Virus corona: Găng tay dùng một lần có thực sự an toàn?
Găng tay dùng 1 lần (hay còn gọi là găng tay y tế) không thực sự bảo vệ được bạn khỏi virus corona mới. Thực tế, loại găng này còn có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh do một vài lý do.
Ở cửa hàng, siêu thị, trong cuộc sống hàng ngày, mọi người càng ngày không chỉ đeo khẩu trang đầy đủ hơn mà còn dùng găng tay sử dụng 1 lần để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ nhiễm virus corona mới. Các loại găng tay này đã được bán ở các hiệu thuốc từ nhiều tuần này.
Sử dụng găng tay dùng 1 lần có vẻ đương nhiên là một cách phòng bệnh, vì việc lây nhiễm virus corona có thể xảy ra không chỉ qua giọt dịch cơ thể bắn ra khi một người mang virus này ho, hắt hơi, mà còn do tiếp xúc với các bề mặt nhiễm virus. Khi bạn sờ mó vào những bề mặt này, virus sẽ bám vào tay bạn và nếu bạn đưa tay lên mắt, mũi hoặc miệng thì virus có thể xâm nhập vào cơ thể bạn.
Vật liệu có lỗ nhỏ li ti
Mặc dù găng tay sử dụng 1 lần được bác sĩ dùng trong phẫu thuật hoặc các nhân viên trợ y dùng khi làm việc nhưng loại găng này chỉ bảo vệ được người dùng khỏi nhiễm bẩn thô như là máu hoặc các dịch cơ thể khác và chỉ ngăn được vi trùng, virus trong một thời gian rất ngắn.
Đó là vì loại găng này được làm bằng vật liệu có những lỗ nhỏ li ti, và bạn càng đeo lâu thì mầm bệnh càng dễ thấm qua lớp vật liệu này. Đây là một trong những lý do vì sao nhân viên y tế phải rửa tay rất cẩn thận và khử trùng tay sau khi dùng loại găng này. Găng tay sử dụng 1 lần không thể thay thế các quy trình vệ sinh này được.
Bảo vệ “giả”
Găng tay dùng 1 lần được làm từ vinyl (một dạng nhựa), latex (cao su tự nhiên) hoặc nitrile (cao su tổng hợp) và mang lại cảm giác sạch sẽ, nhưng thật ra không phải như vậy. Nhiều người rất chú ý không đưa tay lên mặt khi đeo găng tay này khi đi mua hàng, tuy vậy đôi khi họ vẫn có thể tình cờ đưa tay lên mặt mà không nhận ra.
Vậy điều cần hết sức chú ý là ngay cả khi bạn cầm vào điện thoại di động hoặc thò tay vào túi áo, túi quần trong khi vẫn đeo găng dùng 1 lần thì bạn vẫn làm lây lan mầm bệnh sang điện thoại và túi áo túi quần mà không biết. Và dù virus dính trực tiếp trên tay bạn hay trên lớp găng mà bạn đeo thì chúng vẫn có thể xâm nhập vào cơ thể bạn như nhau.
Video đang HOT
Nguy cơ mất vệ sinh trên quy mô rộng
Vì những lý do trên, các bác sĩ cảnh báo khẩn không chỉ về cảm giác an toàn giả tạo này mà còn chỉ ra rằng găng tay dùng 1 lần thậm chí có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Đó là vì sau khi đeo găng, da bắt đầu đổ mồ hôi. Độ ấm và độ ẩm của tay là môi trường lý tưởng cho tất cả các loại vi trùng và virus.
Hãy ngừng sử dụng găng tay y tế ở nơi công cộng vì việc này chỉ làm tăng nguy cơ mất vệ sinh trên quy mô rộng – bác sĩ người Đức Marc Hanefeld kêu gọi. Ông nói rằng dưới lớp găng, vi trùng vô cùng sung sướng tăng theo cấp số nhân trong môi trường ẩm và ấm. Và sau khi cởi găng ra mà không khử trùng tay thì tay bạn chẳng khác gì vừa nhúng vào nước cống.
Bác sĩ nội khoa Jens Mathews cũng có cùng quan điểm như vậy. Ông mô tả găng tay dùng 1 lần giống như kẻ tiếp tay cho virus corona. Những chiếc găng này không những không có tác dụng bảo vệ mà còn cản trở việc bảo vệ người dùng khỏi virus. Trong một thời gian rất ngắn, dưới lớp găng, vi trùng sinh sôi nảy nở lên vô vàn, hơn nhiều so với trên bàn tay không đi găng nhưng được rửa sạch.
