Virus corona – dịch bệnh gắn liền với các thuyết âm mưu
Theo sử sách, mỗi đại dịch xảy ra luôn đi kèm cùng với những luồng thông tin sai lệch và các học thuyết âm mưu được truyền bá.
Trái với những câu chuyện hư cấu được đồn thổi, virus corona hoàn toàn không phải rò gỉ từ một phòng thí nghiệm quân sự của Trung Quốc hay Mỹ. Người Albania không có cấu trúc gen miễn dịch với virus gây chết người này. Thủ tướng Bulgaria Bojko Borissov không có phép thuật nào để bảo vệ mình khỏi phơi nhiễm với virus COVID-19, cho dù một thầy bói đã từng tuyên bố điều này trên đài truyền hình quốc gia Bulgaria.
Gần đây, vô số những thông tin giả mạo và sai lệch ngập tràn trên mạng Internet. Ví dụ, một youtuber nổi tiếng đă đăng tải những video giải thích lý do virus corona xuất hiện. Vốn có hàng trăm ngàn người theo dõi trên YouTube và Facebook, Dana Ashlie lý giải COVID-19 xuất hiện vì công nghệ di động 5G được triển khai tại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc), tâm dịch hiện nay. Một số nguồn tin trên mạng thậm chí còn cho rằng uống bia có tên gọi Corona của Mexico có thể giúp xua tan những lo sợ, hoang mang do virus corona gây ra.
Khi các từ khoá COVID-19 hay SARS-CoV-2 choán trên các tiêu đề bài báo, không có gì đáng ngạc nhiên khi những thông tin sai lệch về virus corona gia tăng. Đó là lý do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố một chuyên trang để đính chính những nguồn tin sai lệch về cách chữa trị căn bệnh này và con đường truyền bệnh của virus này.
Các học thuyết âm mưu vốn đã tồn tại từ lâu
Theo sử sách, mỗi đại dịch xảy ra luôn đi kèm cùng với những thông tin sai lầm và các học thuyết âm mưu được truyền bá.
Song chính xác điều gì sẽ được khẳng định sau đó? Giáo sư Micheal Butter giảng dạy ở Đại học Tbingen cho biết các học thuyết âm mưu có xu hướng truyền bá rằng một nhóm đang âm mưu kiểm soát và phá huỷ một thể chế, một đất nước hay toàn thế giới.
Dưới đây là những đại dịch trong lịch sử đã làm rúng động thế giới:
Đại dịch hạch Cái chết Đen
Đại dịch ‘Cái chết Đen’ đã cướp đi sinh mạng trên 1/3 dân số châu Âu
Đây là một đại dịch gây ra chết chóc kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại với số người chết lên tới 200 triệu người tại ba châu lục: châu Âu, châu Á và châu Phi. Vào thế kỷ 14, khi dịch bệnh này xuất hiện tại châu Âu và cướp đi trên 1/3 dân số châu Âu, không ai biết căn nguyên gây ra bệnh này. Không lâu sau đó, những tin đồn vô cớ nổi lên cho rằng người Do Thái là thủ phạm gây ra “Cái chết đen” bằng cách cho thuốc độc vào các giếng khoan để kiểm soát thế giới. Chủ nghĩa bài Do Thái từ đó nổi lên trên khắp châu Âu và người Do Thái bị tàn sát và buộc phải tha hương.
Đại dịch cúm Tây Ban 1918
Video đang HOT
Trong giai đoạn từ năm 1918 đến 1920, dịch cúm Tây Ban Nha đã cướp đi sinh mạng từ 25 đến 50 triệu người, cao hơn con số người thiệt mạng trong Thế chiến I kết thúc đúng năm vào dịch cúm này bùng phát. Điều đặc biệt ở đại dịch này là những người trong độ tuổi sung mãn (20 đến 40) dễ bị tổn thương nhất và đàn ông có nguy cơ mắc bệnh và tử vong hơn đàn bà. Số người tử vong ở châu Á và châu Phi được ghi nhận cao hơn châu Âu, Bắc Mỹ và châu Úc. Mầm mống gây ra virus này vẫn là một điều bí ẩn và cho đến những năm 1930 một số người vẫn tin rằng quân đội Đức đã tạo ra mầm bệnh và sử dụng nó như là một vũ khí.
