Vingroup – DN tư nhân nộp thuế lớn nhất Việt Nam
Ngày 27/11/2015, Tập đoàn Vingroup được vinh danh là một trong 10 DN nộp thuế lớn nhất Việt Nam. Đây là năm thứ hai liên tiếp Vingroup lọt vào Top 10 và tiếp tục là DN 100% vốn tư nhân duy nhất đạt được thành tích này.
Tại Lễ công bố Bảng xếp hạng V1000 – bảng xếp hạng 1.000 DN nộp thuế thu nhập DN lớn nhất Việt Nam năm 2015, Tập đoàn Vingroup vinh dự xếp thứ 7 và là DN tư nhân nộp thuế lớn nhất cả nước – xét theo báo cáo tài chính hợp nhất. Đây là năm thứ 2 liên tiếp Tập đoàn lọt vào Top 10 DN nộp thuế lớn nhất Việt Nam, sau 6 năm liên tục có tên trong Bảng xếp hạng V1000.
Sự kiện này không chỉ ghi nhận mức đóng góp lớn về ngân sách Nhà nước mà còn chứng tỏ tầm vóc và sự tăng trưởng không ngừng của Vingroup. Là một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam, Vingroup đang hoạt động chính trong các lĩnh vực: BĐS (nhà ở, khách sạn, văn phòng, trung tâm thương mại…); du lịch – nghỉ dưỡng, bán lẻ, y tế, giáo dục và nông nghiệp.
Bảng xếp hạng V1000 năm 2015 được xây dựng dựa trên báo cáo tài chính năm 2014 của DN. Trong đó, năm 2014, Tập đoàn Vingroup tiếp tục tăng trưởng mạnh với tổng doanh thu thuần 27.724 tỷ đồng, tăng 51% và lợi nhuận sau thuế từ hoạt động kinh doanh chính đạt 3.689 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2013. Cùng với sự tăng trưởng này, mức đóng góp cho ngân sách Nhà nước cũng tăng mạnh với tổng mức nộp Ngân sách Nhà nước đạt 4.166 tỷ đồng, tăng gần 60% so với năm 2013.
Ngân sách đóng góp lớn, đúng thời hạn và đầy đủ với Nhà nước tiếp tục đưa Vingroup lên vị trí DN tư nhân nộp thuế lớn nhất Việt Nam tại Bảng xếp hạng V1000 năm 2015, bên cạnh các Tập đoàn, Tổng công ty trọng điểm của Nhà nước.
Top 10 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
1 Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
2 Tổng công ty Thăm dò, khai thác Dầu khí – Công ty TNHH Nhà nước MTV
3 Tập đoàn Viễn thông Quân đội
4 Công ty Hoàng Long (BL.16-1)
Video đang HOT
5 Tổng công ty Khí Việt Nam – Công ty CP
6 Tổng công ty Viễn thông Mobifone
7 Tập đoàn Vingroup
8 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
9 Công ty Honda Việt Nam
10 Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam
Nguồn: Bảng xếp hạng V1000 năm 2015 của Vietnam Report
Trên đà phát triển của năm 2014, năm 2015 tiếp tục là năm thành công của Tập đoàn trong tất cả các lĩnh vực. Bên cạnh các dự án lớn đã đi vào vận hành ổn định và chứng tỏ được uy tín tiềm lực của Tập đoàn như Vinhomes Riverside, Royal City, Times City…, năm qua, Vingroup liên tiếp triển khai nhiều dự án mới và nổi bật như Vinhomes Central Park, Vinhomes Nguyễn Chí Thanh, Vinhomes Times City – Park Hill…, tiếp tục khẳng định vị thế của DN tạo lập thị trường trong lĩnh vực BĐS.
Hệ thống trung tâm thương mại của Vincom Retail cũng liên tục khai trương hàng loạt cơ sở mới tại các tỉnh thành như Đà Nẵng, Cần Thơ, TPHCM, Hải Phòng… và sẽ tiếp tục mở thêm nhiều TTTM mới từ nay tới cuối năm.
Trong lĩnh vực du lịch – nghỉ dưỡng, bên cạnh nhiều khu du lịch mới đã khai trương như Vinpearl Hạ Long Bay Resort, Vinpearl Phú Quốc, Vinpearl Nha Trang Resort & Villas…, nhiều dự án khác đang được khởi công tại các thắng địa nổi tiếng cho thấy tầm nhìn chiến lược và sự phát triển mạnh mẽ của Vingroup.