Nhiều năm qua, giáo sư, bác sỹ Ojan Assadian, chuyên gia về vệ sinh và bệnh truyền nhiễm đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội Vệ sinh Bệnh viện Áo (GKH) cũng đã cảnh báo về việc sử dụng sai các găng tay dùng 1 lần. Ông nói rằng “tôi không đề xuất sử dụng găng tay dùng 1 lần kể cả trong cuộc sống hàng ngày với những người không được đào tạo về y khoa. Sử dụng găng tay này đòi hỏi một người phải có kiến thức và kinh nghiệm thực hành nhất định để biết cởi găng đúng cách để không làm cho bất cứ vi sinh vật nào trên găng bám lại, và người đi găng không chùi, quệt găng lên bàn tay, cổ tay hoặc ống tay áo khoác ngoài khi cởi găng ra”.
Vứt bỏ găng đúng cách
Như vậy, những ai muốn tự bảo vệ mình và những người xung quanh khỏi bị nhiễm virus corona cần thực hiện các biện pháp vệ sinh phổ biến và tránh sử dụng găng tay dùng 1 lần. Vì thế, hãy rửa tay thật sạch với xà phòng, giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác, ở nhà khi không có việc cần phải ra đường.
Nếu có ai vẫn muốn dùng găng tay sử dụng 1 lần thì cần vứt bỏ găng đúng cách sau khi sử dụng, không được vứt bỏ một cách bừa bãi – mà việc này thật đáng buồn là hiện nay lại rất phổ biến.
Vứt bỏ găng một cách thiếu suy nghĩ sau khi sử dụng hoặc cố tình bỏ chúng lại trong những xe mua hàng là vô trách nhiệm và quay lưng lại với xã hội. Viện Robert Koch, cơ quan phòng ngừa và kiểm soát bệnh dịch của Đức, khuyến cáo rằng loại găng này phải được vứt bỏ giống như cách chúng ta vứt bỏ khẩu trang, tức là bỏ vào một chiếc túi kín, rồi mới bỏ túi này vào thùng rác không tái chế.
Phạm Hường
Sau quyết định ngừng cấp ngân sách, ông Trump lại chỉ trích gay gắt WHO
Tổng thống Mỹ Donald Trump dành phần lớn thời lượng trong cuộc họp báo ngày 15.4 để tiếp tục chỉ trích kịch liệt Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Theo Business Insider, hôm 14.4, ông Trump nói rằng mình đang chỉ đạo chính quyền ngừng cấp ngân sách cho WHO. Năm 2019, Mỹ đã chi khoảng 400-500 triệu USD và là quốc gia đóng góp nhiều nhất cho WHO.
Trong cuộc họp báo ngày 15.4, ông Trump tố WHO "giận dữ" khi Mỹ bắt đầu hạn chế nhập cảnh người đến từ Trung Quốc vào ngày 31.1.
"Dù WHO phản đối, chúng ta đã có hành động từ sớm và quyết liệt, hạn chế đi lại từ Trung Quốc", ông Trump nói. "Họ không muốn chúng ta làm điều đó. Họ giận giữ vì chúng ta làm điều đó".
Tổng thống Mỹ Donald Trump trả lời họp báo ở Nhà Trắng.
"Phải mất một thời gian dài họ mới biết chuyện gì đang xảy ra nhưng tôi nghĩ là họ đã biết trước chuyện gì xảy ra", ông Trump nói thêm, ám chỉ WHO đã biết mức độ nghiêm trọng của dịch Covid-19 từ trước.
WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp vì dịch Covid-19 vào ngày 30.1. Sau đó 3 ngày, 36 quốc gia, trong đó có Mỹ, áp đặt quy định hạn chế đi lại đối với những người gần đây từng đến Trung Quốc.
"Thật đáng tiếc, các quốc gia đặt niềm tin vào WHO nhưng họ lại không phát đi cảnh báo hạn chế đi lại. WHO đã thất bại trong việc đưa ra chỉ dẫn ở thời điểm hệ trọng, khiến virus lây lan nhanh chóng ra toàn cầu", ông Trump nói thêm. "Đó là một sai lầm tồi tệ".
Hiện chưa có bằng chứng rõ ràng nào về việc WHO cố tình che giấu, không công khai rõ ràng mức độ lây nhiễm Covid-19 ở giai đoạn đầu, theo BI.
Ông Trump đối mặt với nhiều chỉ trích sau khi quyết định ngừng cấp ngân sách cho WHO.
"Bây giờ không phải lúc ngừng cấp ngân sách cho WHO hoặc bất kỳ tổ chức nhân đạo nào khác trong cuộc chiến chống Covid-19", Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, António Guterres nói.
Tỷ phú Mỹ Bill Gates cho rằng, việc cắt ngân sách cho WHO trong lúc dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp là "rất nguy hiểm".
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Đăng Nguyễn
Người đàn ông lên núi chịu khổ truyền thông điệp về bệnh dịch Dự án sử dụng ánh sáng để truyền tải thông điệp trên núi Matterhorn (Thụy Sĩ) do nghệ sĩ Gerry Hofstetter thực hiện nhận được sự ủng hộ lớn. Trong bối cảnh bệnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, nghệ sĩ ánh sáng Gerry Hofstetter đã nghĩ ra phương án để truyền tải những thông điệp tích cực. Mỗi...