VinUni sẽ ảnh hưởng giáo dục đại học Việt Nam như thế nào?
Theo TS Đàm Quang Minh, hướng đi của Đại học VinUni tạo ra nguồn nhân lực tinh hoa thực sự mới, cũng như thách thức về tài chính, hiệu quả hoạt động.
ảnh minh họa
Thủ tướng vừa có ý kiến chỉ đạo về chủ trương cho phép thành lập VinUni. Đây là cơ sở giáo dục đại học tư thục, hoạt động không vì lợi nhuận, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Theo bà Lê Mai Lan, Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup, nhà đầu tư mong muốn xây dựng chất lượng đột phá trong giáo dục đại học, tạo ra trường đại học đạt đẳng cấp thế giới, được kiểm định và xếp hạng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Hy vọng VinUni trong hàng ngũ đại học tiên tiến
Theo TS Đàm Quang Minh, Tổ chức Giáo dục Hoa Kỳ (IAE), đầu tư giáo dục là lĩnh vực khó, giáo dục đại học càng khó hơn. Hiện nay, ở Việt Nam, các trường đại học tư thục thành công chưa nhiều. Do vậy, việc có thêm đơn vị đầu tư nghiêm túc, bài bản vào lĩnh vực này là điều đáng mừng.
Với việc thành công của VinSchool và Vinmec, TS Đàm Quang Minh cho rằng VinUni có nhiều khả năng thành công với sự đầu tư nghiêm túc. Hy vọng với định hướng tốt và đầu tư đúng, Việt Nam sẽ có trường đại học đứng trong hàng ngũ các trường đại học tiên tiến trên thế giới.
VinUni được cho là sẽ đi theo hướng đào tạo nguồn nhân lực tinh hoa. Theo TS Đàm Quang Minh, phân khúc này chưa có trường đại học nào tham gia một cách đúng nghĩa. Ngay cả những trường uy tín của Việt Nam, sinh viên cũng chưa thực sự được tạo điều kiện hướng tới việc phát triển tư duy và nghiên cứu như các trường đại học tinh hoa trên thế giới.
Hướng đi mới nên thực sự không dễ thực hiện và yêu cầu đầu tư lớn. Đó là thách thức về mặt tài chính và hiệu quả hoạt động. Hiện nay, các trường theo hướng này trên thế giới đều có những nguồn tài chính hỗ trợ khổng lồ, chứ không dựa vào học phí. Đây là thách thức rất lớn cho một trường đại học Việt Nam.
Lãnh đạo VinUni cũng thông tin có kế hoạch hợp tác chiến lược với một số đại học tinh hoa thuộc top 20 đại học tốt nhất toàn cầu, chú trọng các trường trong nhóm Ivy League như Đại học Cornell và Đại học Pennsylvania. Trường được định hướng để đáp ứng tiêu chuẩn xếp hạng và xếp loại hàng đầu trong giáo dục như đại học thế giới như Quacquarelli Symonds, Times Higher Education…
Theo TS Đàm Quang Minh, đầu tiên phải chúc mừng VinUni đã thuyết phục được các trường thuộc Ivy League tham gia vào Việt Nam. Đó là điều thực sự không đơn giản.
“Các trường này thường không đào tạo ngoài cơ sở chính của mình và giữ gìn uy tín rất cẩn thận. Họ đã quyết định tham gia chứng tỏ VinUni có kế hoạch khá tốt. Tất nhiên, hiện nay mới là bước đầu, cần rất nhiều bước đi nghiêm túc để có thể hình thành một trường đại học thành công và bền vững” ông Minh nói.
‘Ăn cơm nhà, học chương trình quốc tế’
Video đang HOT
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ – nguyên thứ trưởng GD&ĐT, phó chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam – tin tưởng VinUni sẽ là trường đại học tốt, có ảnh hưởng đến giáo dục Việt Nam nói chung và hệ thống trường đại học dân lập nói riêng.
Theo GS Trần Xuân Nhĩ, hiện nay, Việt Nam có nhiều trường tốt, công lập có Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.HCM. Dân lập có Đại học Duy Tân, Đại học Thăng Long…, đào tạo đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Việt Nam cũng có tiềm lực để tạo ra những người giỏi.
Việc tạo ra trường đại học như VinUni với mục đích liên kết đại học tinh hoa trên thế giới không chỉ là cơ hội đào tạo nhiều người tài, mà còn để người Việt Nam có thể “ăn cơm nhà, học chương trình quốc tế mà không phải du học”.
PGS Trần Xuân Nhĩ cho rằng hàng năm, nước ta có hàng nghìn người du học, tốn kém hàng tỷ USD. Nếu có môi trường quốc tế thực sự tốt ở Việt Nam, người trẻ sẽ học tập và cống hiến ngay trên chính quê hương của mình.
Ngày 3/3, Thủ tướng có ý kiến chỉ đạo về chủ trương cho phép thành lập Đại học VinUni. Đại học VinUni có trụ sở tại Hà Nội, trường dự kiến sẽ được khởi công xây dựng ngay trong năm 2018 và chính thức tuyển sinh khóa đầu tiên vào năm 2020.
