Vĩnh Phúc tăng mức chi công tác tổ chức các kỳ thi, lên tới 2 triệu đồng/ngày
Mức chi cho công tác tổ chức thi của Vĩnh Phúc hiện tương đương với Hà Nội. Trong đó, mức chi được nâng lên phổ biến từ 50% đến trên 100% so với mức cũ.
Ngày 20/7, Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành 2 nghị quyết cho phép tăng mức chi trong công tác tổ chức thi của ngành Giáo dục và Đào tạo.
Cụ thể, Nghị quyết số 05/2022/NQ-HĐND quy định nội dung, mức chi chuẩn bị, tổ chức và tham dự các kỳ thi, , hội thi đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh, gồm các kỳ thi, cuộc thi, hội thi cấp tỉnh và cấp huyện, cấp trường; Nghị quyết số 06/2022/NQ-HĐND thông qua cơ chế thu và sử dụng mức thu dịch vụ tuyển sinh trong các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Các chính sách mới được ban hành góp phần tạo cơ sở, hành lang pháp lý, đảm bảo mức tiền công cho cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện nhiệm vụ trong các kỳ thi, cuộc thi, hội thi phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn.
“Mức chi của Vĩnh Phúc hiện tương đương với Hà Nội”
Nghị quyết 05 quy định rõ mức tiền công cho các chức danh là thành viên thực hiện các nhiệm vụ trong các kỳ thi: tuyển sinh đầu cấp, thi tốt nghiệp trung học phổ thông do địa phương chủ trì, kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện các môn văn hóa.
Mức chi được nâng lên phổ biến từ 50% đến trên 100% so với mức cũ (được quy định trong Quyết định số 31/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định nội dung, mức chi, công tác thực hiện xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm, tổ chức các kỳ thi phổ thông, bồi dưỡng đội tuyển tham dự các kỳ thi quốc gia, quốc tế và khu vực tại Vĩnh Phúc).
Mức chi mới theo Nghị quyết 05 đối với việc coi thi và chấm thi. Ảnh chụp màn hình
Đơn cử, chế độ đối với Chủ tịch Hội đồng ban in sao đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông tăng từ 300.000 đồng/người/ngày trước kia, lên 700.000 đồng hiện tại; chế độ cho Chủ tịch Hội đồng in sao đề thi kỳ thi Chọn học sinh giỏi cấp tỉnh các môn văn hóa, từ mức 240.000 đồng/người/ngày lên 514.000 đồng.
Tuy nhiên, có những hạng mục chế độ tăng thấp như mức chi soạn thảo câu hỏi thô trong nội dung xây dựng ngân hàng đề; hay mức chi tiền công cho cán bộ ra đề thi chính thức trong kỳ thi Chọn học sinh giỏi các môn văn hóa cấp tỉnh, từ tối đa 600.000 lên tối đa 800.000 đồng người/ngày, tăng khoảng 33%…
Bên cạnh đó, Nghị quyết còn điều chỉnh nội dung, mức chi chuẩn bị, tổ chức và tham dự các kỳ thi, cuộc thi, hội thi đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông tại địa phương theo phân cấp như cấp tỉnh, cấp huyện, cấp trường đối với các cuộc thi học sinh, giáo viên giỏi, thi nghề phổ thông, thi khoa học kỹ thuật, hội thao Giáo dục quốc phòng An ninh, thi thiết kế bài giảng điện tử, thi văn nghệ đối với học sinh, giáo viên.
“Mức lương cơ sở đã tăng 7 lần trong 10 năm qua. Đồng thời Thông tư 69/2021 của Bộ Tài Chính về hướng dẫn quản lý kinh phí chuẩn bị, tổ chức và tham dự các kỳ thi áp dụng đối với giáo dục phổ thông quy định một số mức chi mới, giao thẩm quyền cho hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết của địa phương.
Vì thế, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu xây dựng Nghị quyết theo hướng phân cấp và gộp chung một số cuộc thi theo đặc thù địa phương. Với quy định của Nghị quyết 05 này, mức chi của Vĩnh Phúc hiện tương đương với Hà Nội” – ông Trịnh Văn Mừng – Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết.
Xem chi tiết các mức chi mới theo quy định tại Nghị quyết số 05/2022/NQ-HĐND tỉnh Vĩnh Phúc tại đây.
Ban hành quy định thu tiền tuyển sinh
Video đang HOT
Với Nghị quyết 06, Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua cơ chế thu và sử dụng mức thu dịch vụ tuyển sinh đầu cấp tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập của tỉnh. Mức thu được xác định dựa trên chi phí phục vụ công tác tuyển sinh đảm bảo theo lộ trình tính đúng, tính đủ, thu đủ chi, đúng quy chế tuyển sinh, thống nhất theo từng cấp học, phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương và quy định về quản lý tài chính.
Chi phí phục vụ công tác tuyển sinh được xác định trên cơ sở mức chi hợp pháp, hợp lệ, hợp lý theo quy định hiện hành. Các khoản chi do các nguồn kinh phí khác đảm bảo không được tính vào chi phí xây dựng dự toán phục vụ công tác tuyển sinh.