Các lĩnh vực hoạt động khác như y tế, giáo dục, bán lẻ, thương mại điện tử… đang tiếp tục được đầu tư, mở rộng và được thị trường đón nhận. Đặc biệt, trong 2015, với dự án VinEco, Vingroup đã có bước tiến chiến lược vào thị trường nông nghiệp. Hiện những sản phẩm nông sản sạch đầu tiên của VinEco đã ra mắt và được đông đảo người tiêu dùng đón nhận tích cực.
Vừa qua, thương hiệu Vinhomes của Tập đoàn đã vinh dự được Hãng định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance đánh giá là một trong 10 thương hiệu đắt giá nhất Việt Nam năm 2015 và là thương hiệu BĐS duy nhất trong Top 10. Các thương hiệu khác gồm Vincom, Vinpearl, công ty Sài Đồng – chủ đầu tư dự án Vinhomes Riverside và công ty Nam Hà Nội -chủ đầu tư dự án Times City của Vingroup cũng có tên trong Top 50 thương hiệu đắt giá nhất Việt Nam.
Với những thành tựu trên, Vingroup đang được đánh giá là một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân hùng mạnh, có chiến lược phát triển bền vững và năng động, có tiềm lực hội nhập quốc tế để vươn lên tầm khu vực và thế giới.
V1000 là một trong những bảng xếp hạng tài chính uy tín nhất của Việt Nam, được khảo sát và đánh giá bởi Tổng cục Thuế, Công ty đánh giá Vietnam Report, các chuyên gia tư vấn độc lập trong và ngoài nước, báo Vietnamnet và 1 số cơ quan báo chí khác. Đây là năm thứ 6 liên tiếp Bảng xếp hạng V1000 được công bố nhằm tôn vinh những DN thành tựu xuất sắc và có đóng góp lớn về ngân sách Nhà nước.
Minh Tuấn
Theo_VietNamNet
Vinalines lỗ khủng do gánh nợ từ Vinashin?
ĐBQH Bùi Thị An: "Chính phủ cần rà soát hoạt động kinh doanh của Vinalines, xem có gì chưa hợp lý không...; nếu tiếp tục lỗ thì cần đưa vào diện giám sát đặc biệt".
Liên quan đến con số lỗ lũy kế lên đến trên 20.000 tỉ đồng của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) mà báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội mới đây vừa nêu, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM ngày 24-11, ông Trần Xuân Hải, Trưởng ban Truyền thông Vinalines, cho biết: Phần lớn khoản lỗ lũy kế qua các năm của Vinalines được chuyển qua từ các doanh nghiệp (DN) của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy (Vinashin). Theo đó, các khoản lỗ này lên đến khoảng 13.000-14.000 tỉ đồng.
Sẽ phá sản ba công ty từ Vinashin chuyển qua
Trước tình hình này, ông Nguyễn Đình Tú, Phó ban Truyền thông Vinalines, cho hay hiện ba công ty trực thuộc tiếp nhận từ Vinashin đang chuẩn bị cho phá sản gồm: Tổng Công ty TNHH một thành viên Vận tải viễn dương (Vinashinlines), Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí Việt Nam (Falcon), Công ty TNHH MTV cảng Năm Căn (Cà Mau). "Đây là những DN kinh doanh kém hiệu quả, tình hình tài chính và kinh doanh bê bết lắm rồi. Vinalines đã đổ tiền vào để khắc phục khó khăn nhưng không thể cứu nổi. Vì vậy buộc Vinalines phải cho vào danh sách phá sản" - ông Tú chia sẻ.
Theo ông Tú, nếu ba DN phá sản năm 2015, Vinalines sẽ giảm lỗ thêm một khoản rất lớn.
Vinalines cho biết sẽ phá sản ba công ty con, chuyển từ Vinashin qua để giảm lỗ, trong đó có Tổng Công ty TNHH một thành viên Vận tải viễn dương (Vinashinlines). Ảnh: INTERNET
Lý giải thêm về nguyên nhân dẫn đến khoản nợ khổng lồ trên, ông Hải chia sẻ: "Tình hình thị trường biển thế giới khó khăn, hoạt động kinh doanh vận tải biển giảm sút. Vì thế dù số lỗ đã giảm hơn 80% so với trước nhưng khoản lỗ lũy kế vẫn còn cao". Trong khi đó ông Tú cho biết thêm tùy vào từng ngành hoạt động, có những lĩnh vực lỗ, cũng có những lĩnh vực lãi nhưng thừa nhận các dự án đầu tư của Vinalines chưa đem lại hiệu quả.