Theo Tập đoàn Vingroup, Đại học VinUni tập trung phát triển các chuyên ngành giáo dục và đào tạo trong 3 lĩnh vực trọng điểm là kinh doanh, công nghệ và khoa học sức khỏe.
Trong quá trình học tập, sinh viên sẽ được học hỏi trực tiếp từ đội ngũ giáo sư, giảng viên đến từ những trường đại học, viện nghiên cứu và bệnh viện uy tín, cũng như tiếp cận với những công nghệ giáo dục, hệ thống thiết bị mô phỏng, chuỗi phòng lab tiên tiến.
Theo Zing
Vì sao sinh viên tốt nghiệp, đi làm không được miễn nghĩa vụ quân sự?
Năm 2018, TP.HCM có 3.752 công dân tham gia nghĩa vụ quân sự, trong đó có 468 người tốt nghiệp trung cấp, 501 người cao đẳng và 494 người đại học. Vậy vì sao sinh viên tốt nghiệp vẫn phải tham gia nghĩa vụ quân sự?
Sinh viên tốt nghiệp vẫn phải tham gia nghĩa vụ quân sự nếu còn trong độ tuổi theo luật định
Môi trường quân đội luôn được ví von như một ngôi trường Đại học lớn, trong đó lực lượng thanh niên khi tham gia nghĩa vụ quân sự được đào tạo những kiến thức về an ninh quốc phòng, kiến thức về sử dụng khí tài quân sự, rèn luyện kỷ luật, học tập thói quen làm việc có kế hoạch từ trong sinh hoạt, lao động hằng ngày trong lực lượng vũ trang.
Ngày 5.3, một số địa phương đã tổ chức lễ giao quân để tiễn các tân binh lên đường nhập ngũ để thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng với Tổ quốc. Nhiều hình ảnh bịn rịn chia tay gia đình, bạn bè được lan tỏa trên mạng xã hội gây xúc động.
Trong số đó, có những người đã có vợ, con và cả những cử nhân đại học. Vậy vì sao cử nhân đại học vẫn phải tham gia nghĩa vụ quân sự?
Luật sư (LS) Đỗ Ngọc Thanh, Đoàn LS TP.HCM cho biết theo Điều 30, Luật nghĩa vụ quân sự 2015, công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Do vậy, nếu đang là học sinh, sinh viên trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự thì không được miễn mà chỉ có thể tạm hoãn. Muốn tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, công dân cần xin xác nhận tại cơ sở giáo dục, sau đó nộp cùng đơn xin tạm hoãn nhập ngũ tại cơ quan có thẩm quyền.
Những khoảnh khắc bịn rịn ngày tiễn người thân lên đường nhập ngũ Ảnh: Độc Lập
Do vậy, nếu đang là học sinh, sinh viên trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự thì không được miễn mà chỉ có thể tạm hoãn. Muốn tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, công dân cần xin xác nhận tại cơ sở giáo dục, sau đó nộp cùng đơn xin tạm hoãn nhập ngũ tại cơ quan có thẩm quyền.
Trường hợp sinh viên trúng tuyển ĐH và CĐ hệ chính quy nhưng mới chỉ nhận được giấy báo nhập học mà chưa làm xong thủ tục nhập học mà nhận được Lệnh gọi nhập ngũ hoặc nhận giấy báo nhập học vào các trường trong cùng một thời điểm nhận Lệnh gọi nhập ngũ thì phải chấp hành Lệnh gọi nhập ngũ và không thuộc đối tượng được xét tạm hoãn gọi nhập ngũ".
Ngoài ra, công dân phải làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự đến cơ sở giáo dục. Sau khi thôi học phải làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự về nơi cư trú hoặc nơi làm việc mới. Người đứng đầu cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức cho công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự và chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Do vậy, trường hợp sinh viên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp mà còn trong độ tuổi gọi nhập ngũ thì vẫn phải tham gia nghĩa vụ quân sự.
Ngoại trừ các trường hợp được miễn theo Khoản 2, Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 (trường hợp miễn gọi nhập ngũ và trường hợp thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế - quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định; Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên).
Những trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự
Theo quy định tại Điều 14 của Luật nghĩa vụ quân sự 2015 có hiệu lực ngày 1.1.2016 thì người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mạn tính theo quy định của pháp luật được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Còn theo quy định tại Khoản 2, Điều 41, những đối tượng sau được miễn gọi nhập ngũ:
- Con của liệt sĩ, thương binh hạng một.
- Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ.
- Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.
- Người làm công tác cơ yếu không phải quân nhân, công an nhân dân.
- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
Những trường hợp nào được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 thì Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
- Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;
- Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
- Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động
- Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
- Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 3 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;
- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
- Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.
Theo TNO
Nước đầu tiên khu vực áp dụng chuẩn nghề nghiệp GV dựa vào năng lực Chuẩn nghề nghiệp giáo viên và chuẩn đầu ra đối với giáo dục đại học Malaysia là căn cứ quan trọng để phát triển chương trình đào tạo giáo viên tại đất nước này. ảnh minh họa Trong tham luận tại Hội thảo khoa học quốc tế "Kinh nghiệm của Malaysia và Singapore về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông, cán...