Các bệnh nhân trong dịch cúm Tây Ban nha tại pháo đài Riley, Kansas (Mỹ) vào năm 1918
Dịch bệnh bọ cánh cứng ở Đông Đức
Khi dịch bệnh bọ cánh cứng khoai tây Colorado vào năm 1950 đe doạ huỷ hoại toàn bộ vụ mùa khoai tây ở Đông Đức, chính quyền Đông Đức cũ đã mau chóng đổ lỗi cho Mỹ. Để đánh lạc hướng sự chú ý tới những thất bại của mình, Đông Đức đã buộc tội Mỹ đã gây ra dịch bệnh này để phá hoại nền kinh tế Đông Đức.
Chiến dịch Detrick
Khi căn bệnh thế kỷ AIDS bắt đầu xuất hiện tại Mỹ vào những năm 1980, cũng là lúc dấy lên những luồng thông tin sai lệch về căn bệnh này. Vào năm 1983, cơ quan tình báo Liên Xô KGB cáo buộc Mỹ đã phát triển AIDS tại pháo đài Detrick để sử dụng làm vũ khí sinh học và thử nghiệm nó đối với các tù binh, các nhóm người thiểu số và những người đồng tính. Cơ quan này còn cho biết Mỹ đã cố tình đánh lạc hướng dư luận với tuyên bố căn bệnh này xuất phát từ lục địa đen.
Vào năm 1985, giáo sư sinh học người Đức gốc Nga Jacob Segal thậm chí công bố một nghiên cứu khoa học giả củng cố thuyết âm mưu này. Và thậm chí mặc dù nhiều nhà sinh học và các chuyên gia y tế bác bỏ những luận điệu không căn cứ này là nhảm nhí, thuyết âm mưu này vẫn phổ biến đến hiện nay.
Dịch bệnh Ebola
Vào giữa thập niên 1990 khi Liên Xô sụp đổ, các cơ quan y tế quốc gia phần lớn đã kiểm soát được căn bệnh AIDS. Tuy nhiên, lúc này tại châu Phi lại bùng phát dịch bệnh Ebola. Nhiều người theo thuyết âm mưu trước đây đã chỉ trích AIDs được tạo ra ở các phòng thí nghiệm quân sự của Mỹ lúc này cho rằng virus Ebola là vũ khí sinh học do Mỹ hay Anh chế tạo.
Thời đại công nghệ số là bệ phóng cho việc phát tán thông tin sai lệch
nhanh hơn
Một loạt các bệnh được gắn với các chương trình vũ khi sinh học bí mật của Mỹ, trong khi một số người theo thuyết âm mưu cho rằng COVID-19 là vũ khi sinh học do Trung Quốc chế tạo.
Tuy nhiên, các học thuyết âm mưu này dựa trên lập luận không có sự kiểm chứng. Các âm mưu có xu hướng nổi lên trong những giai đoạn đầu của mỗi đại dịch khi có ít thông tin về nguồn gốc và cơ chế truyền bệnh.
Trong khi đó, cách mạng số càng làm lan nhanh tốc độ tin đồn và thông tin giả. Các tin đăng tải trên mạng đã được chia sẻ ‘thần tốc’ rên mạng xã hội và thông qua các ứng dụng messenger, nhanh hơn khả năng các cơ quan y tế có thẩm quyển có thể bác bỏ. Công nghệ số tạo điều kiện để các học thuyết âm mưu lan nhanh đến chóng mặt.
COVID-19 chỉ có được kiềm chế thông qua nghiên cứu khoa học, thực hiện vệ sinh sạch sẽ và đảm bảo người bị phơi nhiễm được điều trị y tế đầy đủ. Tương tự. giáo dục và sự hiểu biết về truyền thông cũng như sức khoẻ tinh thần tốt cần được tuyên truyền, đồng thời chúng ta cần biết nhận diện, sàng lọc và xử lý nguồn thông tin trong thời đại số một cách thông minh và đúng đắn./.