Đối tượng áp dụng của Nghị quyết 06/2022/NQ-HĐND. Ảnh chụp màn hình
Lãnh đạo phòng Kế hoạch tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết, theo Luật giá năm 2012 thì tuyển sinh là một khoản thu dịch vụ mà nhà nước không định giá, chỉ thu đủ chi. Theo điểm C, Khoản 6, Điều 99, Luật Giáo dục 2019, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cơ chế thu và mức thu dịch vụ tuyển sinh sau khi được Hội đồng nhân dân thông qua.
Vì thế, việc Nghị quyết được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua sẽ tạo hành lang pháp lý cho các cơ sở giáo dục thu tiền tuyển sinh theo đúng quy định.
Được biết, sau đây, Sở sẽ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định cụ thể và thống nhất theo hướng, giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo quy định chung mức thu dịch vụ tuyển sinh cho các trường trung học phổ thông; giao các phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các trường trung học cơ sở, tiểu học, mầm non để có mức thu chung trên cùng địa bàn.
Thầy giáo trẻ dùng phấn vẽ tranh và chữ lên bảng khiến học sinh trầm trồ
Thấy thầy Du vẽ tranh trên bảng, các em học sinh ở dưới chăm chú nhìn, một số cầm phấn phụ giúp thầy tô màu.
Học sinh lớp khác đi qua cũng ngó vào trầm trồ, thích thú.
Thầy giáo trẻ tạo sự khác biệt trong giảng dạy
Thầy Nguyễn Huy Du, 26 tuổi, hiện là giáo viên của Trường Tiểu Học Nghĩa Hưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Ở trường, thầy Du dạy các môn Toán, Tiếng Việt, Lịch sử, Địa lý, Khoa học, Đạo đức, nhưng ai nhìn vào những bức tranh thầy vẽ cũng nghĩ thầy là giáo viên dạy mĩ thuật.
Là giáo viên trẻ, mới ra trường được hơn 3 năm, thầy Du luôn trau dồi kiến thức, kĩ năng chuyên môn, tìm kiếm và học hỏi những kinh nghiệm, phương pháp mới để nâng cao chất lượng dạy học. Vốn yêu thích vẽ từ nhỏ nên thầy Du đã sử dụng những viên phấn màu để ghi chép nội dung bài học, trang trí bảng các ngày lễ, ngày kỷ niệm, hoạt động ngoại khóa,..giúp học sinh hứng thú hơn khi học bài, khơi gợi niềm đam mê nghệ thuật, tính sáng tạo cho học sinh.
"Tôi muốn các em tập trung hơn vào tiết học qua những hình vẽ sinh động. Khi có những hoạt động ngoại khóa như ngày tết trung thu, lễ khai giảng, ngày tổng kết cuối năm, tôi trang trí bảng để lớp học đẹp hơn, thầy trò có những bức hình đẹp chụp cùng nhau làm kỷ niệm", thầy giáo trẻ nói.
Thầy giáo trẻ vẽ hoa phượng lên bảng để chụp hình kỷ niệm với cả lớp nhân ngày tổng kết năm học.
Thầy Du không có chuyên môn sâu về vẽ. Để vẽ bảng thầy tìm kiếm kiến thức trên mạng, từ kênh youtube và học hỏi từ những người bạn để biết cách vẽ thế nào cho giống thật, đẹp, có hồn và tự nhiên. Anh học dần dần từ bố cục, cách phối màu đến quy luật xa gần,... Ban đầu tập vẽ, thầy Du gặp khó khăn vì phấn chỉ có vài màu, không đủ tả các màu sắc của chủ thể. Anh sau đó phải đi nhiều nơi để tìm mua các loại phấn màu sắc đa dạng.
Sau những hình vẽ cây hoa đầu tiên, dù thấy "chưa tự tin" về khả năng của mình nhưng anh vẫn kiên trì tìm hiểu và luyện vẽ, có khi mất cả 3-4 tiếng đồng hồ. Khi vẽ được những bức hoàn chỉnh, không chỉ mình anh thấy vui mà học sinh cũng thấy hào hứng.
"Các em rất thích. Thấy thầy vẽ thì cũng cầm phấn vẽ theo và đi trang trí giúp các lớp khác. Học sinh lớp khác đi qua cũng ồ lên một cách ngạc nhiên, thích thú và ngưỡng mộ. Đó là cách giúp tôi gắn kết, gần gũi với học sinh của mình", thầy Du nói.
Học sinh rất hào hứng tham gia cùng thầy.
Với mỗi bức vẽ trang trí bảng, thầy Du lại thuyết minh cho các em ý nghĩa của nó. Thầy kể những câu chuyện đằng sau mỗi bức vẽ để cho các em thêm sự hiểu biết và những bài học.
Những ngày dịch Covid-19, thầy Du vẽ bức tranh cổ động phòng chống Covid-19 để dạy các em về sự hy sinh của tuyến đầu chống dịch và những điều cần phòng tránh. Anh viết một bài thơ, vẽ con rồng và vẽ hình ảnh lãnh đạo, bác sĩ, y tá, công an, giáo viên. Theo anh, giáo viên cũng là lực lượng tuyên truyền viên tích cực giúp học sinh và phụ huynh hiểu rõ về dịch bệnh và cách phòng chống, đặc biệt trong giai đoạn căng thẳng.
