Vĩnh Phúc: Liên kết nuôi bò sữa, quê nghèo đổi đời
Từng là vùng quê nghèo đói, nhưng hơn chục năm trở lại đây, nhờ chăn nuôi bò sữa theo hướng liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm mà người nông dân xã Vĩnh Thịnh có cơ hội đổi đời, trở thành tỷ phú.
Không còn hình ảnh những ruộng mía, ruộng ngô cằn cỗi, về xã Vĩnh Thịnh (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) những năm gần đây sẽ thấy những ruộng cỏ xanh mướt bạt ngàn. Cỏ voi ở đây phủ kín các chân ruộng cao thấp từ đầu làng tới cuối làng. Cùng với đó là những ngôi nhà 2-3 tầng mọc lên san sát nhìn chẳng khác nào biệt thự. Cuộc sống của người dân vùng quê nghèo nay đã đổi thay khiến nhiều người phải ngạc nhiên.
Bỏ mía, ngô chuyển sang trồng cỏ nuôi bò sữa
Ngồi thảnh thơi uống nước sau khi vừa chở sữa ra trạm thu mua ở đầu làng cân bán, ông Tăng Đình Dậu – một hộ chăn nuôi bò sữa tại xã Vĩnh Thịnh khoe rằng đều đặn mỗi ngày chở khoảng 2 tạ sữa đi bán nên vài năm gần đây, sau khi trừ hết chi phí ông lãi khoảng 400-500 triệu đồng/năm.
Ông kể, trước đây quê ông vốn nghèo vì là vùng đất bãi ven sống. Trồng ngô, lúa, mía vất vả mà mỗi năm chỉ thu được vài trăm ngàn đồng một sào. Thế nên, để nuôi được mấy đứa con, những ngày nông nhàn vợ chồng ông phải đi làm thuê cuốc mướn khắp nơi rồi nhận lại được khoản tiền công bèo bọt.
Mãi đến năm 2007, ông quyết định vay mượn tiền mua 6 con bò sữa về nuôi. Cuộc sống của gia đình ông bắt đầu ổn định từ đó. Sau bò đẻ ra nhân nuôi dần lên đến nay đã được 24 con.
Chỉ vào đàn bò sữa đang ăn cỏ, ông Dậu cho biết, khoảng chục năm trở lại đây, gia đình ông đã có của ăn của để vì chăn nuôi theo hướng liên kết. Tức ông ký hợp đồng bán sữa cho doanh nghiệp với giá ổn định. Hàng ngày ông chở sữa qua trạm thu mua bán cho họ, tiền sẽ được thanh toán qua tài khoản vào một ngày cố định, mỗi tuần một lần.
Song, ông phải nuôi theo quy trình nghiêm ngặt của họ đưa ra. Từ thức ăn cho ăn như nào, chuồng trại ra làm sao cho đến kỹ thuật vắt sữa, vệ sinh chuồng trại hàng ngày…
Người dân xã Vĩnh Thịnh thoát nghèo nhờ chăn nuôi bò sữa liên kết với doanh nghiệp
Chị Lương Thị Đoan, thôn Khách Nhi Xuôi, xã Vĩnh Thịnh cùng thừa nhận, trước kia gia đình chị từng nghèo nhất làng, phải đi làm thuê mãi bên sông để lấy khoản tiền công 7.000-9.000 đồng/ngày. Về sau chuyển sang chăn nuôi vịt, lợn thì lại thua lỗ, nợ đầm đìa.
Video đang HOT
Từ ngày nuôi bò sữa, công việc tuy vất vả, luôn chân luôn tay, sáng dậy từ 4 giờ, tối 7 giờ mới xong việc, nhưng đổi lại thu nhập của gia đình chị lại rất ổn định.
“Ở xã này các hộ nuôi bò đều có liên kết bán sữa cho doanh nghiệp. Sữa bán giá cũng ổn định hơn, không có tình trạng đổ bỏ hay bán sữa giá rẻ”. Chị nói và cho biết, đàn bò nhà chị hiện tại có 30 con, 22 con bò đang cho vắt sữa với số lượng lên tới 5 tạ sữa/ngày.
Số sữa này đem cân bán hết cho doanh nghiệp với giá 14.000 đồng/kg. Sau khi trừ hết chi phí, mỗi tháng gia đình chị lãi khoảng 150 triệu đồng, một năm đút túi khoảng 1,8 tỷ đồng. Gần đây, gia đình chị còn bán phân bò nên mỗi tháng chị thu thêm chục triệu đồng nữa.