Theo ông Tú, quá trình tái cơ cấu diễn ra từ lâu nhưng vẫn bế tắc bởi Vinalines là DNNN nhưng hoạt động theo cơ chế thị trường, không nhận được nhiều hỗ trợ từ Nhà nước như các đơn vị khác. Các công ty thành viên phải cạnh tranh sòng phẳng với các đơn vị tàu biển nước ngoài. "Chi phí đầu tư vào vận tải biển rất lớn, rủi ro cao" - ông Tú nói.
Nói về trách nhiệm khi để xảy ra thua lỗ, ông Tú cho rằng người đứng đầu các DN này phải chịu trách nhiệm để kinh doanh thua lỗ. Nếu nguyên nhân do khách quan và rủi ro kinh doanh có thể không bị xử lý nhưng nếu do sai phạm chủ quan có thể bị cách chức, kỷ luật...
Nếu tiếp tục lỗ phải đưa vào diện giám sát đặc biệt
Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An (Hà Nội) cho rằng hoạt động của DNNN được Quốc hội và Chính phủ rất quan tâm. Đây là những trụ cột của nền kinh tế. Qua thực tế chỉ một số DN làm ăn có lãi như dầu khí, than nhưng nhìn chung các DNNN khác rất khó khăn, trong đó có Vinalines. Vinalines là tập đoàn làm ăn thua lỗ và được đưa vào diện tái cơ cấu, đã thay đổi nhân sự lãnh đạo cấp cao nhiều lần. "Nếu đơn vị này tiếp tục lỗ sẽ lấy đâu ra tiền để bù đắp thất thoát. Chính phủ cần rà soát lại hoạt động kinh doanh của Vinalines, có gì chưa hợp lý không, xem lại cơ cấu tổ chức, nếu tiếp tục lỗ thì cần đưa vào diện giám sát đặc biệt" - bà An nêu quan điểm.
Theo bà An, Vinalines tiếp nhận ba DN của Vinashin, nghĩa là ôm khoản lỗ từ Vinashin để lại nhưng mấy năm qua họ vẫn loay hoay với khoản lỗ này, chẳng khác nào chuyển lỗ từ anh này qua anh khác. Vì vậy Bộ GTVT cần làm rõ trách nhiệm bằng cách tách bạch khoản lỗ này, trong đó khoản lỗ nào nằm trong giai đoạn trước khi tiếp nhận và khoản nào sau khi tiếp nhận. "Nếu chúng ta cứ cho các DN làm ăn thua lỗ phá sản mà không phân định rõ trách nhiệm lãnh đạo từng giai đoạn thì coi như nguồn tiền trôi đi theo biển; số lỗ vẫn tồn tại vĩnh cửu, lỗ chồng lỗ và thất thoát tiền của dân" - bà An đưa ra đề xuất.
Chia sẻ về vấn đề này, đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) nhấn mạnh trong quá trình tái cơ cấu của Vinalines sẽ chấp nhận lỗ ở một giai đoạn nhất định. Tuy nhiên, nếu khoản lỗ nào nằm ngoài giai đoạn đó, cần phải được xem xét, truy trách nhiệm rõ ràng.
Trước đó, Chính phủ đã có báo cáo gửi Quốc hội tại kỳ họp 10 về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2014 của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Báo cáo này cho hay trong năm 2014 có 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước còn lỗ lũy kế là 24.451 tỉ đồng, trong đó Vinalines lỗ 20.687 tỉ đồng; riêng công ty mẹ Vinalines có mức lỗ lũy kế là 388 tỉ đồng. Chưa kể trong năm 2014, Vinalines lỗ phát sinh hơn 3.000 tỉ đồng. Ông Nguyễn Đình Tú, Phó ban Truyền thông Vinalines, cho biết:Sáu tháng đầu năm 2015, công ty mẹ Vinalines lãi 492 tỉ đồng nhưng tài chính hợp nhất toàn công ty lại lỗ 332 tỉ đồng. Dự kiến năm 2015, công ty mẹ sẽ lãi 197 tỉ đồng và hợp nhất phấn đấu không để lỗ phát sinh.
TRÀ PHƯƠNG - VIẾT LONG
Theo_PLO
DNNN lún sâu trong nợ nần trăm ngàn tỷ Nhiều Tập đoàn và Tổng công ty Nhà nước vẫn đang rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất và bức tranh tài chính không an toàn. 28 đơn vị có hệ số nợ đã cao hơn ngưỡng an toàn, lên tới hơn 48 lần. "Ôm" nợ khó đòi hàng ngàn tỷ Theo báo cáo mới nhất của Chính phủ, tình hình tài...