CTV Xuân Hương/VOV.VN
Theo vov.vn
Hàn Quốc: Sôi nổi thị trường dược phẩm điều chế thuốc và vaccine chống Covid-19
Với dự đoán khoảng 1 đến 5 năm nữa thế giới mới có vaccine chống Covid-19 đầu tiên, các nhà nghiên cứu trên toàn cầu cũng như tại Hàn Quốc đang chuyển hướng các loại thuốc hiện có trong nỗ lực kiểm soát ổ dịch.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in thị sát hãng sản xuất khẩu trang Wooil CN Tech Co ở Pyeongtaek, Tây Bắc Seoul hôm 6-3
Đẩy mạnh thử nghiệm thuốc có triển vọng
Hôm 3-3, thuốc Remdesivir điều trị virus Ebola của hãng Gilead Sciences đã được Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc phê duyệt thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3. Theo đó, thử nghiệm sẽ được áp dụng đối với 195 bệnh nhân Covid-19 ở Hàn Quốc nằm rải rác tại Trung tâm Y tế Seoul, Trung tâm Y tế Quốc gia ở Seoul và Bệnh viện Đại học Quốc gia Kyungpook ở Daegu, thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong vụ dịch này.
Đại diện Gilead Sciences nói với phóng viên tờ Korea Herald rằng, để một thử nghiệm lâm sàng thành công, điều quan trọng là phải đảm bảo một bệnh viện đối tác có sẵn các hệ thống cung cấp dữ liệu đáng tin cậy. Trước mức độ nghiêm trọng của tình hình ở Daegu cũng như các điều kiện có thể không đảm bảo cho yếu tố thành công, công ty vẫn làm như vậy trong một động thái hiếm hoi.
Trên khắp thế giới, khoảng 30 loại thuốc chống virus vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng về tính hiệu quả của chúng đối với Covid-19. Johnson & Johnson, Regeneron và CSL là một trong số những tên tuổi lớn đang tích cực theo đuổi các thuốc điều trị, nhưng hứa hẹn nhất vẫn là Gilead Sciences, theo như đánh giá của các quan chức Tổ chức Y tế thế giới. Gilead Science đang thực hiện 2 thử nghiệm lâm sàng thuốc Remdesivir giai đoạn 3 trên bệnh nhân Covid-19 tại Trung Quốc.
Bộ An toàn thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc cũng đã phê duyệt thuốc ức chế miễn dịch virus mang tên HzVSFv13 của công ty công nghệ sinh học ImmuneMed từ hôm 21-2 để sử dụng cho bệnh nhân Covid-19. Thuốc vẫn chưa được thương mại hóa, nhưng nhận được cấp phép tạm thời theo đề nghị của Bệnh viện Đại học Quốc gia Seoul.
Mở rộng thuốc điều trị virus
Khác với các loại thuốc thử nghiệm nói trên, hiện có 35 loại thuốc được Bảo hiểm Y tế Hàn Quốc công nhận có thể được sử dụng để điều trị virus như Ribavirin, Kaletra, Zanamivir, Immunoglobulin G, Interferon và Hydroxychloroquin sulphate.
Trong đó, bình thường Ribavirin được sử dụng để điều trị viêm gan C, Kaletra để điều trị virus gây suy giảm miễn dịch ở người và Zanamivir để điều trị cúm A và B. Immunoglobulin G là một kháng thể có nguồn gốc từ huyết tương, Interferon là thuốc tăng cường hệ thống miễn dịch chống virus và hydroxychloro điều trị sốt rét. Các công ty dược Hàn Quốc cũng như một số hãng dược toàn cầu ưu tiên cung cấp các loại thuốc này cho Hàn Quốc. Ví dụ, tính đến ngày 26-2, KRPIA đã có đủ nguồn cung cấp Kaletra cho 6.489 bệnh nhân dùng thuốc 2 lần mỗi ngày trong 10 ngày.
Trong khi đó, thị trường thuốc không kê đơn và thực phẩm chức năng đang có nhu cầu tăng đột biến tại Hàn Quốc. Đợt này, thuốc xịt trị viêm họng của Mundipharma được ưa chuộng bởi có thể trị các triệu chứng ban đầu của Covid-19. Thực phẩm chức năng tăng cường hệ thống miễn dịch dự báo tăng trưởng 5-9% trong năm nay nhờ vào sự bùng phát của dịch Covid-19, dự kiến đạt 4,9 nghìn tỷ won, theo nhóm nghiên cứu thị trường Kantar.