"Dùng cách giảng dạy qua tranh vẽ này, các em sẽ nhớ rất lâu. Khi dạy kiến thức trong sách giáo khoa tôi cũng dùng phấn màu ghi chép tóm tắt thông tin để kích thích trí não, giúp các em ghi nhớ sâu hơn. Phương pháp đó là vẽ sơ đồ tư duy", anh Du chia sẻ.
Bức tranh cổ động phòng dịch Covid-19 của thầy Du.
Không chỉ vẽ tranh bảng để tạo hứng thú và giáo dục học sinh, anh Du còn chia sẻ những bức hình này vào nhóm Giáo viên tiểu học trên Facebook và thu về hàng nghìn lượt like, chia sẻ và bình luận tích cực.
Nhiều giáo viên nhắn tin hỏi và muốn anh chia sẻ kinh nghiệm trang trí bảng nên anh Du mở các lớp dạy. Đầu năm 2021 đến nay, thầy Du mở 5 lớp dạy trang trí bảng, mỗi lớp khoảng 25-30 học viên.
"Tôi thường chia sẻ các bước vẽ, những họa tiết cơ bản để trang trí bảng. Các thầy cô học rất nhanh và vẽ rất đẹp. Việc này không chỉ đem lại cho tôi niềm vui mà còn có thêm chút thu nhập", thầy Du chia sẻ.
Việc vẽ trang trí bảng đã thu hút sự quan tâm lớn của các giáo viên.
Có cần thiết phải luyện chữ đẹp?
Nhìn các vần thơ được viết trên bảng trong bức tranh cổ động phòng chống Covid-19, không ai nghĩ đó là của một chàng trai từng viết chữ rất xấu. Đến năm 2 đại học, anh Du mới luyện viết chữ đẹp nhờ học trên mạng.
Chỉ trong vòng 2 tháng, anh đã luyện được kiểu chữ chuẩn của tiểu học. Sau đó anh học thêm các kiểu chữ sáng tạo, nét uốn lượn bay bổng hơn.
"Việc viết chữ cũng như vẽ tranh, yêu cầu mình phải tỉ mỉ, biết quan sát từng chi tiết nhỏ, để ý từng đặc điểm riêng của nét chữ, kiểu chữ. Quan trọng nhất là phương pháp luyện tập đúng", anh Du chia sẻ và cho biết học sinh rất thích thú mỗi khi thầy viết chữ đẹp và thích xin chữ của thầy.
Chữ viết của thầy Du khiến nhiều người trầm trồ vì giống như in.
Việc luyện chữ đẹp không chỉ đơn thuần là sự trình bày bắt mắt, anh Du còn muốn truyền động lực và cảm hứng cho học sinh. Tuy nhiên, một số người cho rằng không cần thiết phải luyện viết chữ đẹp cho học sinh tiểu học. Bởi khi sang cấp hai, với tốc độ và phương pháp học tập mới, các em sẽ học cách viết nhanh, viết tắt để theo kịp tiến độ. Vả lại, không phải cứ viết chữ đẹp thì mới thành tài.
Thầy Du không phủ nhận quan điểm này. Nhưng anh cho rằng việc luyện viết chữ đẹp sẽ rèn cho học sinh nhiều phẩm chất, đức tính tốt như tính cẩn thận, kiên nhẫn, cầu toàn, tỉ mỉ. Sự tập trung và kiên nhẫn có được qua việc khổ công luyện chữ sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình học tập, đọc sách, nghiên cứu và làm việc sau này của các em.
Chữ viết của thầy Du.
"Nếu từ nhỏ các em được luyện tập để viết chữ đẹp thì nó sẽ ăn sâu vào tiềm thức các bé và sẽ theo chúng cả đời. Dù có thay đổi kiểu chữ song vẫn có thể giữ được một số nét đẹp và cũng dễ nhìn hơn", thầy Du cho hay.
Hơn nữa, nét chữ cũng có thể cho biết một phần tính cách và tâm trạng của học sinh. Khi các em đột ngột viết chữ xấu, chúng ta có thể nhận ra tâm trạng của học sinh đó không tốt. Có thể đang buồn, giận hay chán nản, sợ hãi hoặc bị những thứ khác chi phối. Nhờ đó, thầy cô có thể kịp thời can thiệp, hỗ trợ các em.
Một số hình vẽ khác của thầy Nguyễn Huy Du:
Vĩnh Phúc sẽ phỏng vấn 3 thí sinh bằng điểm trong kỳ thi tuyển GV THPT 2022 Ngày 16/8 tới đây, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc sẽ tiến hành phỏng vấn 3 thí sinh có điểm bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng trong Kỳ thi tuyển giáo viên THPT năm 2022. Trong tại Vĩnh Phúc, có 3 thí sinh dự tuyển cho vị trí giáo viên môn Tiếng Anh bằng điểm nhau ở chỉ tiêu cuối cùng, vì vậy đã...