“Tiền lãi từ nuôi bò xây được nhà cửa khang trang, sắm được thêm chiếc ô tô với xe máy để đi lại cho thuận tiện. Cuộc sống của gia đình tôi ngày càng ổn định, không còn đói nghèo đong ăn từng bữa như trước nữa”. Chị Đoan tiết lộ, vợ chồng chị đang đổ đất lấp chiếc ao bên cạnh trang trại để xây thêm chuồng nuôi bò. Các anh em bên nhà chồng chị cũng tích cực mở rộng quy mô đàn bò của gia đình mình nhằm tăng thêm thu nhập.
Vùng quê nghèo nay đổi đời thành làng tỷ phú
Trao đổi với PV. VietNamNet, ông Nguyễn Ngọc Khánh – Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thịnh – thừa nhận, trước đây cuộc sống của bà con nông dân trong xã rất bấp bênh. Trồng lúa, ngô, mía nhưng kém hiệu quả. Người dân trong vùng lại phải đi khắp nơi làm thuê làm mướn.
Ông Khánh cho biết, nghề nuôi bò sữa ở quên ông bắt đầu từ năm 2000. Tuy nhiên, thời kỳ đó quy mô nuôi vẫn còn nhỏ, mỗi hộ chỉ nuôi 5-7 con, chăn nuôi lại thủ công. Song con bò sữa khi đó đã giúp người dân ổn định cuộc sống, không còn chạy vạy đong ăn từng bữa.
Nhiều hộ đổi đời thành tỷ phú
Còn khoảng chục năm đổ lại đây, nghề chăn nuôi bò sữa ở địa phương thực sự bùng nổ. Người dân tích cực mở rộng quy mô đàn bò, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng máy móc nhiều hơn. Do đó, sản lượng sữa tăng mạnh.
Theo số liệu thống kê mới nhất của xã Vĩnh Thịnh, hiện toàn xã có khoảng 1.200 hộ dân tham gia nuôi bò sữa (chiếm 60% số hộ trong xã) với tổng đàn bò lên tới trên 9.000 con. Trung bình mỗi hộ nuôi từ 15-20 con, hộ nuôi nhiều thì 30-40 con bò.
6 tháng đầu năm 2019, tổng sản lượng sữa đạt tới gần 12.000 tấn. Năm 2018, sản lượng sữa ước đạt 30.000 tấn, doanh thu lên tới 400 tỷ đồng. Theo đó, các hộ nuôi bò sữa ở xã mỗi tháng thu lãi vài chục triệu đồng, thậm chí hàng trăm triệu đồng từ bán sữa bò là chuyện bình thường.
“Con bò sữa đã giúp người dân nơi đây thực sự đổi đời”. Ông Khánh cho biết, rất nhiều gia đình nhờ nuôi bò sữa giờ trở thành tỷ phú, triệu phú. Đi dọc đường làng, nhà 2-3 tầng mọc lên san sát toàn là của các gia đình nuôi bò sữa. Nhiều gia đình còn mua được cả ô tô tiền tỷ để đi lại cho thuận tiện.
Châu Giang
Theo Vietnamnet
Nhiều đại gia bất động sản tăng mạnh hàng tồn kho
Theo số liệu từ báo cáo tài chính hợp nhất quý III của các công ty bất động sản niêm yết đã công bố tới thời điểm 23/10, kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp khá èo uột. Không chỉ vậy, lượng tồn kho bất động sản của những doanh nghiệp này đang tăng mạnh.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm của thị trường bất động sản là do chính sách siết chặt cho vay, giảm tín dụng bất động sản của Ngân hàng Nhà nước. Ảnh: Lê Tiên
Công ty CP Đạt Phương công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2019 với doanh thu thuần đạt 263,4 tỷ đồng, giảm 34% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp trong kỳ của Đạt Phương chỉ đạt 35,2 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức hơn 80 tỷ đồng ghi nhận cùng kỳ năm ngoái. Cùng với đó, Đạt Phương phải gánh khoản chi phí tài chính (chủ yếu chi phí lãi vay) khá "nặng" với 53,4 tỷ đồng, gấp 2,3 lần cùng kỳ năm trước.
Kết quả, Đạt Phương báo lỗ 29,3 tỷ đồng trong quý III. Đây là lần đầu tiên Đạt Phương báo lỗ kể từ thời điểm lên sàn. Tính đến cuối tháng 9/2019, nợ phải trả của Đạt Phương lên tới 4.087 tỷ đồng, tăng 13% so với đầu năm. Đáng chú ý, nợ phải trả chiếm 80% tổng nguồn vốn Công ty, trong đó nợ vay chiếm 2.513 tỷ đồng. Hàng tồn kho cũng tăng mạnh từ 247 tỷ đồng lên 793 tỷ đồng.