Đấu thầu nghiên cứu phát triển vaccine
Với hơn 7.000 ca nhiễm Covid-19 và 50 ca tử vong, Hàn Quốc là quốc gia chịu ảnh hưởng lớn thứ hai sau Trung Quốc, nơi có hơn 80.000 bệnh nhân được xác nhận. Để tìm được phương án điều trị tối ưu nhất cho đợt dịch bùng phát này, hôm nay 9-3, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc sẽ mở cuộc đấu thầu chọn một công ty công nghệ sinh học chuyên nghiên cứu và phát triển kháng thể đơn dòng cho vaccine Covid-19. Ngân sách cho dự án do Nhà nước tài trợ này là 488 triệu won (408.000 USD).
Trước đó, theo Korea Biomedical Review, nhóm nghiên cứu ở Trung tâm nghiên cứu bệnh truyền nhiễm do virus mới thuộc Viện nghiên cứu công nghệ hóa học Hàn Quốc (KRICT) hôm 4-3 cho biết, họ có thể tìm ra kháng thể vô hiệu hóa virus SARS (Hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng) và MERS (Hội chứng hô hấp Trung Đông) để điều trị Covid-19. Virus Corona mới sử dụng protein dạng gai để xâm nhập vào tế bào. Nếu bệnh nhân tiếp nhận kháng nguyên thông qua vaccine chứa kháng thể vô hiệu hóa virus SARS và MERS, cơ thể có khả năng tạo kháng thể thông qua phản ứng miễn dịch và tiêu diệt mầm bệnh.
Tuy nhiên, một hiện tượng đáng lo ngại là ngày càng có nhiều công ty tuyên bố tham gia vào nghiên cứu vaccine Covid-19 và đó là chiêu thức giúp đẩy giá cổ phiếu của họ lên. Công ty Trung Quốc BrightGene, đơn vị tuyên bố đã sao chép thành công thuốc trị virus Redesivir của Gilead Sciences đã bị Chính phủ cảnh báo về hành vi thao túng cổ phiếu khi thực tế họ không có được giấy phép cần thiết từ Gilead. Tương tự như vậy, tại Hàn Quốc, cổ phiếu của các hãng dược phẩm tuyên bố đã thực hiện những bước đầu tiên để phát triển vaccine đã tăng vọt mặc dù chưa có bất kỳ bằng chứng nào về tính hiệu quả.
Về quy trình, một công ty dược phẩm thực hiện thử nghiệm thuốc trên người phải có kế hoạch được Bộ Dược phẩm phê duyệt. Bộ Dược phẩm công khai thông tin một khi họ phê duyệt bản kế hoạch thử nghiệm này, nhưng một số công ty đã vội vàng công bố về việc nộp đơn xin đánh giá trước khi có thông báo chính thức từ cơ quan chức năng.
Nhiều công ty Hàn Quốc tham gia cuộc đua điều chế vaccine vô hiệu hóa virus Covid-19
Hàn Quốc cảnh báo hiện tượng đáng lo ngại là ngày càng có nhiều công ty tuyên bố tham gia vào nghiên cứu vaccine Covid-19 và đó là chiêu thức giúp đẩy giá cổ phiếu của họ lên. Ở Trung Quốc, Công ty BrightGene, từng tuyên bố đã sao chép thành công thuốc trị virus Redesivir của Gilead Sciences, đã bị Chính phủ cảnh báo về hành vi thao túng cổ phiếu khi thực tế họ không có được giấy phép cần thiết từ Gilead.
Theo An ninh Thủ đô
Người Mỹ đầu tiên trị khỏi virus corona nhờ thuốc Remdesivir Một bệnh nhân Mỹ đã trở thành người đầu tiên trên thế giới nhiễm virus corona được điều trị khỏi bệnh bằng thuốc Remdesivir, mở ra triển vọng ngăn chặn loại virus chết người này. Virus corona chủng mới, còn gọi là Covid-19 đã lây nhiễm cho hơn 71.000 người trên khắp thế giới và khiến hơn 1.700 người tử vong, phần lớn...