Vĩnh Phúc tiến hành khảo sát sự hài lòng của người dân với dịch vụ giáo dục công
Kết quả khảo sát là thước đo để xác định được các giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế và cải thiện chất lượng phục vụ…
Để tiếp tục duy trì, cải thiện và nâng cao thứ hạng, điểm số về sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công trong năm 2022 và các năm tiếp theo, Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc ban hành Kế hoạch đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công trên địa bàn tỉnh năm 2022.
Theo đó, cuộc khảo sát được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh, đối với tất cả các cấp học và trình độ đào tạo. Đối tượng khảo sát là các cá nhân được thụ hưởng dịch vụ giáo dục công tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh.
Ảnh minh họa: Lã Tiến
Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc cho biết việc chọn mẫu khảo sát được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện (hay còn gọi là mẫu chỉ định), cụ thể: khảo sát được thực hiện hàng năm, mỗi năm được thực hiện tại 3 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Năm 2022, Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc chọn 3 huyện, thành phố là: Vĩnh Yên, Sông Lô và Tam Đảo. Tại mỗi huyện, thành phố chọn 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường Trung học cơ sở, 1 trường Trung học phổ thông, 1 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên.
Video đang HOT
Nội dung khảo sát được chia thành 7 phần chính, bao gồm: Tiếp cận dịch vụ giáo dục; Cơ sở vật chất, trang thiết bị; Môi trường giáo dục; Hoạt động giáo dục/ Hoạt động chăm sóc – Giáo dục trẻ; Sự phát triển và tiến bộ của người học; Đánh giá chung; Cuối cùng là kiến nghị, đề xuất.
Cuộc khảo sát được tổ chức theo hình thức trả lời bằng phiếu khảo sát, cụ thể:
Phiếu P01: Dành cho cha mẹ học sinh Mầm non
Phiếu P02: Dành cho cha mẹ học sinh Tiểu học
Phiếu P03: Dành cho cha mẹ học sinh Trung học cơ sở
Phiếu P04a: Dành cho cha mẹ học sinh Trung học phổ thông
Phiếu P04b: Dành cho học sinh Trung học phổ thông Trung học phổ thông
Phiếu P05: Dành cho học viên các Trung tâm giáo dục thường xuyên /Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên.
Khảo sát sẽ được tiến hành chính thức từ ngày 25/10/2022 đến ngày 10/11/2022. Hội đồng khảo sát cấp tỉnh; Tổ phân tích, xử lý số liệu và viết báo cáo trước ngày 20/12/2022.
Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc kỳ vọng thông qua cuộc khảo sát này sẽ có cơ sở để đánh giá một cách khoa học, khách quan chất lượng cung ứng dịch vụ của các cơ sở giáo dục công lập thông qua việc tìm hiểu cảm nhận của những đối tượng trực tiếp thụ hưởng những dịch vụ này.
Đồng thời, kết quả khảo sát là cơ sở để các cơ quan quản lý và các cơ sở giáo dục xác định được nhu cầu, nguyện vọng của người dân để có những biện pháp cải thiện, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân và đảm bảo sự hài lòng của người dân với chất lượng dịch vụ giáo dục công của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc. Qua đó, phát huy vai trò giám sát của người dân đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước.
Vĩnh Phúc: Sáng kiến cấp tỉnh phải được thử nghiệm ở 9 đơn vị giáo dục
Từ năm 2023, Sở Giáo dục Vĩnh Phúc có một số điều chỉnh mới liên quan đến yêu cầu về sáng kiến cấp tỉnh thuộc lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc có văn bản số 1942/SGDĐT-KTQLCLGD về việc đánh giá, công nhận sáng kiến cấp tỉnh năm 2022.
Theo đó, đối với các sáng kiến lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo năm 2022, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu phải có tính mới, tính sáng tạo, tính ứng dụng và đảm bảo được nhân rộng trên phạm vi toàn tỉnh;
Nội dung sáng kiến không sao chép kết quả nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân khác, phần trích dẫn phải có nguồn gốc rõ ràng, tác giả phải đảm bảo và chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung sáng kiến, trường hợp vi phạm thì tác giả sẽ bị xem xét hình thức kỷ luật theo quy định.
Ngoài ra, để đảm bảo cơ sở cho việc đánh giá sáng kiến cấp tỉnh năm 2022 đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh đã đề nghị các tác giả có sáng kiến cấp tỉnh năm 2022 thực hiện ký cam kết.
Chi tiết bản cam kết mà các tác giả có sáng kiến cấp tỉnh năm 2022 phải kí. Ảnh chụp màn hình
Bên cạnh đó, thông báo cũng nêu rõ một số điểm mới trong liên quan đến yêu cầu về sáng kiến cấp tỉnh thuộc lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo được áp dụng bắt đầu từ năm 2023. Cụ thể: sáng kiến phải được thử nghiệm tại 9 đơn vị giáo dục thuộc 9 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, mỗi huyện ít nhất 01 lần và được Sở Giáo dục và Đào tạo công nhận chất lượng bằng văn bản trước khi làm hồ sơ gửi Hội đồng cấp tỉnh.
Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc đề nghị các đơn vị trực thuộc, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quán triệt đến cán bộ quản lý, giáo viên thuộc thẩm quyền về yêu cầu đối với sáng kiến đăng ký cấp tỉnh.
Đồng thời, các đơn vị tiến hành tập hợp bản cam kết của các cán bộ quản lý, giáo viên thuộc thẩm quyền, gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo (qua phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng Giáo dục) chậm nhất vào ngày 14/10/2022.
Thay đổi hình thức thi chọn HSG khiến thầy trò bất ngờ, Sở GD Vĩnh Phúc nói gì? "Việc thay đổi này là thiết thực, hiệu quả và thúc đẩy phong trào bồi dưỡng HSG ở các đơn vị, nâng cao chất lượng đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi ĐGNL". Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc đã có văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh Vĩnh Phúc năm học...