Công ty CP Đầu tư Nam Long ghi nhận kết quả kinh doanh không mấy sáng sủa trong quý III/2019. Cụ thể, doanh thu của Nam Long đạt 392 tỷ đồng, giảm tới 70% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận sau thuế giảm tới 64%, chỉ đạt 162 tỷ đồng.
Cùng với việc lợi nhuận sụt giảm mạnh, Nam Long có số nợ phải trả lớn và có xu hướng tăng so với mức ghi nhận đầu năm. Cụ thể, tính đến 30/9/2019, nợ phải trả của doanh nghiệp này là 4.545 tỷ đồng, tăng 5% so với hồi đầu năm. Hàng tồn kho cũng tăng mạnh, từ 3.261 tỷ đồng hồi đầu năm lên 4.700 tỷ đồng sau 9 tháng.
Báo cáo tài chính của Công ty CP Đầu tư LDG cũng cho biết, doanh thu quý III/2019 giảm 27%, chỉ đạt 324 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp theo đó giảm 29% xuống 222 tỷ đồng. Trong kỳ, LDG không còn khoản thanh lý đầu tư lớn khiến doanh thu tài chính giảm 99%. Kết quả, LDG báo lãi sau thuế 150 tỷ đồng, giảm 43%.
Tính đến cuối quý III/2019, con số hàng tồn kho của LDG cũng tăng thêm 22% so với thời điểm đầu năm, từ 1.748 tỷ đồng lên 2.128 tỷ đồng.
Bên cạnh những doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, một số doanh nghiệp bất động sản khác ghi nhận những gam màu tươi sáng hơn trong bức tranh kết quả kinh doanh với chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận tăng.
Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2019 với lợi nhuận sau thuế đạt 564,9 tỷ đồng, tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Đất Xanh vẫn tiếp tục âm hơn 100 tỷ trong 9 tháng đầu năm. Một nguyên nhân dẫn đến tình trạng này của Đất Xanh do khoản phải thu ngắn hạn là 5.925 tỷ đồng, tăng tới 66% so với đầu năm, chủ yếu đến từ việc tăng các khoản ký quỹ, ký cược cho các hợp đồng tiếp thị, phân phối bất động sản; góp vốn các hợp đồng hợp tác kinh doanh và tạm ứng đầu tư.
Theo báo cáo, tính đến hết quý III/2019, lượng tồn kho của Đất Xanh là 5.310 tỷ đồng, tăng hơn 700 tỷ đồng so với đầu năm, đưa Đất Xanh nằm trong top những doanh nghiệp có hàng tồn kho thuộc hàng "khủng" trên thị trường địa ốc.
Một doanh nghiệp địa ốc lớn khác là Công ty CP Phát triển bất động sản Phát Đạt cũng trong tình trạng dòng tiền âm bất chấp lãi ròng tăng mạnh. Cụ thể, lãi ròng quý III/2019 của Phát Đạt đạt 160,5 tỷ đồng (tăng 54% so với cùng kỳ 2018) nhưng dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh vẫn âm 471,3 tỷ đồng.
Theo các chuyên gia thuộc Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm của thị trường bất động sản là do chính sách siết chặt cho vay, giảm tín dụng bất động sản của Ngân hàng Nhà nước bắt đầu ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực này.
Số liệu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam và diễn biến thực tế trên thị trường chỉ rõ, một số địa phương có thị trường bất động sản phát triển mạnh trong vài năm trở lại đây như Đà Nẵng, Nha Trang, Quảng Ninh, Bình Dương, Đồng Nai... đều cho thấy sự giảm tốc về cả nguồn cung mới và lượng giao dịch, do chính quyền các địa phương này đang tiến hành rà soát lại hàng loạt dự án bất động sản.
Nga Anh
Theo baodauthau.vn
POW: Sản lượng điện thương phẩm tăng mạnh trong tháng 8/2019 Trong tháng 8/2019, sản lượng điện thương phẩm của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power, MCK: POW) tăng mạnh 32,9% so với cùng kỳ năm ngoái, doanh thu tăng 26,3%. Theo đó, trong tháng 8 POW ước đạt sản lượng điện 1.839,99 triệu kWh, tương đương 138% kế hoạch tháng; doanh thu ước đạt 2.673 tỷ...