VinGroup lập công ty sản xuất pin và ắc quy
Công ty VinES sẽ sản xuất pin và ắc quy, phụ trợ cho xe điện VinFast và một số thiết bị điện, điện tử khác.
VinES sẽ nghiên cứu và sản xuất các công nghệ, loại pin của riêng VinGroup, thay vì chỉ nhập linh kiện và đóng gói. VinGroup góp 51% vốn – tương đương 510 tỷ đồng cho VinES (vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng). Hai cổ đông sáng lập khác là Chủ tịch VinGroup, ông Phạm Nhật Vượng nắm 48,5% cổ phần và bà Phan Thu Hương với 0,5% cổ phần. VinES đăng ký ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất pin và ắc quy. Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty là bà Mai Hương Nội, người cũng đang giữ chức Phó tổng giám đốc của VinGroup.
Trước đó, hãng xe hơi VinFast của tập đoàn cũng lập liên doanh sản xuất pin với LG Chem (thuộc tập đoàn LG). Tuy nhiên, liên doanh này chủ yếu đóng gói pin theo công nghệ có sẵn từ LG và phục vụ nhiều cho xe máy điện. VinES sẽ giúp tập đoàn tự chủ hơn cả về công nghệ lẫn nguồn cung của pin – linh kiện quan trọng hàng đầu với ngành công nghiệp xe điện.
Mẫu xe điện sắp bán VinFast e34.
Video đang HOT
Ngoài VinES, VinGroup cũng thành lập Công ty Nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo VinAI. Hoạt động chính của công ty là nghiên cứu và phát triển các công nghệ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Đây có thể coi là công ty giúp sản xuất sản ph ẩm thực tế, hiện thực hóa các công trình nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo VinAI Research. Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty là bà Nguyễn Mai Hoa, người từng đảm nhận vị trí Tổng giám đốc VinSmart.
Cả hai công ty đều đăng ký trụ sở tại tòa nhà Symphony, khu đô thị Vinhomes Riverside (quận Long Biên, Hà Nội). Chưa có thông tin về nơi sản xuất, nghiên cứu hay nhà máy của VinES.
Đầu tháng 5 vừa qua, VinGroup rút khỏi mảng kinh doanh smartphone và TV. Các nguồn lực của VinSmart được dồn về cho VinFast vì VinSmart sẽ chuyển sang phát triển các tính năng thông minh trên ôtô và nhà ở. Ngoài ra, công ty này còn có nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế và sản xuất linh kiện điện tử, tế bào pin điện, hệ thống pin điện hoàn chỉnh và động cơ điện các loại, nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa và đảm bảo nguồn cung cho VinFast.
Tại Việt Nam, VinFast là hãng xe duy nhất định hướng sản xuất và kinh doanh xe điện rõ ràng, một khái niệm còn mới mẻ đối với phần lớn người dân. Những hãng xe truyền thống như Toyota, Honda, Ford, Mitsubishi đã công bố nhiều mẫu xe điện trên nhiều thị trường quốc tế, nhưng chưa có động thái cụ thể nào tại Việt Nam.
Báo Nhật viết gì về việc Foxconn hợp tác VinFast sản xuất pin và bộ phận xe điện?
Nikkei vừa có bài đăng tải bình luận về việc VinFast - công ty con của Tập đoàn Vingroup đàm phán với nhà lắp ráp iPhone Foxconn để sản xuất pin và các bộ phận khác cho xe điện - ngành công nghiệp mà cả hai bên đều đang cố gắng khai thác.
Sự hợp tác này sẽ tạo nền tảng mới cho hoạt động sản xuất xe điện của Vingroup, một tập đoàn với thế mạnh bất động sản, đang tìm cách sản xuất ô tô tự lái và Foxconn Technology Group, nhà sản xuất điện tử theo hợp đồng lớn nhất thế giới và hiện cũng là nhà cung cấp chính của Apple.
"Vingroup đã nhận được đề xuất từ Foxconn nhưng vẫn chưa có gì cụ thể", phát ngôn viên của Vingroup cho Nikkei biết hôm nay (22/3) - "Sự hợp tác, nếu có, sẽ tập trung vào việc phát triển các bộ phận và pin xe điện. Chưa có quyết định hợp tác sản xuất xe điện nào".
Foxconn đã từ chối yêu cầu bình luận của Nikkei Asia. Công ty này trước đó đã nói với Nikkei rằng, với việc ô tô ngày càng phụ thuộc vào chip máy tính, xe điện có thể sẽ trở thành một ngành kinh doanh lớn hơn so với điện tử tiêu dùng trong tương lai.
Vingroup, do tỷ phú đầu tiên của Việt Nam sáng lập, hiện đang sản xuất ô tô thông qua VinFast, đã bán được 29.485 xe trong nước vào năm 2020.
Vào tháng 2, VinFast cho biết họ đã nhận được giấy phép từ California để bắt đầu thử nghiệm ô tô điện tự hành. Vào tháng 1, tập đoàn này đã công bố kế hoạch bán ô tô chạy bằng pin ở Mỹ, Canada và châu Âu vào năm 2022. Tại Việt Nam, họ dự kiến ra mắt chiếc xe điện đầu tiên của VinFast vào cuối năm nay.
Ngay cả trước cuộc đàm phán với VinFast, Foxconn - tên chính thức là Hon Hai Precision Industry - đã chuyển một số hoạt động sản xuất sang Việt Nam và giảm sản xuất tại Trung Quốc.
Công ty cho biết vào năm 2020, họ sẽ đầu tư thêm 270 triệu USD vào Việt Nam, nơi sản xuất TV, màn hình, thiết bị viễn thông và máy tính. Foxconn cũng có kế hoạch sản xuất phụ tùng xe hơi tại Việt Nam và đầu tư thêm 700 triệu USD vào năm 2021.
Foxconn được cho là đã đề nghị mua dây chuyền sản xuất xe điện từ VinFast. Nhưng phía VinFast muốn duy trì hoạt động kinh doanh và quảng bá thương hiệu xe hơi thân thiện với môi trường của riêng mình, Reuters trích dẫn các nguồn tin cho biết.
Vingroup đang muốn mở rộng ra nước ngoài và chứng minh rằng một thương hiệu quốc gia có thể chinh phục được những người tiêu dùng sành điệu ở nước ngoài, Nikkei nhận định. Tập đoàn bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực bất động sản nhưng sau đó đã mở động hoạt động ra nhiều lĩnh vực, từ du lịch và chăm sóc sức khỏe đến điện thoại và xe máy điện.
Foxconn ngỏ ý mua mảng xe điện của VinFast Công ty gia công lớn nhất thế giới ngỏ ý mua lại dây chuyền sản xuất xe điện của VinFast, nhưng công ty Việt Nam muốn hợp tác để phát triển pin và linh kiện. Theo Reuters , Foxconn đang đề xuất mua lại dây chuyền sản xuất xe điện thuộc sở hữu của VinFast. Tuy nhiên, VinFast đang tập trung phát triển...