã được 4 tuổi. Chị và ông xã cũng đã có thêm cậu con trai hơn 1 tuổi. Mặc dù chuyện qua lâu, song với những mẹ bỉm khác, nỗi niềm ấy không chỉ riêng chị Y.H. cảm nhận mà còn là cảm xúc chung của nhiều chị em phái nữ.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về câu chuyện này? Hãy bày tỏ quan điểm, cảm xúc của mình dưới phần bình luận nhé!
Hãy theo dõi và cùng cập nhật những tin tức hấp dẫn mỗi ngày trên YAN nhé!
Hà Nội: Sản phụ đông đặc phổi vì Covid-19 hồi phục sau 23 ngày thở máy Sau 28 ngày điều trị tích cực ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, sản phụ mang thai 29 tuần mắc Covid-19 nặng đã khỏe mạnh và được xuất viện. Trường hợp này là bệnh nhân H.T.D., 26 tuổi, ở Hà Nội. Trước khi nhập viện, bệnh nhân có tiền sử khỏe mạnh và mang thai 29 tuần tuổi. Sau khi mắc...